BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /2017/TT-
BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày
tháng năm 2017
|
DỰ THẢO
|
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN QUY TRÌNH QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP VỚI NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP
XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17
tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21
tháng 10 năm 2013 của Chỉnh phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày
12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và
quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10
tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Người khuyết tật;
Thực hiện Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày
22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và
phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng
đồng giai đoạn 2011-2020;
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình quản lý trường hợp với người
bệnh tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp
dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng
đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập có chăm sóc và phục
hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí bao gồm: Cơ sở bảo
trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu
tâm trí, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật, cơ sở bảo trợ xã hội
chăm sóc người cao tuổi, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp, trung tâm công tác xã hội (sau đây gọi chung
là cơ sở) và các tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Phạm vi điều chỉnh: Thông
tư này hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn
vị, tổ chức và cá nhân liên quan trong
việc quản lý trường hợp với người
bệnh tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
Điều
2. Quy trình quản lý trường hợp đối với người bệnh tâm thần
Quy trình quản lý trường hợp
với người bệnh tâm thần bao gồm các bước sau:
1. Thu
thập thông tin và nhu cầu của đối tượng.
2. Xây dựng kế hoạch chăm sóc
và phục hồi chức năng;
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
và phục hồi chức năng;
4. Theo dõi, đánh giá kết quả
việc thực hiện kế hoạch trợ giúp đối tượng tâm thần;
5. Đánh giá và kết thúc quản
lý trường hợp đối với người tâm thần.
Điều
3: Từ ngữ sử dụng trong Thông tư
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Quản lý trường hợp với người bệnh
tâm thần là quy trình xác định nhu cầu trợ giúp xã hội và xây dựng, thực hiện
kế hoạch trợ giúp người bệnh tâm thần, điều phối các hoạt động cung cấp dịch vụ
để trợ giúp người bệnh tâm thần ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
2. Người quản lý trường hợp là công
chức, viên chức, người lao động, cộng tác viên công tác xã hội làm việc tại các
cơ sở cung cấp dịch công tác xã hội hoặc xã, phường, thị trấn được giao nhiệm
vụ quản lý trường hợp với người bệnh tâm thần.
3.
Hòa
nhập cộng đồng là hoạt động hỗ trợ đối tượng trở về sinh sống với gia đình và cộng
đồng.
Chương
II
NHIỆM VỤ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP
Điều
4: Đối tượng phục vụ của cơ sở gồm:
1. Người khuyết tật thần kinh,
tâm thần đặc biệt nặng.
2. Người khuyết tật thần kinh, tâm thần nặng.
3. Người khuyết tật thần kinh, tâm thần nhẹ.
4. Đối tượng bị trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tâm lý và có
vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
5. Người bệnh tâm thần được gia đình/hoặc người giám hộ
tự nguyện đóng phí để được tư vấn, trị liệu, thăm khám, chăm sóc và phục hồi
chức năng ngắn hạn tại cơ sở.
(Sau đây gọi chung là đối tượng)
Điều
5: Thu thập thông tin và nhu cầu về đối tượng
1.
Thu thập thông tin về đối tượng.
a) Thông tin cơ bản, gồm: Họ
và tên, ngày tháng, năm sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân, địa chỉ nơi ở,
thông tin liên lạc, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước (nếu có);
b) Nghề nghiệp;
c) Trình độ học vấn và trình
độ chuyên môn;
d) Các dịch vụ và chính sách
trợ giúp xã hội mà người bệnh đang thụ hưởng;
đ) Nhu cầu hỗ trợ theo thứ tự
ưu tiên của đối tượng;
e) Thu nhập của đối tượng.
2. Thông tin về bệnh
a) Dạng tâm thần, mức độ tâm
thần và nguyên nhân;
b) Khả năng tự phục vụ trong
sinh hoạt của đối tượng;
c) Tiến trình và kết quả điều
trị sức khỏe tâm thần;
d) Hiện trạng về thể chất,
tinh thần.
