BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2015/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội,
ngày tháng năm
2015
|
DỰ THẢO
|
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
BẢO VỆ THỰC VẬT
Căn cứ Nghị định số
199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch
thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn điều kiện hoạt động dịch vụ
bảo vệ thực vật,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt
động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ bảo vệ thực vật là hoạt
động của các tổ chức, cá nhân tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại
thực vật hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
(trừ các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật quy định tại khoản 2, Điều 34, Luật
Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật) theo thỏa thuận với chủ thực vật.
2. Tư vấn biện pháp phòng, chống
sinh vật gây hại thực vật là hoạt động xác định sinh vật gây hại thực vật; dự
báo, cung cấp thông tin và hướng dẫn chủ thực vật biện pháp phòng, chống sinh
vật gây hại thực vật.
3. Thực hiện các biện pháp phòng,
chống sinh vật gây hại thực vật là hoạt động thủ công, cơ giới, vật lý, hóa
học, sinh học được phép theo quy định để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
Chương II
HƯỚNG DẪN CHI
TIẾT ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 4. Chi
tiết điều kiện hoạt động dịch vụ tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại
thực vật
1. Người trực tiếp làm dịch vụ tư
vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại phải có trình độ trung cấp trở
lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học.
2. Khi thực hiện
dịch vụ tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải có trang
thiết bị, dụng cụ phù hợp với hoạt động này như dụng cụ phát hiện sinh vật gây
hại; sổ ghi chép, theo dõi nội dung liên quan đến hoạt động của người thực hiện
và người sử dụng dịch vụ.
3. Có địa chỉ
giao dịch hợp pháp, rõ ràng để có thể liên hệ khi cần thiết. Đối với tổ chức
hoạt động dịch vụ tư vấn cần có địa điểm giao dịch thuộc sở hữu của tổ chức đó
hoặc có hợp đồng thuê địa điểm giao dịch hợp
pháp còn hiệu lực tối thiểu là 01 (một) năm.
4. Được sự đồng ý của Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức,
cá nhân có địa chỉ giao dịch hợp pháp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ phòng, chống sinh vật gây
hại thực vật
1. Người trực tiếp làm dịch vụ
phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên
thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có
giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 7 Thông tư
này.
2. Khi thực hiện dịch vụ phòng,
chống sinh vật gây hại thực vật phải có trang thiết bị, dụng cụ phù hợp như
dụng cụ phun rải thuốc, bẫy, bả; dụng cụ bắt diệt sinh vật gây hại thực vật;
bảo hộ lao động; sổ theo dõi nội dung liên quan đến hoạt động của người thực
hiện và người sử dụng dịch vụ.
3. Có địa chỉ
giao dịch hợp pháp, rõ ràng quy định tại khoản
3, Điều 4 Thông tư này.
4. Được sự đồng ý của Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ giao dịch hợp pháp theo mẫu quy định
tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Trình
tự, thủ tục xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực
tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ giao dịch.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra
ngay khi nhận hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ để thẩm định trong trường hợp hồ sơ hợp
lệ; trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
trong trường hợp không hợp lệ.
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Hồ sơ bao gồm
a) 02 (hai) bản
đơn xin hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao
chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc
một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học (đối với dịch
vụ tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật); bản sao chứng thực
hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) bằng tốt nghiệp trung cấp
trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học
hoặc giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật (đối với dịch vụ thực hiện các
biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật);
c) Bản sao chụp
giấy tờ xác định địa chỉ giao dịch quy định tại khoản
3 Điều 4 Thông tư này.
3. Thẩm định hồ sơ và xác nhận
hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ
khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã xác
nhận đồng ý cho tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật vào đơn xin
hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư này.
Trường hợp không đồng ý, Ủy ban
nhân dân cấp xã thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp đơn xin hoạt động
dịch vụ bảo vệ thực vật bị mờ, thất lạc hoặc có sự thay đổi thông tin, địa chỉ
giao dịch, nội dung hoạt động dịch vụ thì tổ chức, cá nhân đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa chỉ giao
dịch hợp pháp thực hiện việc xác nhận theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều
6 Thông tư này.
Điều 7. Tập
huấn về bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập
huấn về bảo vệ thực vật đăng ký với Trạm Bảo vệ thực vật
hoặc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
2. Trạm Bảo vệ thực vật hoặc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận, lập
danh sách người tham gia tập huấn và thông báo địa điểm, thời gian tập huấn cho các tổ chức, cá nhân đăng ký tập huấn; tổ
chức tập huấn về bảo vệ thực vật theo nội dung, chương trình quy định tại
khoản 3, Điều này.
3. Nội dung và
chương trình tập huấn
a) Quy định hiện
hành về bảo vệ thực vật và các quy định tại Thông tư này;
b) Kiến thức cơ bản về sinh vật gây hại thực vật và
biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
c) Hướng dẫn sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; quy định thu gom bao bì sau sử dụng; sử dụng trang thiết bị phòng,
chống sinh vật gây hại;
d) Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Thực hành sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật.
