Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA hướng dẫn thi hành Mục 3 Nghị quyết 32/1999/QH10 và Nghị quyết 229/2000/NQ-UBTVQH10 về việc thi hành Bộ luật Hình sự do Bộ Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ công an ban hành

Số hiệu 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA
Ngày ban hành 12/06/2000
Ngày có hiệu lực 27/06/2000
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Tư pháp,Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Lê Thế Tiệm,Nguyễn Đình Lộc,Phạm Sĩ Chiến,Trịnh Hồng Dương
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

BỘ CÔNG AN-BỘ TƯ PHÁP-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA

Hà Nội , ngày 12 tháng 6 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN SỐ 01/2000/TTLT-TADNTC-VKSNDTC-BTP-BCA NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỤC 3 NGHỊ QUYẾT SỐ 32/1999/QH10 NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1999 CỦA QUỐC HỘI VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 229/2000/NQ-UBTVQH10 NGÀY 28 THÁNG 1 NĂM 2000 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Ngày 21-12-1999, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X đã thông qua Bộ luật Hình sự mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 1999). Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết số 32/1999/QH10 về việc thi hành Bộ luật Hình sự (từ đây gọi tắt là Nghị quyết số 32). Tại Mục 1 của Nghị quyết đã quy định là Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01-7-2000, nhưng tại Mục 3 của Nghị quyết đã quy định đường lối, chính sách xử lý đối với một số trường hợp cụ thể được áp dụng kể từ ngày Bộ luật Hình sự được công bố (ngày 4-1-2000). Ngày 28-1-2000, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết của Quốc hội "về việc thi hành Bộ luật Hình sự" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 229).

Để thi hành đúng các quy định tại Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội và các quy định tại Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây, kể từ ngày Bộ luật Hình sự được công bố (ngày 4-1-2000):

1. Trong mọi trường hợp khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cũng không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm một trong những tội mà Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội đó; cụ thể là các tội sau đây:

STT

Tội danh và Điều luật theo

BLHS năm 1985

Tội danh và Điều luật theo

BLHS năm 1999

1

Tội phạm an ninh lãnh thổ

(Điều 75)

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

(Điều 81)

2

Tội chống phá trại giam

(Điều 84)

Tội chống phá trại giam

(Điều 90)

3

Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

(Điều 95)

Tội chế tạo, tàng chữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

(Điều 230)

4

Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

(Điều 97)

Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

(Điều 154)

5

Tội trộm cắp tài sản XHCN

(Điều 132)

Tội trộm cắp tài sản

(Điều 138)

6

Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản XHCN

(Điều 138)

Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

(Điều 143)

7

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân

(Điều 156)

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

(Điều 280)

8

Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả

(Điều 167)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

(Điều 158)

9

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

(Điều 185m)

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

(Điều 200)

10

Tội làm môi giới hối lộ

(Điều 227)

Tội làm môi giới hối lộ

(Điều 290)

11

Tội bỏ vị trí chiến đấu

(Điều 258)

Tội bỏ vị trí chiến đấu

(Điều 324)

12

Tội tuyển mộ lính đánh thê, tội làm lính đánh thê

(Điều 280)

Tôị thuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê

(Điều 344)

Trong các trường hợp trên đây, nếu khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm mà xét thấy hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng và theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 phải xử phạt người phạm tội với mức hình phạt cao nhất là tử hình, thì nay áp dụng điều luật tương ứng của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử phạt người phạm tội với mức hình phạt cao nhất mà điều luật đó quy định.

2. Khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang có con (con đẻ, con nuôi) dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử về tội phạm mà Bộ luật Hình sự năm 1999 vẫn quy định hình phạt tử hình.

Chỉ được coi là con nuôi, nếu việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo các điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch quy định.

3. Điểm c Mục 3 Nghị quyết số 32 quy định: "Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự trước đây quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự này không quy định là tội phạm...." Hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1985 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997) quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm bao gồm:

a. Hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định thành một tội danh cụ thể trong một điều luật cụ thể nay Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm nữa và đã bỏ tội danh này; cụ thể là:

STT

Điều luật và tội danh theo BLHS năm 1985

1

Điều 86. Các tội chống nhà nước XHCN anh em

2

Điều 98. Tội phá huỷ tiền tệ

3

Điều 164. Tội cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa

4

Điều 172. Tội chiếm đoạt tem, phiếu; tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu giấy tờ giả dùng vào việc phân phối

5

Điều 177 Tội lưu hành sản phẩm kém phẩm chất

6

Điều 183. Tội sản xuất hoặc buôn bán rượu, thuốc lá trái phép (nếu không thuộc trường hợp kinh doanh trái phép quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 1999).

