Thông tư 75-TT-BH-1964 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện và truyền thanh do Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh ban hành.

Số hiệu 75-TT-BH
Ngày ban hành 16/05/1964
Ngày có hiệu lực 16/05/1964
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh
Người ký Ngô Huy Văn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN VÀ TRUYỀN THANH

*******

Số: 75-TT-BH

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 1964

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN NGÀNH BƯU ĐIỆN VÀ TRUYỀN THANH 

Kính gửi: Các Sở, Ty Bưu điện và truyền thanh,

                    Các Cục, Vụ, Phòng, Ban và đơn vị trực thuộc Tổng cục,

                    Các trường chuyên nghiệp và nghiệp vụ,

Thời gian qua, việc thi hành các thông tư và quy định của Tổng cục về trang bị dụng cụ phòng hộ lao động đã có tác dụng hạn chế được một phần tai nạn lao động xẩy ra và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên trong ngành. Nhưng hiện nay nhiệm vụ sản xuất của nhà máy, công trường và các đơn vị ngày càng phát triển, với điều kiện làm việc của mỗi nghề lại khác nhau. Chế độ trang bị trước đây ban hành chưa đầy đủ và sát với từng công việc theo yêu cầu của sản xuất.

Căn cứ Thông tư số 13-LĐ-TT ngày 19-6-1962 của Bộ Lao động quy định về nguyên tắc cấp phát sử dụng và giữ gìn dụng cụ phòng hộ; sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Lao động tại công văn số 286-LĐ ngày 03-3-1964; Tổng cục ban hành thông tư này nhằm:

- Điều chỉnh và bổ sung thêm trang bị dụng cụ phòng hộ lao động cho thích hợp với điều kiện sản xuất của các nghề hiện nay.

- Quy định trách nhiệm cụ thể của các đơn vị trong việc mua sắm, cấp phát, theo dõi, bảo quản sử dụng, của tập thể và cá nhân được trang bị.

- Làm cho dụng cụ phòng hộ lao động ngày càng có tác dụng tích cực hơn nữa trong việc bảo đảm an toàn và sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên trong sản xuất.

I. ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRANG BỊ DỤNG CỤ PHÒNG HỘ.

a) Điều kiện được trang bị phòng hộ:

Những cán bộ, công nhân viên làm việc trong một hay nhiều điều kiện sau đây, thì được trang bị cá nhân, tập thể, hoặc cho mượn tuỳ theo công việc thường xuyên hay không thường xuyên:

1. Làm việc trực tiếp ở những nơi có chất độc, hơi độc, khí độc; hôi thối, bụi bặm quá tiêu chuẩn.

2. Làm việc, tiếp xúc với nơi nóng, vật nóng quá tiêu chuẩn.

3. Làm việc nơi ánh sáng chói mắt hại đến mắt.

4. Làm việc trong hầm kín, buồng kín thiếu không khí.

5. Làm việc tiếp xúc với vật sắc cạnh, nhọn, nặng, ráp có thể làm xây xát da thịt.

6. Làm việc thường xuyên nơi có tiếng động quá mạnh hại thính giác.

7. Làm việc tiếp xúc với thiết bị có điện hoặc gần điện có thể gây tai nạn điện giật.

8. Làm việc trên cao từ 3m trở lên.

9. Làm việc thường xuyên trong rừng rậm, leo núi, đi biển, qua sông, suối.

10. Thường xuyên lưu động làm việc ngoài trời chịu ảnh hưởng của mưa nắng, gió rét mà công việc không thể trì hoãn được.

11. Làm việc nơi lầy lội, dơ bẩn có thể bị ăn lở loét chân tay.

12. Những công việc ở đơn vị không thường xuyên với chất độc và nguy hiểm, chỉ làm một thời gian ngắn sau đó lại đi làm việc khác thì không nhất thiết phải trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định, mà chỉ mua sắm một số dự phòng cần thiết cho công việc đó khi cần thì dùng.

b) Đối tượng được trang bị phòng hộ:

1. Cán bộ, công nhân viên trong biên chế chính thức.

2. Công nhân viên tạm tuyển, hợp đồng (lực lượng cố định)

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