3.Thông tin về gia đình đối
tượng
a) Số thành viên trong gia
đình;
b) Hoàn cảnh kinh tế;
c) Nguồn thu nhập chính của
gia đình, bao gồm các khoản thu nhập từ việc làm, chính sách trợ giúp xã hội
hàng tháng và các chương trình trợ giúp xã hội khác;
d) Các khoản chi phí mua lương
thực, thức ăn, quần áo, học phí, tiền khám và chữa bệnh, mua thuốc và các khoản
chi phí khác;
đ) Điều kiện chỗ ở và môi
trường sống;
e) Khả năng chăm sóc đối tượng
của gia đình;
g) Nhu cầu cần hỗ trợ theo thứ
tự ưu tiên;
h) Thông tin khác nếu có;
4. Nhân viên công tác xã hội
hoặc điều dưỡng được người đứng đầu cơ sở phân công, chịu trách nhiệm thu thập
thông tin của đối tượng và gia đình đối tượng trong 1 ngày sau khi đối tượng
tiếp nhận vào cơ sở.
Việc thu
thập thông tin và nhu cầu của đối tượng tâm thần chi tiết theo Mẫu số 1 ban
hành kèm theo Thông tư này.
Điều
6: Đánh giá sức khỏe tâm thần và nhu cầu
Đối tượng được đánh giá toàn
diện về tình trạng sức khỏe tâm thần, tâm lý, phục hồi chức năng và nhu cầu trợ
giúp xã hội, gồm:
1. Đánh giá tình trạng sức khỏe
tâm thần
a) Nội dung đánh giá, bao gồm:
Tình trạng sức khỏe; khai thác tiền sử bệnh tật, tiền sử gia đình; thu thập từ
mẫu hồ sơ bệnh án của người bệnh; nhu cầu phục hồi chức năng.
b) Điều dưỡng chịu trách nhiệm
đánh giá về tình trạng sức khỏe, sức khỏe tâm thần và nhu cầu phục hồi chức
năng của người bệnh trong 48h sau khi người bệnh được tiếp nhận vào cơ sở hoặc
tiếp nhận từ cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần chuyển về.
2. Đánh giá về tâm lý
a) Nội dung đánh giá, gồm: Diễn
biến bệnh sử; tiền sử bản thân; gia đình; ghi nhận tình trạng tâm thần hiện tại;
nhận định chung về người bệnh; những can thiệp tức thời của cán bộ tâm lý; kết
quả kiểm tra tâm lý; kết luận, chẩn đoán; đề xuất biện pháp, cách thức.
b) Chuyên gia tâm lý, bác sỹ
chuyên khoa tâm thần hoặc nhân viên công tác xã hội chịu trách nhiệm đánh giá
về tâm lý cho người bệnh trong 48h sau khi người bệnh được tiếp nhận vào cơ sở trợ
giúp xã hội.
3. Đánh giá về nhu cầu trợ
giúp xã hội
a) Nội dung đánh giá, bao gồm:
- Hỗ trợ sinh kế;
- Giáo dục, học nghề, việc
làm;
- Chăm sóc sức khỏe, y tế;
- Mối quan hệ gia đình, cộng
đồng và xã hội;
- Các kỹ năng sống;
- Tham gia, hòa nhập cộng
đồng;
- Nhu cầu khác;
b) Nhân viên công tác xã hội
chịu trách nhiệm đánh giá về nhu cầu trợ giúp xã hội của người bệnh tâm thần
trong 48h sau khi người bệnh được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội hoặc từ
cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần chuyển về.
Việc đánh
giá nhu cầu của người bệnh tâm thần chi tiết theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 7: Xây dựng kế
hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng.
1. Căn cứ kết quả đánh giá nhu cầu của
người tâm thần, người quản lý trường hợp xác định người tâm thần, gia đình và
người giám hộ cần được quản lý trường hợp theo các tiêu chí sau:
a) Nhu cầu chăm sóc khẩn cấp;
b) Có nhu cầu được chăm sóc và phục hồi
chức năng liên tục;
c) Có nhu cầu được chăm sóc và phục hồi
chức năng lâu dài;
d) Gia đình hoặc người giám hộ bệnh
nhân tự nguyện tham gia;
e) Người bệnh tâm thần đủ điều kiện để
nhận dịch vụ tại địa phương.
