BỘ
THƯƠNG BINH
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
84-TB/TB4
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 03 năm 1958
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 131-TTG NGÀY 01-03-1958 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ ẤN ĐỊNH PHỤ CẤP THƯƠNG TẬT, PHỤ CẤP SẢN XUẤT HAY AN DƯỠNG ĐỐI VỚI
THƯƠNG BINH VÀ DÂN QUÂN, DU KÍCH, THANH NIÊN XUNG PHONG BỊ THƯƠNG TẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG BINH
Kính gửi:
Đồng kính gửi:
|
- Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành
chính liên khu, khu, Ủy ban Hành chính thành phố và các tỉnh
- Các ông Giám đốc các Sở Tài chính thành phố
- Trưởng Ty Tài chính
- Trưởng Ty Thương binh
|
Ngày 01-03-1958, Thủ tướng Chính
phủ đã ký Nghị định số 131-TTg ấn định phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất hay
an dưỡng hàng tháng của thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị
thương tật thay thế điều 5 Nghị định số 13/NĐ và điều 2 Nghị định số 19/NĐ ngày
17-11-1954 của Liên Bộ Thương binh - Quốc phòng – Tài chính – Y tế ấn định phụ
cấp thương tật của thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị
thương tật trước đây.
Bằng thông tư này, Bộ giải thích
thêm một số điểm cần thiết để thi hành Nghị định số 131-TTg nói trên.
I. –
CÁCH ÁP DỤNG SUẤT PHỤ CẤP THƯƠNG TẬT VÀ PHỤ CẤP SẢN XUẤT HAY AN DƯỠNG HÀNG
THÁNG CỦA THƯƠNG BINH, DÂN QUÂN, DU KÍCH, THANH NIÊN XUNG PHONG BỊ THƯƠNG TẬT
- Điều 8 và điều 26 bản điều lệ
ưu đãi Thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật ban
hành bằng Nghị định số 980 ngày 27-07-1956 của Thủ tướng Chính phủ quy định rằng:
Phụ cấp thương tật cấp phát cho tất cả thương binh và dân quân, du kích, thanh
niên xung phong bị thương tật, còn phụ cấp sản xuất hay an dưỡng chỉ cấp phát
cho thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật đã về địa
phương an dưỡng hay làm ăn sinh sống.
- Căn cứ điều 1 và điều 2 Nghị định
số 131-TTg ngày 01-03-1958 Thủ tướng Chính phủ ấn định phụ cấp thương tật, phụ
cấp sản xuất hay an dưỡng, suất phụ cấp thương tật, suất phụ cấp sản xuất hay
an dưỡng hàng tháng của thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị
thương tật áp dụng cụ thể như sau:
1) Đối với
Thương binh:
a) Thương binh công tác ở cơ
quan nông trường, xí nghiệp, còn tại ngũ hay ở trại Thương binh hàng tháng được
lĩnh phụ cấp thương tật như sau:
Thương binh hạng đặc biệt 6.000
đồng 1 tháng
– hạng 1 5.000 –
– hạng 2 4.000 –
– hạng 3 3.200 –
– hạng 4 2.400 –
– hạng 5 1.600 –
b) Thương binh đã về địa phương
an dưỡng hay làm ăn sinh sống hàng tháng được lĩnh cả phụ cấp thương tật và phụ
cấp sản xuất hay an dưỡng tùy theo hạng thương tật, như sau:
Thương
binh hạng
|
Phụ
cấp thương tật
|
|
Phụ
cấp
sản xuất hay an dưỡng
|
|
Cộng
|
- Đặc biệt
- Hạng 1
- Hạng 2
- Hạng 3
- Hạng 4
- Hạng 5
|
6.000đ
5.000đ
4.000đ
3.200đ
2.400đ
1.600đ
|
+
+
+
+
+
+
|
24.000đ
17.000đ
10.000đ
6.800đ
3.200đ
1.600đ
|
=
=
=
=
=
=
|
30.000đ
22.000đ
14.000đ
10.000đ
5.600đ
3.200đ
|
|
|
|
|
|
một
tháng
|
2) Đối với
dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật.