7

Điều 184. Tội lạm sát gia súc

8

Điều 208. Tội trốn tránh nghĩa vụ lao động công ích

9

Điều 209. Tội làm trái hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích

10

Điều 261. Tội vắng mặt trái phép

b. Hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định là tội phạm trong một điều luật cụ thể về một tội danh cụ thể, nay Bộ luật Hình sự năm 1999 tuy vẫn có điều luật cụ thể về tội danh đó, nhưng trong điều luật đó đã bỏ hành vi phạm tội này.

Ví dụ 1: Hành vi chuyển nhượng trái phép nhà do Nhà nước hoặc tổ chức xã hội quản lý thu lợi bất chính lớn, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "vi phạm các quy định về quản lý nhà" theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự năm 1985, nay trong Bộ luật Hình sự năm 1999 tuy vẫn có Điều 270 quy định về tội "vi phạm các quy định về quản lý nhà ở", nhưng trong điều luật đó đã bỏ hành vi này.

Ví dụ 2: hành vi của ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không tố giác các tội phạm không phải là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm khác không phải là tội đặc biệt nghiêm trọng, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "không tố giác tội phạm" theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 1985, nay trong Bộ luật Hình sự năm 1999 tuy vẫn có Điều 314 quy định về tội không tố giác tội phạm, nhưng trong điều luật đó đã bỏ hành vi này;

c. Hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định là tội phạm, nay theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì hành vi này không phải là tội phạm vì không có một hoặc một số dấu hiệu cấu thành bắt buộc mới được bổ sung.

Ví dụ 1: Các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng theo Bộ luật Hình sự năm 1985 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng mà không cần phải kèm theo bất kỳ một điều kiện nào, nay theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ coi là tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng, nếu thuộc một trong các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; do đó, các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng mà không thuộc một trong các trường họp này, thì theo Bộ luật Hình sự năm 1999 không phải là tội phạm.

Ví dụ 2: Các hành vi như cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, tổ chức tảo hôn hoặc tảo hôn theo Bộ luật Hình sự năm 1985 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng, nay theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ coi là tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng, nếu họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Trong trường hợp chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này, thì không phải là tội phạm.

Ví dụ 3: Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính theo Bộ luật Hình sự năm 1985 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai", (Điều 180); nay theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ coi là tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai" (Điều 174) nếu đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Trong trường hợp chưa bị xử lý kỷ luật (kể cả xử phạt vi phạm hành chính) về hành vi này, dù thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì vẫn không phải là tội phạm. (Nếu vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, thì tuỳ từng thời điểm, từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 1985 hoặc Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999).

4. Điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội quy định: "không xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năn tù..."; do đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự mà có bị can, bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án cần kiểm tra xem về tội phạm mà người chưa thành niên đó bị khởi tố, truy tố hoặc xét xử, thì Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu năm tù; nếu Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đó là 7 năm tù trở xuống, thì đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

5. Việc đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án đối với các trường hợp nêu tại Mục 3 và Mục 4 Thông tư này được thực hiện như sau:

a. Nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và điểm a khoản 1 Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án;

b. Nếu hồ sơ vụ án đã được chuyển đến Viện kiểm sát để quyết định việc truy tố, thì Viện kiểm sát áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và khoản 1 Điều 143 b Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

c. Nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, thì cần phân biệt như sau:

- Trong trường hợp Viện kiểm sát có Công văn rút lại hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ trách nhiệm hình sự của bị can mà Toà án xét thấy có căn cứ, thì Toà án áp dụng điểm b khoản 2 Điều 151 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát; nếu qua điều tra bổ sung thấy vẫn thuộc một trong các trường hợp nêu tại các mục 3 và 4 Thông tư này, thì Viện kiểm sát áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Điều 143 b Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Toà án biết theo quy định tại khoản 2 Điều 154 Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Trong trường hợp Viện kiểm sát có Công văn (hoặc Quyết định ) rút quyết định truy tố và đề nghị Toà án đình chỉ vụ án, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà xét xử vụ án đó áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

- Trong trường hợp Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà (nếu trong thời hạn chuẩn bị xét xử) hoặc Hội đồng xét xử (nếu tại phiên toà sơ thẩm) áp dụng điểm c Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và điểm 2 Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án (đối với trường hợp được nêu tại mục 3 Thông tư này) hoặc áp dụng điểm d mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, điểm 3 Điều 89 và Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án (đối với trường hợp được nêu tại Mục 4 Thông tư này);

d. Nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà và tuỳ từng trường hợp việc quyết định đình chỉ vụ án được thực hiện như sau:

[...]