Tiêu chí xác định đối
tượng tâm thần thuộc diện quản lý trường hợp chi tiết theo Mẫu số 3 ban hành
kèm theo Thông tư ngày
2. Xây dựng kế hoạch chăm sóc và phục
hồi chức năng
Hội đồng chuyên môn chủ trì, phối hợp
với người bệnh, gia đình hoặc người giám hộ của người bệnh tâm thần và các tổ
chức, cá nhân liên quan để xây dựng kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng cho
đối tượng. Nội dung kế hoạch trợ giúp đối tượng bao gồm:
a) Mục tiêu cụ thể cần đạt được;
b) Các hoạt động cụ thể cần thực hiện
theo thứ tự ưu tiên để đạt được mục tiêu;
c) Khung thời gian thực hiện cho từng
hoạt động;
d) Nguồn lực cần thiết để thực hiện
các hoạt động phục hồi được đề ra;
đ) Trách nhiệm của các tổ chức, gia
đình và cá nhân tham gia và chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ;
e) Các đơn vị cung cấp dịch vụ tham
gia thực hiện kế hoạch;
g) Các rủi ro và phương thức giải quyết.
Kế hoạch trợ giúp đối tượng chi tiết
theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8: Thực hiện kế hoạch
chăm sóc và phục hồi chức năng
1. Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của cơ
sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội phê duyệt kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức
năng.
2. Hội đồng chuyên môn phân công cán bộ,
nhân viên phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện kế hoạch
gồm:
a) Tư vấn, tư vấn cho gia đình, giới
thiệu đối
tượng tâm thần tiếp cận với các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ
sở cung cấp dịch vụ, cơ sở y tế, xã hội và cơ sở khác;
b) Chuyển tuyến, kết nối với các cơ sở
y tế và cơ sở khác đáp ứng nhu cầu của đối tượng tâm thần;
c) Chăm sóc và phục hồi chức năng cho
đối tượng;
d) Hỗ trợ đối tượng tâm thần tiếp
cận, thụ hưởng các chính sách và chương trình trợ giúp xã hội;
đ) Vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch
chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng.
3. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch
a) Người được phân công có trách nhiệm
theo dõi, ghi chép tiến độ và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch chăm sóc và phục
hồi chức năng cho đối tượng theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng
năm;
b) Rà soát, đề xuất Hội đồng chuyên
môn điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với nhu cầu của đối tượng.
Ghi chép tiến độ và
tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch trợ giúp đối tượng theo Mẫu số 4
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9: Theo dõi,
đánh giá và kết thúc quản lý trường hợp với đối tượng tâm thần
1. Người quản lý trường hợp được Hội đồng
chuyên môn phân công nhiệm vụ theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch chăm
sóc và phục hồi chức năng theo các nội dung sau đây:
a) Kết quả thực hiện kế hoạch;
b) Mức độ đáp ứng nhu cầu của đối tượng và
gia đình người bệnh;
c) Mức độ phù hợp của các dịch vụ được
cung cấp cho đối
tượng tâm thần;
d) Khả năng kết nối dịch vụ;
đ) Khả năng hòa nhập cộng đồng của đối tượng tâm
thần;
e) Các nội dung khác có liên quan.
2. Đánh giá kết quả
a) Hội đồng chuyên môn chủ trì đánh
giá kết quả chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng 1 tháng một lần trong
3 tháng đầu và định kỳ 3 tháng 1 lần cho các tháng tiếp theo.
b) Trường hợp đối tượng có diễn biến bất
thường, cấp tính, Hội đồng chuyên môn tiến hành đánh giá đột xuất về sức khỏe,
tâm lý, nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng.
c) Người bệnh và gia đình người bệnh
được thông báo về diễn biến kết quả quá trình chăm sóc và phục hồi chức năng
cho đối tượng
tâm thần.
