Thông tư liên bộ 33-LB/TT năm 1970 hướng dẫn tổ chức y tế phục vụ các đội chủ lực làm công tác thủy lực dài ngày ở các địa phương do Bộ Y tế - Bộ Thủy lợi ban hành

Số hiệu 33-LB/TT
Ngày ban hành 20/07/1970
Ngày có hiệu lực 04/08/1970
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Thuỷ lợi,Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Văn Tín,Phan Mỹ
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ THUỶ LỢI-BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33-LB/TT

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 1970 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC Y TẾ PHỤC VỤ CÁC ĐỘI CHỦ LỰC LÀM CÔNG TÁC THỦY LỰC DÀI NGÀY Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Thực hiện Nghị định số 135-CP ngày 05-8-1969, Chỉ thị số 183-CP ngày 24-9-1969 của Hội đồng Chính phủ, Chỉ thị số 122-TTg ngày 08-11-1969 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các đội chủ lực làm công tác thủy lợi dài ngày, liên Bộ Y tế - Thủy lợi hướng dẫn việc tổ chức y tế phục vụ các công trường thủy lợi nói trên như sau.

I. NHIỆM VỤ

Tổ chức y tế công trường có nhiệm vụ thực hiện mọi chủ trương, kế hoạch, nội dung biện pháp công tác y tế của Sở, Ty y tế địa phương áp dụng trong đơn vị mình nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho cán bộ  và đội viên, cụ thể là:

1. Tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh, thể dục, phòng bệnh trong ăn, ở, sinh hoạt, học tập, lao động, nghỉ ngơi, gây một nếp sống vệ sinh, trật tự và khoa học đối với cán bộ, đội viên hoạt động trong công trường.

2. Hướng dẫn xây dựng, bảo quản và sử dụng 4 công trình vệ sinh cơ bản (hố xí, giếng nước, nhà tắm hợp vệ sinh, quầy vệ sinh phụ nữ); thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh trong từng mùa cho thích hợp với điều kiện lao động và từng đối tượng lao động của đơn vị, nhất là đối với lao động nữ.

3. Thực hiện công tác tiêm chủng phòng dịch, quản lý chặt chẽ và dập tắt dịch kịp thời.

4. Tham gia giáo dục và hướng dẫn công tác phòng hộ lao động, sử dụng lao động thích hợp nhằm đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức lao động, nhất là đối với lao động nữ.

5. Tổ chức quản lý sức khỏe, bệnh tật chặt chẽ, thực hiện khác, chữa bệnh, cấp cứu được kịp thời với chất lượng tốt.

6. Xây dựng mạng lưới, hướng dẫn công tác chuyên môn đối với y tế, vệ sinh viên ở các đội và tổ sản xuất.

7. Thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn, và các chế độ thống kê báo cáo do cơ quan y tế địa phương quy định.

8. Quản lý thuốc men, dụng cụ y tế và các tài sản khác của y tế công trường chống tham ô, lãng phí.

9. Tham gia quản lý ngày công theo chế độ ở đơn vị.

10. Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo vệ sức khỏe (chế độ vệ sinh phòng bệnh thuốc men, đường sữa…) theo chế độ hiện hành như đối với cán bộ, công nhân viên Nhà nước.

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY

Mỗi công trường có từ 1.000 người trở lên được thành lập bệnh xá công trường để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ đã quy định trên.

1. Bệnh xá của công trường gồm 2 bộ phận:

a) Bộ phận phòng bệnh có:

- Một y sĩ là bệnh xá trưởng hoặc bệnh xá phó trực tiếp phụ trách vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, vệ sinh trong lao động cho toàn công trường và khám, chữa bệnh (mỗi ngày dành một buổi khám bệnh và một buổi làm vệ sinh phòng bệnh);

- Một y tá giúp y sĩ làm công tác vệ sinh phòng bệnh và phục vụ việc khám bệnh hàng ngày.

b) Bộ phận chữa bệnh tính theo tiêu chuẩn một cán bộ phục vụ 2 giường bệnh, gồm có:

- 1 y sĩ là bệnh xá trưởng hoặc bệnh xá phó trực tiếp phụ trách công tác khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân tại bệnh xá (Nếu công trường có dưới 1500 người thì y sĩ phụ trách công tác vệ sinh phòng bệnh trực tiếp phụ trách công tác chữa bệnh tại bệnh xá).

- 1 hoặc 2 y tá làm công tác chữa  bệnh tại bệnh xá.

- 1 hoặc 2 hộ lý

- 1 dược tá công tác dược tại bệnh xá.

- 1 hoặc 2 cấp dưỡng

- 1 quản lý

[...]