Thông tư liên tịch 07/TTLN năm 1992 hướng dẫn áp dụng Điều 96a và Điều 203 Bộ luật hình sự do Bộ Nội vụ-Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Toà án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu | 07/TTLN |
Ngày ban hành | 05/12/1992 |
Ngày có hiệu lực | 05/12/1992 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ,Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Người ký | Nguyễn Văn Thìn,Phạm Tâm Long,Trịnh Hồng Dương |
Lĩnh vực | Trách nhiệm hình sự |
BỘ
NỘI VỤ-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/TTLN |
Hà Nội , ngày 05 tháng 12 năm 1992 |
Điều 61 của Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác". Để thi hành nghiêm chỉnh quy định này của Hiến pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn việc áp dụng Điều 96a và Điều 203 Bộ luật hình sự như sau:
Hành vi mua bán trái phép thuốc phiện hoặc các chất ma tuý khác được nêu trong Thông tư này là hành vi tuy không được phép của Nhà nước mà mua để bán lại hay mua và bán lại thuốc phiện hoặc các chất ma tuý khác không kể là có mục đích trục lợi hay không.
Người nào có hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc phiện với số lượng từ 100 gam trở lên hoặc với số lượng dưới 100 gam, nhưng đã bị xử lý hành chính về việc sản xuất trái phép, vận chuyển trái phép, tàng trữ trái phép thuốc phiện hay đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội quy định ở Điều 96a Bộ luật hình sự và người nào có hành vi sản xuất , vận chuyển , tàng trữ trái phép các chất ma tuý khác, bất cứ với số lượng và chất lượng nào đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma tuý theo Điều 96a Bộ luật hình sự.
Hành vi sản xuất thuốc phiện hoặc chất ma tuý khác được nêu trong Thông tư này là hành vi bào chế từ cây thuốc phiện thành thuốc phiện hoặc các chất ma tuý khác hay bào chế từ chất ma tuý này thành chất ma tuý khác.
Mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất trái phép thuốc phiện với số lượng 3kg trở lên là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và người có hành vi phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 96a Bộ luật hình sự.
Mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất trái phép các chất ma tuý khác có giá trị tương ứng với từ 1kg đến dưới 3kg thuốc phiện là phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị lớn và người có hành vi phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 96a Bộ luật hình sự.
Mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất trái phép các chất ma tuý khác có giá trị tương ứng với từ 3kg thuốc phiện trở lên là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và người có hành vi phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 96a Bộ luật hình sự.
Đối với người phạm tội quy định tại Điều 203 Bộ luật hình sự cần tăng cường hình phạt bổ sung quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm (khoản 2 Điều 218 Bộ luật hình sự) phạt tiền và tịch thu một phần tài sản (khoản 3 Điều 218 Bộ luật hình sự).
Đối với hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất trái phép thuốc phiện hoặc các chất ma tuý khác đã thực hiện trước ngày ban hành Thông tư này, nhưng chưa bị khởi tố, truy tố, xét xử thì việc khởi tố, truy tố, xét xử được thực hiện theo các hướng dẫn tại Thông tư này.
Đối với các vụ án đã được xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trước ngày ban hành Thông tư này theo các hướng dẫn trước đây, nếu đã có kháng nghị theo hướng tăng nặng, thì việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm được thực hiện theo các hướng dẫn tại thông tư này.
Đối với các bản án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày ban hành Thông tư này và được xét xử theo đúng các hướng dẫn trước đây, thì không áp dụng các hướng dẫn tại Thông tư này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nguyễn Văn Thìn (Đã ký) |
Phạm Tâm Long (Đã ký) |
Trịnh Hồng Dương (Đã ký) |