3. Kết thúc quản lý trường hợp
a) Kết thúc quản lý trường hợp với người
bệnh tâm thần trong các trường hợp sau:
- Mục tiêu đã đạt được;
- Dịch vụ cung cấp cho người tâm thần
không phù hợp;
- Người tâm thần/gia đình không liên hệ
trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn;
- Người tâm thần được chuyển sang nơi ở
khác (bệnh viện);
- Người tâm thần chuyển khỏi địa bàn
cung cấp dịch vụ;
- Cùng đồng ý kết thúc dịch vụ;
- Người tâm thần được chuyển tới Bệnh
viện với những dịch vụ hợp lý hơn;
- Người tâm thần không cần đến dịch vụ
chăm sóc nữa;
- Người bệnh có khả năng giao tiếp với
những người xung quanh;
- Người bệnh có khả năng tự chăm sóc vệ
sinh cá nhân;
- Người bệnh có khả năng lao động, làm
việc đơn giản;
- Người bệnh có người thân, người nhà
tại địa phương;
- Người bệnh, gia đình người bệnh được
hướng dẫn về các bước theo dõi sức khỏe tâm thần tại cộng đồng, các dịch vụ hỗ
trợ xã hội có sẵn tại nơi họ sinh sống;
- Người tâm thần chết;
- Các nguyên nhân khác.
b) Người quản lý trường hợp báo cáo cấp
có thẩm quyền tổ chức họp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, người tâm thần,
gia đình hoặc người giám hộ của đối tượng tâm thần để thống nhất kết thúc quản
lý trường hợp với người bệnh tâm thần.
c) Người quản lý trường hợp, người tâm
thần, gia đình hoặc người giám hộ của người tâm thần và Chủ tịch nhân dân cấp
xã hoặc người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội ký vào biên bản kết thúc quản lý
trường hợp đối với người tâm thần.
Kết thúc quản lý trường
hợp với đối tượng tâm thần chi tiết theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư
này.
Điều 10: Thành lập Hội đồng
chuyên môn
1. Trên cơ sở kết quả thu thập thông
tin và đánh giá về nhu cầu của đối tượng Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội phối hợp
với các đơn vị liên quan quyết định thành lập Hội chuyên môn.
2. Thành phần Hội đồng chuyên môn, gồm:
a) Lãnh đạo cơ sở trợ giúp xã hội là
Chủ tịch Hội đồng;
b) Bác sỹ (nếu có);
c) Điều dưỡng;
d) Nhân viên công tác xã hội, kiêm thư
ký Hội đồng;
đ) Chuyên gia tâm lý;
e) Các chuyên gia, thành phần khác có
liên quan.
3. Nguyên tắc hoạt động:
a) Hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập
thể, quyết định theo đa số và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của
mình.
b) Các cuộc họp hội đồng chuyên môn chỉ
có giá trị khi có ít nhất trên 50% số thành viên tham dự.
4. Nhiệm vụ: Hội đồng chuyên môn có
trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức
năng cho đối tượng; quyết định việc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng.
Điều 11. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ
1. Hồ sơ quản
lý đối tượng được ghi chép đầy đủ, chính xác các thông tin trong quá trình quản
lý đối tượng.
2. Hồ sơ quản
lý đối tượng được lưu trữ và bảo mật tại cơ sở theo quy định của pháp luật về lưu
trữ. Việc chia sẻ thông tin cá nhân của đối tượng phải có sự đồng ý của đối
tượng, gia đình, người giám hộ hoặc người chăm sóc và Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã hoặc người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
Điều 12: Hỗ trợ hòa nhập cộng
đồng
1. Đối tượng được hỗ trợ hòa nhập cộng
đồng khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng ổn
định và thuyên giảm, không còn triệu chứng loạn thần, tuân thủ nghiêm ngặt liệu
trình điều trị (uống thuốc đúng và đủ), không có biến chứng, không có nguy cơ
gây hại cho gia đình và cộng đồng;
b) Người bệnh có nguyện vọng, tự nguyện
trở về cộng đồng;
c) Gia đình, người giám hộ, người sẵn
sàng chăm sóc đối tượng.
2. Cơ sở có trách nhiệm phối hợp với chính
quyền địa phương tổ chức các hoạt động, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tượng trở về
gia đình, cộng đồng.
3. Các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ, gồm:
Đánh giá khả năng tái hòa nhập cộng đồng, lập kế hoạch hỗ trợ tái hòa nhập cộng
đồng, thực hiện kế hoạch, giám sát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.
4. Cơ sở có
nhiệm vụ lập kế hoạch triển khai kế hoạch hỗ trợ đối tượng tái hòa nhập cộng
đồng; tư vấn, tập huấn cho gia đình, người giám hộ, người chăm sóc về kiến
thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng tại gia
đình và cộng đồng;
5. Người bệnh phải được đánh giá lại trong
quá trình tái hòa nhập cộng đồng 1 lần/1 tháng trong 3 tháng đầu tiên.
