Thông tư 93/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 93/2012/TT-BTC
Ngày ban hành 05/06/2012
Ngày có hiệu lực 20/07/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Vũ Thị Mai
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Thể thao - Y tế

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/2012/TT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ GIÁM ĐỊNH Y KHOA

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại công văn số 916/BYT-KHTC ngày 24/02/2012;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa như sau:

Điều 1. Đối tượng nộp phí

Người có yêu cầu giám định y khoa phải nộp phí giám định y khoa cho cơ sở thực hiện giám định y khoa theo quy định tại Thông tư này.

Đối với thương binh, bệnh binh; người hưởng chính sách như thương binh; người hoạt động kháng chiến mắc bệnh, tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học; người khuyết tật, chi phí giám định y khoa được bảo đảm từ ngân sách nhà nước, do tổ chức đề nghị giám định chi trả.

Điều 2. Mức thu phí

Mức thu phí giám định y khoa thực hiện theo quy định tại Biểu phí giám định y khoa ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp đã thu phí giám định y khoa thì cơ sở giám định sẽ không thu viện phí theo quy định hiện hành.

Điều 3. Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí

1. Cơ quan thu phí giám định y khoa là cơ sở thực hiện giám định y khoa, bao gồm: Viện Giám định Y khoa; các Phân Hội đồng Giám định Y khoa trung ương; Trung tâm hoặc Phòng Giám định Y khoa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa các Bộ (Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải).

2. Người yêu cầu giám định y khoa phải nộp phí giám định y khoa khi nộp hồ sơ yêu cầu khám giám định y khoa.

3. Cơ quan thu phí được trích 95% số tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để trang trải cho việc giám định và thu phí. Phần còn lại 5%, cơ quan thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

4. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2012.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST 5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

BIỂU PHÍ GIÁM ĐỊNH Y KHOA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính)

STT

Nội dụng

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

1.150.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

1.368.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

1.513.000

2

Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa

 

2.1

Ghi điện não đồ

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

155.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

238.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

253.000

2.2

Siêu âm 2D

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

150.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

173.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

188.000

2.3

Siêu âm 3D, 4D

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

250.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

288.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

313.000

2.4

Ghi điện tâm đồ

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

135.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

158.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

173.000

2.5

Chụp phim X-quang

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

165.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

188.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

203.000

2.6

Chụp CT Scanner

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

1.102.000

 

Trường hợp khám giám định phúc quyết

1.147.000

 

Trường hợp khám giám định đặc biệt

1.177.000

2.7

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

1.702.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

1.747.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

1.777.000

2.8

Chụp cắt lớp 3D (MSCT)

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

2.772.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

2.838.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

2.882.000

2.9

Đo thông khí phổi

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

135.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

158.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

173.000

2.10

Đo điện cơ

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường

185.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

208.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

314.000

2.11

Các xét nghiệm thường qui: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric); nước tiểu 10 thông số.

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường (lần đầu)

135.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

158.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

173.000

2.12

Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Choleesterol toàn phần, Triglycerit, HbA1C, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh),...

 

 

Trường hợp khám giám định thông thường (lần đầu)

153.000

 

Trường hợp khám giám định phúc quyết

176.000

 

Trường hợp khám giám định đặc biệt

282.000

[...]