a) Dân quân, du kích, thanh niên
xung phong bị thương tật công tác ở các cơ quan, nông trường, xí nghiệp hàng
tháng được lĩnh phụ cấp thương tật như sau:
- Hạng đặc biệt 5.400 đồng 1
tháng
- Hạng 1 4.500 –
- Hạng 2 3.600 –
- Hạng 3 2.800 –
- Hạng 4 2.100 –
- Hạng 5 1.400 –
b) Dân quân, du kích, thanh niên
xung phong bị thương tật đã về địa phương an dưỡng hay làm ăn sinh sống hàng
tháng được lĩnh cả phụ cấp thương tật và phụ cấp sản xuất hay an dưỡng như sau:
|
Phụ
cấp thương tật
|
|
Phụ
cấp
sản xuất hay an dưỡng
|
|
Cộng
|
- Hạng Đặc biệt
- Hạng 1
- Hạng 2
- Hạng 3
- Hạng 4
- Hạng 5
|
5.400đ
4.500đ
3.600đ
2.800đ
2.100đ
1.400đ
|
+
+
+
+
+
+
|
21.600đ
15.500đ
9.000đ
6.200đ
2.900đ
1.400đ
|
=
=
=
=
=
=
|
27.000đ
20.000đ
12.600đ
9.000đ
5.000đ
2,800đ
|
Được coi như về địa phương an dưỡng
hay làm ăn sinh sống để được hưởng phụ cấp sản xuất hay an dưỡng những thương
binh hay dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật về an dưỡng ở
gia đình, về sản xuất với gia đình, về xã sản xuất, đi sản xuất tập đoàn (công,
nông nghiệp) làm nghề tự do, làm phụ động hay làm khoán ở các cơ quan xí nghiệp,
làm gia công cho Mậu dịch v.v… nói chung là những trường hợp không nằm trong
biên chế của các cơ quan nhà nước, xí nghiệp.
II. - VIỆC
THI HÀNH CÁC KHOẢN PHỤ CẤP
Chế độ phụ cấp thương tật, phụ cấp
sản xuất hay an dưỡng nói trong Nghị định số 131-TTg ngày 01-03-1958 của Thủ tướng
Chính phủ bắt đầu thi hành từ ngày 01-04-1958 và không có hiệu lực trở về trước
nghĩa là các Nghị định liên bộ quy định chế độ lương hưu thương tật, phụ cấp
thương tật đều được áp dụng đến 31-03-1958 để tính truy lĩnh cho những anh chị
em bị thương trước ngày 01-04-1958 nhưng chưa được cấp sổ, vì vậy cần tiến hành
những điểm sau đây:
1) Cách điều
chỉnh sổ phụ cấp thương tật đã cấp phát trước ngày ban hành Nghị định 131-TTg
a) Đối với những anh chị em xin
lập sổ đầu tiên, Bộ sẽ căn cứ vào hồ sơ và tính truy lĩnh các khoản phụ cấp
theo những điều nói trên.
b) Đối với những anh chị em đã
có số phụ cấp thương tật, hiện nay vẫn dùng sổ cũ để lĩnh phụ cấp thương tật,
phụ cấp sản xuất hay an dưỡng, nhưng cần phải điều chỉnh lại sổ cho đúng trước
khi lĩnh xuất mới. Bộ ủy nhiệm các Ủy ban Hành chính thành phố, các Ủy ban Hành
chính tỉnh và các Ty Thương binh quyền điều chỉnh các sổ phụ cấp thương tật do
Bộ Thương binh cấp phát trước ngày 01-03-1958.
Đối với Thương binh, dân quân,
du kích, thanh niên xung phong bị thương đã về địa phương làm ăn thì khi anh chị
em đến lĩnh phụ cấp thương tật, các Ủy ban Hành chính thành phố, tỉnh hay Ty
Thương binh phải điều chỉnh sổ phụ cấp thương tật trước khi cấp phát theo xuất
mới.
Đối với số anh chị em công tác ở
cơ quan, đơn vị bộ đội, cơ quan hay đơn vị tập trung sổ phụ cấp thương tật của
anh chị em lại, cử cán bộ đưa đến Ủy ban Hành chính thành phố, Ủy ban Hành
chính tỉnh hay Ty Thương binh gần nhất để điều chỉnh lại sổ phụ cấp thương tật
trước khi cấp phát xuất mới.
Trường hợp chưa điều chỉnh kịp
thì cứ cấp phát theo xuất cũ và sẽ tính truy lĩnh chênh lệch giữa xuất cũ và xuất
mới sau khi sổ phụ cấp thương tật đã được điều chỉnh vào quỹ sau.
Các Ủy ban Hành chính thành phố,
tỉnh hay Ty thương binh sẽ căn cứ vào hàng thương tật đã ghi ở sổ phụ cấp
thương tật, đối chiếu với xuất phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất hay an dưỡng
(nói ở điều 1 và điều 2 mục I) tuy anh chị em còn công tác ở cơ quan, xí nghiệp,
tại ngũ, ở trại Thương binh hay đã về địa phương làm ăn, mà điều chỉnh lại cho
đúng. Những điểm điều chỉnh sẽ ghi ở trang 2 tờ đầu của sổ phụ cấp thương tật,
để làm căn cứ tính trả các khoản phụ cấp vào những quý sau.