6. Trong trường hợp cần thiết, cơ sở có
thể tiến hành thăm gia đình đối tượng để tìm hiểu cách thức chăm sóc của
gia đình với bệnh nhân hoặc mời gia đình đối tượng đến cơ sở để
được tập huấn các kỹ năng chăm sóc và phục hồi chức năng để họ có thể giúp đỡ
người bệnh khi họ trở về với cộng đồng.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao đông-Thương binh và Xã hội phối hợp với
Sở, ban, ngành liên quan:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
nghiệp vụ quản lý trường hợp với người tâm thần trên địa bàn tỉnh, thành phố;
b) Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng,
hàng năm và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện nghiệp vụ quản lý trường
hợp đối với người tâm thần trên địa bàn tỉnh, thành phố;
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý trường hợp với người tâm thần cho đội
ngũ công chức, viên chức, người lao động, cộng tác viên và nhân viên công tác xã
hội.
2.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
a)
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn thực hiện thông tư;
b)
Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất về tình hình, kết quả
thực hiện quản lý đối tượng tâm thần trên địa bàn.
3.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
a)
Phối hợp với cơ sở để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp nhận, quản
lý, giáo dục,
học nghề, việc làm và trợ giúp đối tượng.
b)
Tổ chức đưa và bàn giao đối tượng cho cơ sở; phối hợp với cơ sở y tế hỗ trợ đối
tượng đủ điều kiện ra khỏi cơ sở trợ giúp xã hội hòa nhập cộng đồng, ổn định
cuộc sống.
c)
Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, nhân viên xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ
giúp đối tượng tâm thần;
d)
Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất về tình hình, kết quả
thực hiện việc quản lý đối tượng tâm thần trên địa bàn.
Điều 14: Trách nhiệm của gia đình, người giám
hộ, người chăm sóc
1.
Phối hợp với Cơ sở trợ giúp xã hội, y tế và chính quyền địa phương để lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch đưa đối tượng về gia đình.
2.
Tiếp nhận đối tượng từ cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế về gia đình để chăm
sóc và phục hồi chức năng.
3.
Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm
sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho đối tượng.
Điều 15: Trách nhiệm của các cơ sở trợ giúp
xã hội
Cơ
sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm: Chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế, đa
khoa, chuyên khoa, chuyên khoa tâm thần để người bệnh được cấp cứu, khám chữa
bệnh đa khoa, chuyên khoa khi có nhu cầu và trong trường hợp vượt quá phạm vi,
năng lực chuyên môn của cơ sở trợ giúp xã hội.
1. Thực hiện quy trình quản lý
trường hợp cho đối tượng theo quy định tại Thông tư này.
2. Tiếp nhận đối tượng theo quy
định tại Điều 4 của Thông tư này do cơ sở chuyên khoa tâm thần chuyển đến;
3. Tổ chức đào tạo và bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên và người
chăm sóc;
4. Xây dựng phương án bố trí
nhân lực và nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên; nâng cấp, cơ sở vật chất để
trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án;
5. Thực hiện báo cáo định kỳ
và đột xuất với cơ quan quản lý cấp trên và Ủy ban nhân dân cùng cấp về hoạt
động của cơ sở.
6.
Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn xã, phường, thị trấn để tổ chức các
hoạt động tiêm phòng, nâng cao sức khỏe cho đối tượng.
7. Phối hợp với chính quyền địa phương
nơi đối tượng cư trú để hỗ trợ, lập kế hoạch đưa đối tượng trở về hòa nhập cộng
đồng.
8.
Phối hợp với Trung tâm công tác xã hội, các cơ sở y tế tổ chức, hướng dẫn gia
đình, người giám hộ chăm sóc người tâm thần trên địa bàn.
Chương
IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày tháng năm 2017.
Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; HĐDT và các UB của QH;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở
LĐTBXH các tỉnh/TP trực thuộc TW ;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Lãnh đạo Bộ và các đơn vị thuộc Bộ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, BTXH.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đào
Hồng Lan
|