Thông tư liên ngành 02/TTLN năm 1986 về việc xoá án do Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 02/TTLN
Ngày ban hành 01/08/1986
Ngày có hiệu lực 16/08/1986
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ,Bộ Tư pháp,Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Thị Ngọc Khanh,Phùng Văn Tửu,Trần Lê,Trần Quyết
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng

BỘ NỘI VỤ-BỘ TƯ PHÁP-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/TTLN

Hà Nội , ngày 01 tháng 8 năm 1986

 

THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ TƯ PHÁP, BỘ NỘI VỤ SỐ 02/TTLN NGÀY 1 THÁNG 8 NĂM 1986 VỀ VIỆC XOÁ ÁN

Để khuyến khích những người bị kết án chấp hành nghiêm chỉnh bản án và cải tạo tốt, Bộ Luật Hình sự đã quy định việc xoá án trong những điều từ 52 đến 56 và Điều 67, có hai hình thức xoá án: đương nhiên xoá án và xoá án do Toà án quyết định. Người được xoá án được coi như chưa can án và được cấp giấy chứng nhận.

Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành việc xoá án như sau:

I. NHỮNG BẢN ÁN NÀO ĐƯỢC XOÁ ÁN

Trước đây, Nhà nước ta chưa quy định thủ tục xoá án cho nên, xoá án được áp dụng đối với tất cả các bản án của các Toà án xử phạt về hình sự từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến nay, trừ những tội phạm được đại xá đã được thực hiện theo Thông tư số 413/TTg ngày 9-11-1954 của Thủ tướng Chính phủ.

II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC XOÁ ÁN

1. Theo Điều 53 Bộ Luật hình sự, thì người được miễn hình phạt được xoá án sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật và người được hưởng án treo được xoá án nếu không phạm tội mới trong thời gian thử thách(*). Tuy nhiên, cũng cần chú ý là người bị kết án cũng chỉ được xoá án khi đã chấp hành xong những quyết định khác của bản án như: án phí, phạt tiền, bồi thường thiệt hại (nếu có)... nếu chưa chấp hành xong thì người bị kết án chưa được xoá án mà chỉ được xoá án khi các quyết định đó của Toà án đã được chấp hành đầy đủ.

(*) Điểm này đã được sửa đổi tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự ngày 28-12-1989.

- Xem công văn số 140-NCPL ngày 5-7-1990 của Toà án nhân dân tối cao về việc xoá án đối với người được hưởng án treo...

2. Đối với những người bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, tù có thời hạn được đương nhiên xoá án thì những điều kiện để được xoá án là:

a. Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung (cấm cư trú, cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; quản chế; tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi không được áp dụng là hình phạt chính) và các quyết định khác của Toà án (bồi thường thiệt hại, án phí, v.v...).

b. Sau khi đã chấp hành xong bản án, người bị kết án đã không phạm tội mới trong thời hạn do pháp luật quy định.

- Tội mới phải được xác định bằng một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Nếu người đã bị kết án đang bị truy tố về một tội mới, thì phải đợi vụ án được xử lý xong mà người bị truy tố không bị kết tội thì mới được xét việc xoá án.

- Thời hạn để xoá án căn cứ vào hình phạt chính được tuyên trong bản án có hiệu lực pháp luật nhưng nếu cấp giám đốc thẩm đã giảm nhẹ hình phạt, thì căn cứ vào quyết định của cấp giám đốc thẩm. Thời hạn để xoá án được quy định tại Điều 53 (khoản 2) và Điều 54 (khoản 1) Bộ Luật Hình sự. Thời hạn để xoá án đối với người chưa thành niên bị kết án là một nửa thời hạn quy định đối với người thành niên (Điều 67 Bộ Luật Hình sự).

- Trong trường hợp đặc biệt người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt (như: thường xuyên lao động nghiêm chỉnh, có năng suất cao...) đã lập công và được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội đề nghị thì Toà án có thể xoá án nếu người đó đảm bảo được từ 1/3 đến 1/2 thời hạn xoá án nói trên (Điều 55 Bộ Luật Hình sự).

3. Riêng đối với những trường hợp xoá án phải do Toà án quyết định, thì ngoài những điều kiện nói ở điểm 2, người bị kết án còn phải có thái độ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách và tích cực lao động cải tạo (nếu có khả năng lao động) ở địa phương. Tuy nhiên, chỉ coi là không chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật, những trường hợp đã bị xử phạt hành chính về những hành vi phạm pháp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm về hình sự mà không chịu sửa chữa. Đối với những trường hợp chỉ là việc vi phạm nhỏ nhặt thì không nên căn cứ vào đó mà không cho xoá án.

III. THỦ TỤC ĐƯƠNG NHIÊN XOÁ ÁN

1. Khi đã có đủ những điều kiện quy định trong các Điều 53 và 67 Bộ Luật Hình sự thì người đã bị kết án được đương nhiên xoá án tức là được coi như chưa can án. Toà án không phải cấp giấy chứng nhận cho tất cả những người được đương nhiên xoá án mà chỉ cấp giấy chứng nhận khi những người được xoá án yêu cầu.

2. Người muốn được cấp giấy chứng nhận xoá án phải nộp đơn tại Toà án đã xử sơ thẩm hoặc xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm tội phạm cũ của mình. Nếu Toà án đó đã giải thể (như: Toà án nhân dân đặc biệt trong cải cách ruộng đất; Toà án nhân dân đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh), thì nộp đơn tại Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kèm theo đơn phải có những giấy tờ sau đây:

a. Giấy chứng nhận của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi họ thường trú là họ đã không phạm tội mới trong thời gian mà pháp luật đã quy định để được xoá án (như: người được hưởng án treo phải không phạm tội mới trong thời gian thử thách; người bị hình phạt tù đến 5 năm phải không phạm tội mới trong thời gian 5 năm sau khi đã chấp hành xong các hình phạt và các quyết định khác của Toà án...).

b. Trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, phạt giam, thì tuỳ từng trường hợp, phải có giấy tha sau khi đã hết thời hạn tù; giấy chứng nhận của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị kỷ luật của quân đội nơi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội; quyết định của Toà án giảm thời gian chấp hành hình phạt, v.v...

Nếu người bị kết án còn bị hình phạt bổ sung, thì tuỳ trường hợp phải có giấy tờ như: giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú; biên lai nộp tiền phạt, v.v...

c. Nếu bản án có quyết định về bồi thường thì người bị kết án phải nộp những giấy tờ chứng minh đã bồi thường xong.

d. Biên lai nộp án phí.

3. Chánh án Toà án ký giấy chứng nhận xoá án và nếu cần thì phải tiến hành những biện pháp xác minh.

Giấy chứng nhận xoá án được cấp cho người đã được xoá án và sao gửi cho Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người đó thường trú.

Nếu xét thấy người bị kết án chưa đủ điều kiện để được xoá án thì Chánh án Toà án trả lời cho người đó biết.

[...]