BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
72/2001/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2001
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 72/2001/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2001/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2001 CỦA
CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP
MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm
số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế
độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
I. VỐN ĐIỀU LỆ
1. Các quy định về vốn điều lệ của
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo Điều
5 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài
chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Vốn điều lệ đã góp của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn điều lệ do chủ sở hữu
thực góp vào doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước
ngày Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn
pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của
Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
xây dựng và báo cáo Bộ Tài chính phương án bổ sung đủ vốn điều lệ trong thời hạn
3 năm.
Sau thời hạn 3 năm mà doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vẫn không bổ sung đủ số vốn điều lệ đã
góp theo quy định thì bị coi là không đảm bảo các yêu cầu về tài chính và Bộ
Tài chính có thể thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điểm
e, khoản 1, Điều 68 Luật kinh doanh bảo hiểm.
II. TIỀN KÝ
QUỸ
1. Việc ký quỹ của doanh nghiệp
bảo hiểm được thực hiện theo Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của
Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm.
2. Trong trường hợp số tiền ký
quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị
định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối
với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải bổ sung số tiền ký quỹ theo quy định.
3. Trong trường hợp số tiền ký
quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm cao hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định
số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm
được phép điều chỉnh lại số tiền ký quỹ theo quy định.
III. DỰ PHÒNG
NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
1. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những
trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm
đã giao kết.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải
trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đầy đủ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm, từng
hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo
hiểm.
3. Đối với doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
3.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại
Điều 8 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ
tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
3.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ theo hướng dẫn tại điểm 3.4 khoản 3 Mục III của Thông tư này
hoặc các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ khác phù hợp với hoạt động
kinh doanh của mình nhưng phải đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
với Bộ Tài chính trước khi áp dụng.
3.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm phi nhân thọ không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
bảo hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi
phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp,
doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng ký lại với Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày
01/12 của năm tài chính hiện hành.
3.4. Phương pháp trích lập dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng:
- Phương pháp trích lập theo tỷ
lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:
+ Đối với nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường
không: bằng 17% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ
bảo hiểm này.
+ Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm
khác: bằng 40% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp
vụ bảo hiểm này.
- Phương pháp trích lập theo hệ
số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:
+ Đối với nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không:
áp dụng phương pháp trích lập hệ số 1/8.
Ví dụ: giả sử tất cả số phí bảo
hiểm tính trong một quý cụ thể được giả định thuộc các hợp đồng có hiệu lực vào
giữa quý đó, tức là có sự phân bổ thống nhất giữa các quý và ngày khóa sổ kế
toán 31/12/2000. Thời điểm trích lập dự phòng phí chưa được hưởng vào ngày
31/12/2000 và được tính cho năm 2001.
Thời
điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực
|
Phần
phí bảo hiểm
được hưởng
|
Phần
phí bảo hiểm
chưa được hưởng
|
31/03/2000
|
7/8
|
1/8
|
30/06/2000
|
5/8
|
3/8
|
30/09/2000
|
3/8
|
5/8
|
31/12/2000
|
1/8
|
7/8
|
Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ
được tính theo công thức sau:
Dự
phòng phí chưa được hưởng
|
=
|
Phí
bảo hiểm
|
X
|
Tỷ
lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
|
+ Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm
khác có thời hạn đến 1 năm: áp dụng phương pháp trích lập hệ số 1/24 hoặc hệ số
1/365.
* Phương pháp trích lập hệ số
1/24: ví dụ giả sử tất cả các hợp đồng bảo hiểm được khai thác trong một tháng
cụ thể có hiệu lực từ giữa tháng và ngày khóa sổ kế toán 31/12/2000. Thời điểm
trích lập dự phòng phí chưa được hưởng vào ngày 31/12/2000 và được tính cho năm
2001.
Thời
điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực
|
Phần
phí bảo hiểm
được hưởng
|
Phần
phí bảo hiểm
chưa được hưởng
|
Tháng
1/2000
|
23/24
|
1/24
|
Tháng
2/2000
|
21/24
|
3/24
|
Tháng
3/2000
|
19/24
|
5/24
|
Tháng
4/2000
|
17/24
|
7/24
|
Tháng
5/2000
|
15/24
|
9/24
|
Tháng
6/2000
|
13/24
|
11/24
|
Tháng
7/2000
|
11/24
|
13/24
|
Tháng
8/2000
|
9/24
|
15/24
|
Tháng
9/2000
|
7/24
|
17/24
|
Tháng
10/2000
|
5/24
|
19/24
|
Tháng
11/2000
|
3/24
|
21/24
|
Tháng
12/2000
|
1/24
|
23/24
|
Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ
được tính theo công thức sau:
Dự
phòng phí
chưa được hưởng
|
=
|
Phí
bảo hiểm
|
X
|
Tỷ
lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
|
* Phương pháp trích lập hệ số
1/365: ví dụ giả sử tất cả các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn là 12 tháng. Dự
phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:
Dự
phòng phí chưa được hưởng
|
=
|
Phí
bảo hiểm
|
X
|
Số
ngày còn lại của hợp đồng bảo hiểm
365
|
+ Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm
có thời hạn trên 1 năm: áp dụng phương pháp trích lập theo tỷ lệ bằng 40% của tổng
phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ này.
