Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 87-TC/HCP năm 1958 thi hành chế độ dự toán quý (chi tiêu về hành chính) do Bộ Tài Chính ban hành

Số hiệu 87-TC/HCP
Ngày ban hành 28/07/1958
Ngày có hiệu lực 12/08/1958
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trịnh Văn Bính
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 87-TC/HCP

Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC THI HÀNH CHẾ ĐỘ DỰ TOÁN QUÝ (CHI TIÊU VỀ HÀNH CHÍNH)

Kính gửi: Các Bộ, các cơ quan, đoàn thể cấp trung ương

Thông tư số 68-TC-TT/HCP ngày 14-06-1958 của Bộ tôi đã quy định chế độ dự toán Quý. Dưới đây Bộ tôi quy định them một số chi tiết thi hành chế độ đó.

I. - NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KINH PHÍ

1. – Không được chi quá số kinh phí ghi trong dự toán toàn niên của mỗi Bộ hay mỗi cơ quan đoàn thể đã được Chính phủ thông qua.

Nếu giữa năm được Chính phủ cho phép thực hiện một công tác mới hay đặt thêm một tổ chức mới, mà không thể điều hòa kinh phí trong phạm vi dự toán được duyệt, thì Bộ Tài chính sẽ trích dự bị phí cấp thêm nếu khoản chi dưới 100 triệu hoặc Bộ Tài chính trình Thủ tướng phủ quyết định trích dự bị phí nếu khoản chi trên 100 triệu (chiểu thông tư số 42-TTg ngày 27-01-1957 của Thủ tướng phủ).

2. – Riêng các khoản sau đây không được chi quá số dự trù cả năm cho mỗi khoản đó:

1) Quỹ lương

2) Quỹ phụ cấp xã hội

Nội dung quỹ lương, quỹ phụ cấp xã hội và cách quản lý các quỹ đó có quy định riêng.

3) Kinh phí về kiến thiết cơ bản

4) Kinh phí về phái đoàn ra nước ngoài và phái đoàn vào trong nước, trừ trường hợp đột xuất đã được Thủ tướng phủ duyệt thêm kinh phí.

5) Trợ cấp lỗ cho các báo.

Năm khoản trên đây không thể điều hòa với nhau và cũng không thể điều hòa với các khoản khác.

3. – Trừ 5 khoản trên đây, trong một tháng, tiền thừa của khoản chi này có thể tạm dùng để chi cho khoản khác thiếu, miễn là không trái chế độ, tiêu chuẩn và nguyên tắc tái chính.

Cụ thể: trong một tháng, nếu số kinh phí được cấp còn thừa và cần chí một khoản đã có chế độ và tiêu chuẩn rõ ràng nhưng trước chưa dự trù (thí dụ: trợ cấp thôi việc cho cán bộ về sản xuất, phụ cấp cho nữ cán bộ sinh đẻ), thì đơn vị dự toán có thể giải quyết ngay rồi báo Bộ Tài chính biết để ghi sổ theo dõi.

Trái lại, tuy số kinh phí được cấp còn thừa nhưng cần chi một khoản chưa có chế độ và tiêu chuẩn rõ ràng thì đơn vị dự toán phải thảo luận với Bộ Tài chính trước khi chi.

4. – Cán bộ lãnh đạo tài chính của đơn vị dự toán (phụ trách chuẩn y chi tiêu và Chánh phố văn phòng Bộ, Chánh phó Giám đốc Nha, Sở, vụ, hay Thủ trưởng các đơn vị dự toán Đảng và Đoàn thể, hoặc đồng chí ủ viên thường trực phụ trách tài chính các đơn vị đó) chịu trách nhiệm hoàn toàn về công việc chi tiêu của đơn vị mình. Khoản chi nào không dùng chế độ, tiêu chuẩn và nguyên tắc tài chính sẽ không được công nhận.

5. – Không được sử dụng lẫn lộn quỹ hành chính, sự nghiệp, xí nghiệp. Cụ thể: dù khoản chi đã có chế độ và tiêu chuẩn rõ ràng nhưng kinh phí hành chính mà Bộ Tài chính cấp đã sử dụng hết thì cũng không được lấy kinh phí sự nghiệp hay vay vốn lưu động của xí nghiệp để chi tiêu, mà phải đề nghị Bộ Tài chính cấp phát thêm.

6. – Không được để tiền động biến thành “quỹ dự trữ” của đơn vị: cuối mỗi tháng kiểm quỹ và soát lại tình hình tồn khoản lưu kỳ ở Ngân hàng một lần.

Tiền thừa phải nộp lại Kho bạc, trừ các khoản sau đây được giữ lại để tiếp tục chi tiêu trong tháng sau:

- Tiền thừa về các khoản công vụ phí thường xuyên (văn phòng phí, y dược phí, công tác phí, bưu phí, sách báo, điện, nước, vệ sinh, chi tiêu lặt vặt).

- Tiền thừa về các công tác đang làm dở dang (như xây dựng cơ bản, phái đoàn ra hay đón tiếp phái đoàn vào, hội nghị, mua sắm đồ đạc dụng cụ v.v…)

- Ngoài ra, nếu đơn vị thấy cần thiết giữ lại thêm một số tiền nữa để chi cho một công tác đặc biệt trước đây chưa ghi trong dự toán quý, thì cần thương lượng với Bộ Tài chính.

II. - VẤN ĐỀ LẬP VÀ THI HÀNH DỰ TOÁN QUÝ

1) Thủ tục lập và thi hành dự toán quý.

a) Biên chế

Trường hợp rút biên chế; nếu biết rõ số người thôi việc hay điều động đi nơi khác, thì rút bớt biên chế và giảm kinh phí về lương, nhưng đồng thời dự trù thêm trợ cấp thôi việc.

Nếu ngày lập dự toán quý chưa biết rõ số người sẽ rút bớt thì tạm thời dự trù theo số biên chế có mặt. Trong quá trình thi hành dự toán quý nếu có người thôi việc cần trả trợ cấp thôi việc mà quỹ không còn tiền thì đề nghị Bộ Tài chính cấp phát thêm. Từ tháng sau trở đi, Bộ Tài chính sẽ cấp bớt lương người đó. Nếu có nhân viên điều động đi nơi khác, thì báo Bộ Tài chính biết để giảm bớt dự toán tháng sau.

[...]