Thông tư liên bộ 04-TT/LB năm 1962 hướng dẫn chế độ phụ cấp di chuyển đối với công nhân, viên chức khi được điều động công tác đến các miền rừng núi, biên giới hải đảo do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 04-TT/LB
Ngày ban hành 23/02/1962
Ngày có hiệu lực 23/02/1962
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lao động,Bộ Nội vụ
Người ký Lê Tất Đắc,Nguyễn Đăng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - BỘ NỘI VỤ
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Số: 04-TT/LB

Hà Nội, ngày 23 tháng 2 năm 1962

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP DI CHUYỂN ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC KHI ĐƯỢC DIỀU ĐỘNG CÔNG TÁC ĐẾN CÁC MIỀN RỪNG NÚI, BIÊN GIỚI HẢI ĐẢO

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

Các Bộ và các cơ quan trung ương
Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
Các Sở, Ty, Phòng Lao động
Tổng Công đoàn Việt Nam

 

Trong công cuộc kiến thiết đất nước, Nhà nước cần điều động một số công nhân, viên chức đến xây dựng những vùng kinh tế mới hoặc đến công tác ở các miền rừng núi, biên giới và hải đảo. Mỗi lần được điều động, công nhân, viên chức phải chi những món tiền cần thiết cho việc di chuyển và thu xếp gia đình. Nhưng các chế độ đãi ngộ hiện hành chỉ mới giải quyết tiền tàu xe, cước phí hành lý, tiền ăn đường v.v…, chưa chiếu cố đến những chi tiêu tốn kém khác cần thiết cho bản thân và gia đình công nhân, viên chức trong những trường hợp di chuyển đến nơi công tác mới nói trên.

Liên bộ ra Thông tư này bước đầu quy định chế độ phụ cấp di chuyển nhằm giúp đỡ một phần chi tiêu tốn kém cho công nhân, viên chức khi di chuyển đến công tác hẳn ở các miền rừng núi, biên giới hay hải đảo, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc điều động công nhân, viên chức đến công tác tại các miền này.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

Khoản phụ cấp này gọi tắt là “phụ cấp di chuyển” quy định theo nguyên tắc có phân biệt đãi ngộ giữa các trường hợp phải chi tiêu tốn kém khác nhau, chiếu cố nhiều hơn đối với những người đến công tác ở những miền mà điều kiện sinh hoạt khó khăn. Cụ thể:

1. Người được điều động công tác lên miền rừng núi cao hoặc biên giới, hải đảo được phụ cấp nhiều hơn người lên công tác ở vùng rừng núi thấp.

2. Người có đem gia đình theo được phụ cấp nhiều hơn người chỉ đi một mình.

II. QUY ĐỊNH CÁC MỨC PHỤ CẤP DI CHUYỂN ĐỐI VỚI TỪNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ KHÁC NHAU THEO SỰ PHÂN LOẠI NHỮNG VÙNG KHÁC NHAU

1. Các trường hợp được hưởng phụ cấp di chuyển:

Người được điều động sẽ được hưởng một trong hai loại phụ cấp dưới đây:

CÁC MIỀN ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG ĐẾN

CÁC MỨC PHỤ CẤP

Người chỉ đi một mình

Người có đem gia đình theo

1. Từ đồng bằng hay trung du di chuyển đến:

- Miền núi thấp

- Miền rừng núi cao

- Biên giới, hải đảo

2. Từ miền núi thấp di chuyển đến:

- Vùng tiếp giáp cao hơn

- Biên giới, hải đảo

3. Di chuyển trên 30 cây số trong phạm vi 1 trong 3 miền rừng núi, biên giới, hải đảo; hoặc từ các miền trên xuống các miền tiếp giáp ở dưới (cho đến miền núi thấp)

 

20đ

30đ

40đ

 

20đ

30đ

Không

 

40đ

50đ

70đ

 

40đ

50đ

20đ

(Có bảng danh sách các miền được phụ cấp di chuyển kèm theo)

2. Những người trong gia đình đi theo công nhân, viên chức khi điều động công tác được hưởng phụ cấp di chuyển (và các khoản sẽ nói ở phần sau), gồm:

- Vợ hoặc chồng;

- Con (kể cả con nuôi, con riêng);

- Bố, mẹ và những người thân thích khác mà người công nhân, viên chức phải trực tiếp nuôi dưỡng.

3. Người được điều động lên công tác ở miền rừng núi, biên giới, hải đảo, nếu di chuyển trước một mình, sau một thời gian mới đưa gia đình đi theo, thì phụ cấp tính như sau:

a) Trường hợp người được điều động đã công tác được 1 năm trở lên ở nơi mới, thì phụ cấp di chuyển gia đình được nguyên cả định suất chứ không trừ phần bản thân đã lĩnh khi di chuyển trước.

b) Trường hợp người được điều động đã công tác ở nơi mới chưa được 1 năm, thì phụ cấp di chuyển gia đình sẽ trừ phần bản thân đương sự đã lĩnh lúc điều động.

4. Hai vợ chồng cùng là công nhân, viên chức đều được điều động đến miền rừng núi, biên giới, hải đảo, thì mỗi người được nhận phần phụ cấp của mình theo định suất của người đi một mình.

Nếu đem gia đình theo (không kể đem cả đi một lần hay chia ra hai vợ chồng đem đi hai lượt) thì phụ cấp hưởng như sau:

- Một trong hai người chỉ nhận phụ cấp cho bản thân theo trường hợp “chỉ đi một mình”.

- Người kia được phụ cấp theo trường hợp “có đem gia đình theo”.

5. Trường hợp một người được điều động nhiều lần trong khoảng thời gian 12 tháng, đi một mình hay có đem gia đình theo đều hưởng phụ cấp như sau:

[...]