4. Thời gian tập huấn
Thời gian tập huấn là 03 (ba) ngày
với đầy đủ nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Cấp Giấy
chứng nhận tập huấn bảo vệ thực vật
Ngay sau khi kết thúc tập huấn,
nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu Trạm Bảo vệ thực vật hoặc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Quyền
và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch
vụ bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được trả chi phí thực hiện dịch
vụ bảo vệ thực vật theo thỏa thuận hợp đồng ký kết với chủ thực vật hoặc đại
diện của chủ thực vật;
b) Tham dự chương trình tập huấn,
nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phù hợp với điều
kiện cụ thể của địa phương;
c) Được cung cấp thông tin và
hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả;
d) Tham gia chương trình thông
tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
đ) Được quyền khiếu nại kết luận
và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch
vụ bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì các điều kiện hoạt động
dịch vụ bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Thông tư này trong
quá trình hoạt động;
b) Chỉ được sử dụng thuốc trong
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc
bốn đúng; sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật đảm bảo hiệu quả, an toàn cho
người, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái;
c) Phải bảo quản thuốc bảo vệ thực
vật và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đúng quy định;
d) Chấp hành quy định của pháp
luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
đ) Bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật do tư vấn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp
phòng, chống sinh vật gây hại thực vật không đúng quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách
nhiệm của tổ chức
1. Cục Bảo vệ thực vật có
trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp tỉnh có trách nhiệm hướng
dẫn, giám sát hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật tại địa phương; xây dựng nội dung, chương trình tập huấn về bảo vệ thực vật; chỉ đạo, kiểm tra việc tập huấn
và cấp giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật.
3. Uỷ ban
nhân dân cấp xã có
trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, xác nhận đơn xin hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
cho tổ chức, cá nhân đề nghị; quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật trên
địa bàn; phối hợp với cơ quan chuyên ngành
về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tuyên
truyền, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật tại địa
phương và xử lý các vi phạm theo quy định; thông báo công khai danh sách các tổ
chức, cá nhân đủ điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Điều 10. Điều
khoản thi hành
Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ….tháng …. năm 2015.
Trong quá trình
thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân
phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để
xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Website Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục BVTV hoặc Chi cục TT và BVTV các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ NN và PTNT;
- Lưu: VT, Cục BVTV.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
|
PHỤ LỤC I
MẪU ĐƠN XIN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ
THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số
/2015/TT-BNNPTNT ngày
tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN
XIN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị
trấn…………….………….…......….
Tên Tổ chức/cá nhân đăng ký:
…………………………..…………..…………..……..
Người đại diện (đối với tổ chức):
………………..……....; Chức vụ: …………...…….
Số CMND …............…………; Ngày
cấp:……………...;.Nơi cấp:…….....…….........
Nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú:………………..…….…………………………………
Nơi tạm
trú:…………………………………………….…………………………………...
Địa chỉ giao dịch:………...…………………………………………………..……………..
...................................................................................................................................
Số điện thoại di động: ………...……...
; Số điện thoại cố định: ……………...………
Đề nghị xin hoạt động dịch vụ bảo
vệ thực vật sau đây:
- Dịch vụ tư vấn biện pháp
phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
□
- Dịch vụ phòng, chống sinh
vật gây hại thực vật
□
Hồ sơ gửi kèm:
...........................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan toàn bộ các thông
tin trong hồ sơ là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo
vệ và kiểm dịch thực vật./.
Vào sổ số.........ngày....../......../...........
|
.....……, ngày….. tháng…..năm……
|
Xác nhận của
UBND xã/phường/thị trấn
Nêu rõ tên
Tổ chức/cá nhân
và loại hình dịch vụ đề nghị xác nhận
(ký, đóng
dấu và ghi rõ họ tên)
|
Đại diện Tổ chức/cá
nhân đăng ký
(ký, đóng
dấu và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC II
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN VỀ BẢO
VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số
/2015/TT-BNNPTNT ngày
tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn)
CHI CỤC TRỒNG
TRỌT
VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT .…
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT/TRẠM TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT …………..
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………….
|
|
GIẤY
CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT
TRẠM
BẢO VỆ THỰC VẬT/TRẠM TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
............................................................
Chứng nhận:
Ông/Bà:
...........................................................................Năm
sinh: ........................
Số
CMND:........................................ ngày cấp:….............….Nơi
cấp:......................
Nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú:……………..…..…….…….…………………………
……………………………………………………….……………..……………………….
Nơi tạm
trú:…………………………………….……………..……………………………
Đã hoàn thành chương trình "Tập
huấn về bảo vệ thực vật".
Thời gian từ ngày: .......................................đến
ngày ..........................................
..............,
ngày ..... tháng ...... năm ............
|
TRẠM TRƯỞNG
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|