Thông tư 7704-CB/LTC năm 1959 hướng dẫn chế độ thù lao cho cán bộ xã do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 7704-CB/LTC
Ngày ban hành 14/12/1959
Ngày có hiệu lực 29/12/1959
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Phan Kế Toại
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 7704-CB/LTC

Hà Nội,, ngày 14 tháng 12 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ THÙ LAO CHO CÁN BỘ XÃ

Kính gửi:

-Ủy ban Hành chính các thành phố, khu Tự trị
- Ủy ban Hành chính các tỉnh

 

Để thi hành Thông tư số 404-TTg ngày 11-11-1959 của Thủ tướng phủ về việc bổ sung chế độ thù lao cho cán bộ xã, Bộ hướng dẫn và giải thích thêm một số điểm dưới đây:

1. Số người được hưởng thù lao ở mỗi xã:

Dựa vào đặc điểm của từng miền khác nhau, Thông tư số 404-TTg ngày 11-11-1959 của Thủ tướng phủ quy định mỗi xã được cấp từ 3 đến 4 người hưởng cả suất và từ 8 đến 10 người hưởng nửa suất thù lao.

a) Xã đồng bằng và trung du được cấp 126đ, tức là:

- Cấp cho 4 người cả suất: 14đ00,

- Cấp cho 10 người nửa suất: 7đ00.

b) Xã miền núi rẻo thấp được cấp 120đ tức là:

- Cấp cho 4 người cả suất: 15đ00,

- Cấp cho 8 người nửa suất: 7đ50.

c) Xã miền núi rẻo cao được cấp 112đ, tức là:

- Cấp cho 3 người cả suất: 16đ00

- Cấp cho 8 người nửa suất: 8đ00.

2. Cách phân phối:

Để việc phân phối trợ cấp thù lao được tốt cần xác định cụ thể đối tượng:

1. Ở các chi bộ xã chưa chia thì đối tượng là bí thư, phó bí thư và chi ủy viên, nơi đã chia chi bộ nhỏ thì đối tượng được xét là bí thư, phó bí thư, và đảng ủy viên của Đảng ủy xã; bí thư, phó bí thư, chi ủy viên chi bộ nhỏ không phải là đối tượng xét.

2. Đối tượng được xét cấp thù lao gồm bí thư, phó bí thư, chi ủy viên, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban Hành chính xã, trưởng phó ngành, trưởng phó ban, thư ký văn phòng Ủy ban Hành chính xã, Ban Thường vụ các đoàn thể xã, nhưng khi xét cấp thù lao thì phải xét những cán bộ giữ một hay nhiều chức vụ trong các chức vụ đã nêu trên nhưng phải thực sự hoạt động và thoát ly sản xuất. Trường hợp cán bộ nào tuy có giữ một trong những chức vụ ấy nhưng không thực sự hoạt động và thoát ly sản xuất thì không được xét cấp thù lao.

3. Thư ký văn phòng Ủy ban Hành chính xã được xét cấp thù lao bằng nửa định suất. Điều quy định này khác với trước vì xét cương vị trách nhiệm và tính chất công tác của thư ký văn phòng khác với các cán bộ chủ chốt. Tuy nhiên, nếu xã nào đã thù lao cho thư ký Văn phòng nhiều hơn nửa định suất mới này, thì Ủy ban Hành chính tỉnh sẽ tùy tình hình mà quyết định.

4. Trường hợp làm việc theo chế độ phân công luân phiên thì người thay thế được hưởng thù lao trong thời gian thay thế. Trường hợp này chỉ áp dụng cho những người thay thế chưa được hưởng thù lao, nếu người thay thế đang hưởng thù lao thì không được hưởng thêm nữa.

5. Ủy ban Hành chính cần đảm bảo trợ cấp cả định suất hay nửa định suất cho cán bộ được trợ cấp thù lao. Việc quy định như vậy, là để tránh tình trạng chia đều, chia nhỏ,mỗi người một ít hoặc tập trung thù lao để sử dụng trong các hội nghị như trước đây vì làm như thế giảm ý nghĩa và tác dụng thực tế của chế độ thù lao.

6. Mỗi tỉnh tùy theo miền đồng bằng, trung du, miền núi, căn cứ số lượng xã của tỉnh sau khi phân loại mà dự trù số tiền thù lao cho cán bộ xã của tỉnh mình. Khi phân phối cho các xã, có xã không cần đến cả số suất quy định trong Thông tư số 404-TTg ngày 11-11-1959 của Thủ tướng phủ hoặc có xã cần tăng thêm số suất cần thiết mới đảm bảo việc phân phối thù lao được tốt, thì tỉnh tùy tình hình cụ thể mà quyết định, nhưng nhất thiết không được vượt số tiền dự trù chung cho tỉnh.

7. Những xã ven biển coi như xã đồng bằng, những thị trấn coi như đơn vị xã mà xét cấp thù lao.

3. Kế hoạch tiến hành:

Để việc thi hành chế độ thù lao mới đạt được yêu cầu thì một mặt các cấp cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa của chế độ thù lao, mặt khác cần bố trí kế hoạch thực hiện cho sát với đặc điểm các xã trong mỗi địa phương; sau đây là trách nhiệm cụ thể của Ủy ban Hành chính các cấp:

1. Ủy ban Hành chính các khu, thành phố và tỉnh:

[...]