Thông tư 403-TTg năm 1958 về việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã do Phủ Thủ tướng ban hành

Số hiệu 403-TTg
Ngày ban hành 14/08/1958
Ngày có hiệu lực 29/08/1958
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Phạm Văn Đồng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 403-TTg

Hà Nội , ngày 14 tháng 08 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC TRỢ CẤP THÙ LAO VÀ CÔNG TÁC PHÍ, HỘI NGHỊ PHÍ CHO CÁN BỘ XÃ

Trong thời gian vừa qua, một số địa phương đã chấp hành chủ trương của Trung ương về việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã nên đã giúp cho cán bộ xã giải quyết được một phần khó khăn trong sinh hoạt, để yên tâm, tích cực công tác.

Tuy nhiên còn nhiều địa phương, trong việc thi hành chủ trương đã có nhiều thiếu sót và lệch lạc, như:

- Nhiều nơi đã chia suất trợ cấp ra làm nhiều suất nhỏ, không theo đúng những điều đã quy định.

- Một số xã lại tập trung số gạo trợ cấp tại trụ sở để cán bộ nào đến phiên thường trực thì ăn, hoặc tổ chức ăn chung khi hội họp, hoặc dùng làm công tác phí.

- Có cán bộ không làm việc lại được trợ cấp, ngược lại có cán bộ làm việc nhiều, nhưng được trợ cấp thù lao không thích đáng.

- Nhiều địa phương không cấp công tác phí cho cán bộ xã khi lên tỉnh, huyện hội họp.

Thậm chí, có huyện, tỉnh triệu tập cán bộ xã lên họp cũng không cấp tiền ăn để cán bộ xã phải tự túc. Có nơi chỉ cấp công tác phí cho cán bộ chính quyền, không cấp cho cán bộ đoàn thể ở xã.

Những thiếu sót, sai lệch như trên đã làm giảm ý nghĩa, mục đích của việc trợ cấp thù lap và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã, ảnh hưởng đến tình đoàn kết và tinh thần công tác của cán bộ xã.

I – Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRỢ CẤP THÙ LAO VÀ CÔNG TÁC PHÍ, HỘI NGHỊ PHÍ CHO CÁN BỘ XÃ

Các bộ xã không phải là cán bộ thoát ly sản xuất. Đặc điểm của cán bộ xã là vừa tham gia công tác, vừa tham gia sản xuất. Cán bộ xã có tham gia sản xuất thì mới bảo đảm đời sống cho bản thân và gia định và mới có điều kiện thuận tiện để liên hệ chặt chẽ với nhân dân và lãnh đạo nhân dân.

Nhưng hiện nay cán bộ xã đang gặp khó khăn trong việc kết hợp sản xuất và công tác. Nói chung cán bọ xã, nhát là những cán bộ chủ chốt, bận nhiều về công tác, ít có thì giờ sản xuất nên không giúp đỡ được gia đình giải quyết khó khăn trong sinh hoạt. Ngược lại tình hình sinh hoạt khó khăn của gia đình đã ảnh hưởng đến tinh thần công tác của cán bộ xã.

Để giải quyết khó khăn nói trên của cán bộ xã, cần phải có một kế hoạch toàn diện bao gồm nhiều mặt: cải tiến tổ chức và lề lối làm việc ở xã, cải tiến lề lối làm việc của cấp trên đối với xã, tránh tình trạng cấp trên dồn việc xuống xã, thiếu kế hoạch, thiếu kết hợp, phối hợp, gây khó khăn cho cán bộ xã trong công tác, trong sản xuất.

Việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã không phải là việc trả lương cho cán bộ xã. Nó nhằm giúp đỡ một số cán bộ xã vì bận công tác mất nhiều thì giờ sản xuất, giải quyết một phần khó khăn trong sinh hoạt.

Việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí là căn cứ vào tình hình nông thôn và hoàn cảnh công tác hiện nay của cán bộ xã mà quy định.

II – YÊU CẦU CỦA VIỆC TRỢ CẤP THÙ LAO VÀ CÔNG TÁC PHÍ, HỘI NGHỊ PHÍ

Để đạt được ý nghĩa trên, việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã phải đảm bảo những yêu cầu và phương châm sau đây:

Yêu cầu: Giúp đỡ cán bộ xã, chủ yếu là một số cán bộ chủ chốt, giải quyết một phần khó khăn trong sinh hoạt, để đảm bảo công tác ở xã tiến hành tốt.

Phương châm.

– Phải căn cứ vào điều kiện công tác của cán bộ xã, căn cứ vào đặc điểm tình hình xã của ta hiện nay, căn cứ vào khả năng tài chính của Nhà nước và dựa vào chế độ hiện hành mà cải tiến việc trợ cấp thù lao, công tác phí, hội nghị phí một cách thích hợp.

– Đi đôi với việc trợ cấp thù lao, công tác phí, hội nghị phí, cần cải tiến tổ chức và lề lối làm việc ở xã, cũng như tổ chức và lề lối làm việc của các cấp trên đối với xã.

– Trong khi thi hành việc trợ cấp thù lao, công tác phí, hội nghị phí, các cấp cần coi trọng việc lãnh đạo và giáo dục tư tưởng cho cán bộ xã và nhân dân.

III – NHỮNG QUY ĐỊNH  CỤ THỂ

A. – Trợ cấp thù lao.

a) Trợ cấp thù lao cho cán bộ chính quyền và đoàn thể ở xã do ngân sách tỉnh đài thọ.

1) Số suất trợ cấp:

Mỗi xã miền đồng bằng, trung du đươc cấp nhiều nhất là 8 suất mỗi tháng, trong đó có từ 3 đến 4 suất để trợ cấp cho cán bộ làm nhiệm vụ thường trực, phải để nhiều thì giờ làm công tác, số còn lại là dự trữ.

[...]