Thông tư 78/TT-QĐ-1989 hướng dẫn Nghị định 117-HĐBT về giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 78/TT-QĐ
Ngày ban hành 26/01/1989
Ngày có hiệu lực 10/02/1989
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Trần Đông
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 78/TT-QĐ

Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 1989

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 78/TT-QĐ NGÀY 26 THÁNG 1 NĂM 1989 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 117/HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Ngày 21/7/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 117/HĐBT về Giám định tư pháp; để việc thực hiện được thống nhất; căn cứ Điều 12 của Nghị định, Bộ Tư pháp ra Thông tư hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện như sau:

I. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Là sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để kết luận về vấn đề có liên quan đến các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, các tranh chấp lao đông theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Ở nước ta, hoạt động giám định tư pháp bao gồm: giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần; giám định kỹ thuật hình sự; giám định kế toán tài chính; giám định tác phẩm văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật; giám định trong từng lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Chỉ xác định là giám định tư pháp khi hoạt động giám định của giám định viên được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.

II. TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

1. Tổ chức giám định tư pháp được thành lập ở cấp Trung ương và cấp tỉnh.

a. Ở cấp Trung ương, thành lập tổ chức giám định thuộc các chuyên ngành như sau:

Tổ chức giám định pháp y được thành lập ở Bộ y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng; tổ chức giám đinh pháp y tâm thần được thành lập ở Bộ Y tế; tổ chức giám định kỹ thuật hình sự được thành lập ở Bộ Nội vụ; tổ chức giám định kế toán tài chính được thành lập Bộ Tài chính; tổ chức giám định tác phẩm văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật được thành lập ở Bộ Văn hoá; tổ chức giám định trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật được thành lập ở Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước và Bộ chuyên ngành. Việc thành lập tổ chức giám định khoa học, kỹ thuật tại các Bộ chuyên ngành cần có sự thoả thuận giữa Bộ chuyên ngành, uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước và Bộ Tư pháp.

Ở các ngành không có tổ chức giám định tư pháp, khi có quyết định trưng cầu giám định tư pháp về những vụ việc có liên quan tới chuyên môn của ngành mình, thì thủ trưởng ngành đó, thủ trưởng các ngành chuyên môn nghiệp vụ trong quân đội ở cấp Trung ương, cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn cử người thực hiện yêu cầu giám định. Trường hợp trưng cầu đích danh người giám định thì thủ trưởng ngành cử người đó đi thực hiện giám định. Hoạt động giám định đó được coi là hoạt động giám định tư pháp.

b. Ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương), thành lập tổ chức giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, giám định kế toán tài chính và các tổ chức giám định chuyên ngành khác.

2. Mỗi tổ chức giám định phải có ít nhất từ 3 giám định viên trở lên.

Căn cứ khối lượng công việc giám định tư pháp và khả năng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành ở từng ngành và địa phương (cấp tỉnh) có thể thành lập một hoặc một số tổ chức giám định tư pháp đối với một chuyên ngành (lĩnh vực).

3. Tổ chức giám định tư pháp ở Trung ương thực hiện giám định các vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương ra quyết định trưng cầu và giám định các vụ việc phức tạp do các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương trưng cầu.

Tổ chức giám định tư pháp ở cấp tỉnh thực hiện giám định các vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương và ở Trung ương trưng cầu.

Khi tổ chức giám định tư pháp nhận được quyết định trưng cầu giám định nhưng xét thấy nội dung yêu cầu giám định vượt quá khả năng của mình, thì phải kịp thời thông báo ngay cho cơ quan trưng cầu giám định biết (chậm nhất không quá 72 giờ) kể từ khi nhận được quyết định trưng cầu: trong thông báo phải nêu rõ lý do từ chối yêu cầu giám định.

III. GIÁM ĐỊNH VIÊN VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN TRƯỞNG

1. Về thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên và giám định viên trưởng tại Điều 4 của Nghị định 117/HĐBT đã ghi rõ:

- Ở cấp Trung ương thủ trưởng các Bộ, ngành chuyên môn ra quyết định bổ nhiệm giám định viên và giám định viên trưởng của tổ chức giám định thuộc Bộ, ngành mình sau khi có ý kiến nhất trí của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

- Ở cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét và ra quyết định bổ nhiệm giám định viên và giám định viên trưởng của các tổ chức giám định tư pháp tại địa phương theo đề nghị của thủ trưởng ngành chuyên môn cấp tỉnh và giám đốc Sở Tư pháp.

2. Tiêu chuẩn giám định viên đã được quy định tại Điều 5 của Nghị định 117/HĐBT:

a. Về phẩm chất chính trị: Giám định viên phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trung thực, khách quan, dám đấu tranh bảo vệ tính đúng đắn của kết luận khoa học trong lĩnh vực chuyên môn; là người không có tiền án, không bị xử lý hành chính hoặc kỷ luật từ cảnh cáo trở lên và có vi phạm trong hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực mà mình được bổ nhiệm làm giám định viên.

b. Về trình độ nghiệp vụ chuyên môn: giám định viên có trình độ đại học trở lên (tốt nghiệp đại học dài hạn, đại học học chuyên tu, đại học tại chức, sau đại học và trên đại học) về ngành chuyên môn thuộc lĩnh vực mà mình được bổ nhiệm làm giám định viên.

c. Thâm niên công tác về nghiệp vụ chuyên môn: Người được bổ nhiệm giám định viên phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn khá trở lên; đã trực tiếp làm việc, nghiên cứu ở lĩnh vực chuyên môn mà mình được bổ nhiệm ít nhất là 5 năm.

Đối với các giám định viên pháp y thuộc Bộ Y tế và các địa phương, ngoài những người đã tốt nghiệp bác sĩ pháp y có thể lựa chọn những người đã tốt nghiệp đại học y khoa mà đã có thời gian trực tiếp tham gia giám định pháp y ít nhất là 3 năm và phải được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giám định pháp y.

Việc lựa chọn giám định viên phải căn cứ đầy đủ vào cả 3 tiêu chuẩn đã đề ra trong Nghị định 117/HĐBT, để giám định viên tư pháp thực sự là những nhà chuyên môn có phẩm chất chính trị tốt đồng thời chuyên sâu về từng lĩnh vực khoa học nhất định.

3. Khi tiến hành giám định tư pháp, giám định viên có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các Điều 6, 7 và 8 của Nghị định 117/HĐBT và tại khoản 2, 3 và 4 của Điều 44 Bộ Luật tố tụng hình sự. Giám định viên phải chấp hành sự phân công của giám định viên trưởng.

[...]