Để việc điều chỉnh làm được
nhanh chóng, thống nhất, Bộ quy định dùng 2 mẫu cấp dưới đây để đóng vào trang
2 tờ đầu của sổ phụ cấp thương tật.
Mẫu số 1 (0m07 x 0m02)
Kể từ 01-04-1958, mỗi quý (3
tháng) được lĩnh phụ cấp thương tật là: ……………………...
Mẫu này dùng đóng vào sổ phụ cấp
thương tật của số anh chị em công tác ở cơ quan, xí nghiệp, còn tại ngũ hay ở
trại Thương binh.
Mẫu số 2 (0m07 x 0m03)
Kể từ 01-04-1958 mỗi quý (03
tháng) được lĩnh:
- Phụ cấp thương tật là
……………………………………….(chỉ ghi số)
- Phụ cấp sản xuất hay an dưỡng
là ………………………….(chỉ ghi số)
- Tổng cộng là
……………………….……………………..(ghi cả số lẫn chữ)
- Đóng vào sổ PCTT của anh chị
em đã về địa phương sản xuất hay an dưỡng.
2) Những việc
cần kết hợp khi điều chỉnh lại xuất phụ cấp thương tật.
- Khi điều chỉnh lại xuất phụ cấp
thương tật cần đối chiếu lại hạng thương tật với xuất phụ cấp thương tật cũ
(trang 2 tờ bìa) xem có khớp nhau không. Nếu nghi ngờ hạng phụ cấp thương tật
và xuất phụ cấp thương tật đã bị sửa chữa thì thu sổ và thẻ ưu đãi về Bộ xét.
- Khi đã thấy ngày ghi hạn
thương binh có thương tật tạm thời, phải đi khám lại trước ngày 01-04-1958 thì
không điều chỉnh vội mà cần giới thiệu anh em đến Hội đồng xếp hạng thương tật
khám và xếp hạng để đổi sổ mới.
- Theo điều 2 bản điều lệ ưu đãi
thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật thì kể từ
ngày 01-08-1956. Cảnh vệ bị thương tật được hưởng tiêu chuẩn như thương binh.
Khi điều chỉnh gặp sổ phụ cấp thương tật của Cảnh vệ (Màu vàng chưa được tính
theo xuất thương binh) thì gửi về Bộ để đổi sổ mới.
3) Dự toán thêm
kinh phí để trả phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất hay an dưỡng.
Năm 1958, nói chung cả tỉnh,
thành phố đã dự trù kinh phí để trả phụ cấp thương tật cho thương binh, du kích
bị thương theo định xuất cũ, nay đã ban hành định xuất mới, nên số kinh phí đã
dự trù không đủ. Các Sở Tài chính thành phố, các Ty Tài chính và Ty Thương binh
cần phải lập dự trù xin thêm kinh phí (chừng 60% so với dự trù cũ) để đảm bảo đủ
kinh phí cấp phát phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất và an dưỡng cho thương
binh và du kích bị thương trong cả năm.
Trên đây là một số điểm Bộ giải
thích thêm để các địa phương thực hiện Nghị định số 131-TTg người 01-03-1958 của
Thủ tướng Chính phủ được tốt. Trong quá trình thực hiện gặp khó khăn trở ngại
gì, các khu, các tỉnh sẽ trao đổi ý kiến với Bộ để kịp thời giải quyết.
Bộ mong rằng các Ủy ban Hành
chính liên khu, khu, thành phố, Ủy ban Hành chính các tỉnh truyền cảm tới
thương binh và dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương hiểu rõ: Tuy
hoàn cảnh kinh tế tài chính hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Chính phủ
đã quyết định nâng cao xuất phụ cấp thương tật và phụ cấp sản xuất hay an dưỡng
là một sự cố gắng lớn của ngân sách quốc gia, là một biểu hiện cụ thể của sự
quan tâm săn sóc của Đảng và Chính phủ đối với anh chị em, nhằm giúp đỡ anh chị
em thiết thực giải quyết một phần những khó khăn về đời sống dần dần cải thiện
sinh hoạt, nhất là đối với anh chị em làm ăn ở nông thôn, đồng thời tạo thêm điều
kiện thuận lợi cho thương binh, du kích bị thương ở trại thương binh tự túc,
đem khả năng lao động sáng tạo của mình, đẩy mạnh sản xuất, phục vụ Tổ quốc,
để anh chị em thương binh, dân quân, du kích thanh niên xung phong bị thương
càng thêm phấn khởi, phát huy tự lực cánh sinh, nỗ lực sản xuất, cùng với toàn
dân ra sức thi đua, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
làm cơ sở vững chắc đấu tranh cho thống nhất nước nhà.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ THƯƠNG BINH
Vũ Đình Tụng
|