Thông tư liên Bộ 9-TTLB/NgT/NH năm 1983 hướng dẫn thi hành Quyết định 151-HĐBT về các gia đình có thân nhân định cư ở các nước ngoài hệ thống XHCN nhận tiền, nhận hàng do thân nhân gửi về do Bộ Ngoại thương; Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu | 9-TTLB/NgT/NH |
Ngày ban hành | 31/01/1983 |
Ngày có hiệu lực | 15/02/1983 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Ngoại thương,Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Nguyễn Tu,Nguyễn Văn Trường |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu,Tiền tệ - Ngân hàng,Thuế - Phí - Lệ Phí |
BỘ
NGOẠI THƯƠNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9-TTLB/NgT/NH |
Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 1983 |
Xét nguyện vọng của nguời Việt nam định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa (dưới đây gọi tắt là nuớc ngoài) và gia đình họ trong nước, Nhà nước ta đã cho phép các hộ gia đình có thân nhân định cư ở các nước nói trên được nhận tiền, nhận hàng của người thân họ gửi về.
Liên bộ Ngoại thuơng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thi hành như sau.
I. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VÀ SỔ NHẬN TIỀN, SỔ NHẬN HÀNG
1. Các hộ gia đình trong nước muốn được thường xuyên nhận tiền, nhận hàng của người thân định cư ở nước ngoài phải làn đơn xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh).
Đơn làm thành ba bản theo mẫu thống nhất do Uỷ ban nhân dân tỉnh in, phải kê khai danh sách các thành viên trong gia đình đúng như đã ghi trong sổ hộ tịch (nơi nào chưa làn sổ hộ tịch thì danh sách này phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân phường, xã) và tên người thân ở nước ngoài thường gửi tiền và hàng về.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh bắt đầu nhận đơn xin phép nhận tiền, nhận hàng từ ngày 15-2-1983. Thời gian để xét thông báo kết quả cho đương sự chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày, đối với các thành phố Hồ chí Minh, Đà nẵng, Hải phòng và Hà nội, và 30 (ba mươi) ngày đối với các địa phương khác, kể từ ngày nhận đơn.
Danh sách và đơn các hộ gia đình được phép nhận tiền, nhận hàng do Uỷ ban nhân dân tỉnh chuyển đến Ngân hàng và hải quan hoặc bưu điện (nơi không có tổ chức hải quan) kèm theo giấy phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh ký để trao cho đương sự khi đến nhận sổ.
3. Căn cứ danh sách và giấy phép nói trên, ngân hàng và hải quan hoặc bưu điện (nơi không có tổ chức hải quan) làm sổ nhận tiền, sổ nhận hàng theo mẫu thống nhất do cục hải quan in và có trách nhiệm mời chủ hộ gia đình đến nhận sổ.
Khi đến nhận sổ phải mang theo sổ hộ tịch và giấy chứng minh nhân dân.
4. Trong những trường hợp không nhận hoặc gửi thường xuyên, mỗi lần muốn được nhận tiền, nhận hàng, cũng phải làn đơn (3 bản) xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh như nói ở điểm 1. Nếu được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép thì mang đơn đến cơ quan ngân hàng và hải quan hoặc bưu điện (nơi không có tổ chức hải quan) và xuất trình sổ hộ tịch và giấy chứng minh nhân dân để nhận tiền hoặc nhận hàng.
5. Sổ nhận tiền, nhận hàng có giá trị sử dụng trong nhiều năm. Khi dùng hết sổ, đến cơ quan cấp sổ để đổi sổ mới, không phải xin phép lại. Nếu có thay đổi về nhân khẩu trong gia đình, chỉ cần mang sổ nhận tiền, sổ nhận hàng kèm theo sổ hộ tịch đến cơ quan cấp sổ để điều chỉnh.
6. Khi nhận tiền, nhận hàng phải mang theo sổ và giấy chứng minh nhân dân.
7. Tiền và hàng gửi về có thể ghi tên bất cứ người nào trong sổ, người đó mang sổ để đi nhận tiền, nhận hàng; trường hợp không thể đi được có thể uỷ nhiệm người trong hộ nhận thay.
8. Khi nhận đơn (3 bản) của Uỷ ban nhân dân tỉnh về khai, đương sự phải nộp lệ phí 10 (mười) đồng và mỗi lần nhận hoặc đổi sổ nhận tiền hoặc nhận hàng đương sự phải nộp lệ phí 50 (năm mươi) đồng một quyển để chi phí về việc in và phát hành.
1. Nhà nước không hạn định số lượng và số lần gửi tiền về nước. Số ngoại tệ này được chuyển thành tiền Việt nam theo tỷ giá đối đoái có thưởng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định.
Số tiền gửi về trên hạn mức hàng tháng được ký gửi tại Ngân hàng theo thể thức do Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định.
2. Việc rút tiền để góp phần xây dựng đất nước, góp vốn cùng Nhà nước kinh doanh hoặc góp vốn lập hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp được khuyến khích không hạn chế.
3. Việc rút tiền để chi dùng cho sinh hoạt gia đình thì có hạn mức. Ngân hàng Nhà nước Việt nam cùng Bộ Tài chính căn cứ vào tình hình giá sinh hoạt chung mà ấn định hai lần một năm vào tháng 3 và tháng 7 với hai mức, một cho hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, một cho các tỉnh khác.
4. Việc rút tiền quá hạn mức để chi cho các nhu cầu đột xuất cần có chứng từ hợp lệ hoặc chứng nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã.
1. Mỗi năm một hộ gia đình được nhận hàng của người thân định cư ở các nước ngoài gửi về ba (3) lần, dù hàng gửi về cho cả hộ hoặc bất cứ cá nhân nào trong hộ.
Hàng gửi về nước mỗi lần, nếu theo đúng chế độ gửi và nhận quà biếu đối với các gia đình trong nước có người thân định cư ở nước ngoài do Bộ Ngoại thương quy định thì được miễn thuế.
2.Đối với số hàng gửi hoặc nhận vượt quá trị giá được miễn thuế do Bộ Ngoại thương qui định từng thời gian thì phải nộp thuế.
3. Đối với hàng nhận là tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ...) nhập theo yêu cầu của các ngành, các địa phương trong nước thì số lần nhận trong năm và trị giá nhận mỗi lần không hạn chế, nhưng phải đăng ký trước với cơ quan hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương nếu bán toàn bộ lô hàng nhận cho các ngành, các địa phương có yêu cầu hoặc các tổ chức chuyên doanh của Nhà nước theo giá do Bộ Ngoại thương quy định thì được miễn thuế; nếu đem về sử dụng thì phải nộp thuế.
4. Hàng tiêu dùng gửi về quá số lần quy định cho mỗi năm, phải nộp thuế và bán toàn bộ lô hàng cho các tổ chức chuyên doanh của Nhà nước theo giá trưng mua do Bộ Ngoại thương quy định.