Thông tư 95/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Tần số Vô tuyến điện do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 95/2003/TT-BTC
Ngày ban hành 10/10/2003
Ngày có hiệu lực 31/10/2003
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Lê Thị Băng Tâm
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 95/2003/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 95/2003/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp hoạt động công ích;
Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 15/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu;
Theo đề nghị của Bộ Bưu chính viễn thông tại Công văn số 513/BBCVT-KHTC ngày 4 tháng 4 năm 2003 về việc "Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Cục Tần số Vô tuyến điện",
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Tần số Vô tuyến điện như sau:

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng: Do đặc thù về tổ chức và hoạt động nên Cục Tần số Vô tuyến điện (viết tắt Cục Tần số VTĐ) được áp dụng quy chế quản lý tài chính theo quy định tại Thông tư này.

2. Cục Tần số VTĐ chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Được quyền tận dụng đất đai, vốn và tài sản Nhà nước để tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ khác nhưng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao.

3. Cục Tần số VTĐ tổ chức hoạt động kinh doanh khác (nếu có) theo nguyên tắc phải hạch toán riêng, đảm bảo có lãi, không được lấy lãi của các hoạt động do nhà nước giao bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh khác.

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Quyền và trách nhiệm của Cục Tần số VTĐ trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản:

1. Được Nhà nước cấp vốn ban đầu để đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động phù hợp với quy mô và nhiệm vụ được giao và có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản và vốn có hiệu quả, thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định hiện hành.

2. Được vay vốn của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các cá nhân theo đúng quy định của pháp luật nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu và chịu trách nhiệm trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.

Cục trưởng Cục Tần số VTĐ chịu trách nhiệm về việc huy động, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

3. Được nhượng bán, thanh lý những tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn.

Khi nhượng bán, thanh lý phải lập hội đồng đánh giá kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật. Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán và chi phí nhượng bán, thanh lý (nếu có) được hạch toán như sau:

- Nếu số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản lớn hơn giá trị còn lại trên sổ kế toán và chi phí nhượng bán, thanh lý (nếu có), phần chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào Quỹ đầu tư phát triển để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị.

- Nếu số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản nhỏ hơn giá trị còn lại trên sổ kế toán và chi phí nhượng bán, thanh lý (nếu có), phần chênh lệch nhỏ hơn được hạch toán vào chi phí.

4. Đối với mọi tổn thất tài sản, phải lập biên bản xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân và trách nhiệm. Việc xử lý tổn thất tài sản theo nguyên tắc sau:

- Nếu do nguyên nhân chủ quan của tập thể và cá nhân, người gây ra tổn thất phải chịu bồi thường theo qui định của pháp luật. Cục trưởng Cục Tần số VTĐ được quyết định mức bồi thường.

- Những tài sản đã mua bảo hiểm, được các tổ chức bảo hiểm bồi thường.

- Phần tổn thất còn lại (sau khi trừ đi khoản bồi thường của người gây ra và tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm) Cục Tần số VTĐ được hạch toán vào chi phí trong kỳ.

- Các trường hợp tổn thất tài sản vì lý do bất khả kháng (thiên tai, hoả hoạn…) Cục Tần số VTĐ lập phương án xử lý báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Bưu chính Viễn thông. Bộ Bưu chính Viễn thông có quyết định xử lý sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính bằng văn bản.

Sau khi xử lý tổn thất Cục Tần số VTĐ phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo quyết định xử lý.

II. Kết quả tài chính và xử lý kết quả tài chính:

1. Phần Thu.

1.1. Các khoản thu bao gồm:

- Thu lệ phí cấp phép sử dụng máy phát.

- Thu phí sử dụng và bảo vệ tần số VTĐ.

- Các khoản thu khác (nếu có).

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