b) Dự phòng bồi thường cho các khiếu
nại chưa giải quyết:
- Dự phòng bồi thường cho các tổn
thất đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa giải quyết:
+ Theo phương pháp thống kê:
Dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết trung bình
|
=
|
Tổng
bồi thường tổn thất các khiếu nại chưa giải quyết cuối mỗi năm tài chính của
3 năm tài chính trước liên tiếp
3
|
* Trường hợp dự phòng bồi thường
tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết trung bình tính theo công thức trên cao
hơn tổng số tiền bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết của năm tài
chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết
lấy bằng dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết trung bình.
* Trường hợp dự phòng bồi thường
tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết trung bình tính theo công thức trên thấp
hơn hoặc bằng tổng số tiền bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết của
năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa
giải quyết tính theo công thức sau:
Dự
phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết
|
=
|
Dự
phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết của năm tài chính trước
liền kề
|
+
|
Dự
phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết của năm tài chính trước
liền kề
|
x
|
Tỷ
lệ phần trăm tăng trưởng phí bảo hiểm phải thu phát sinh trong năm tài chính
từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết
|
+ Theo phương pháp từng hồ sơ: mức
trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền phải bồi thường cho từng hồ sơ
đã khiếu nại doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải
quyết.
- Dự phòng bồi thường cho các tổn
thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại được tính theo
phương pháp thống kê:
Dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại trung bình
|
=
|
Tổng
bồi thường tổn thất chưa khiếu nại cuối mỗi năm tài chính của 3 năm tài chính
trước liên tiếp
Tổng
phí bảo hiểm giữ lại trong 3 năm tương ứng
|
X
|
Phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính
|
* Trường hợp dự phòng bồi thường
tổn thất chưa khiếu nại trung bình tính theo công thức trên cao hơn tổng số tiền
bồi thường tổn thất chưa khiếu nại của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng
bồi thường tổn thất chưa khiếu nại lấy bằng dự phòng bồi thường tổn thất chưa
khiếu nại trung bình.
* Trường hợp dự phòng bồi thường
tổn thất chưa khiếu nại trung bình tính theo công thức trên thấp hơn hoặc bằng
tổng số tiền bồi thường tổn thất chưa khiếu nại của năm tài chính trước liền kề
thì dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại tính theo công thức sau:
Dự
phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại
|
=
|
Dự
phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại của năm tài chính trước liền kề
|
+
|
Dự
phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại của năm tài chính trước liền kề
|
x
|
Tỷ
lệ phần trăm tăng trưởng phí bảo hiểm phải thu phát sinh trong năm tài chính
từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết
|
c) Dự phòng bồi thường cho các
dao động lớn về tổn thất: được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng
này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Cách tính mức trích lập hàng năm được áp dụng theo phương pháp thống kê.
4. Đối với doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ:
4.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại
Điều 9 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ
tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
4.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ được phép lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ theo hướng dẫn tại điểm 4.4 khoản 4 Mục III của Thông tư này
hoặc các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ khác phù hợp với hoạt động
kinh doanh của mình nhưng phải đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
với Bộ Tài chính trước khi áp dụng.
4.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ không được phép thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Trong trường hợp có nguy cơ mất
khả năng thanh toán hoặc khi có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật,
Bộ Tài chính có thể yêu cầu hoặc cho phép doanh nghiệp thay đổi phương pháp
trích lập dự phòng bảo hiểm phù hợp.
4.4. Phương pháp trích lập dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ:
a) Dự phòng toán học:
- Phương pháp dự phòng phí thuần:
Dự phòng phí thuần được tính
theo nguyên tắc sau:
Dự phòng phí thuần
|
=
|
Giá
trị hiện tại của tổng
trách nhiệm bảo hiểm
sẽ phải trả trong tương lai.
|
-
|
Giá
trị hiện tại của tổng số
phí bảo hiểm thuần sẽ thu trong tương lai
|
Ví dụ, đối với hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ hỗn hợp có chia lãi, với số phí bảo hiểm định kỳ không thay đổi, thì dự
phòng phí bảo hiểm thuần được tính theo công thức:
Vx+t = (S + B ) x Ax+t:n-t
- (P x ọx+t:n-t)
Trong đó:
x là độ tuổi người được bảo hiểm
bắt đầu được bảo hiểm
t là khoảng thời gian hợp đồng bảo
hiểm đã có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm
n là thời hạn của hợp đồng bảo
hiểm
Vx+t là dự phòng phí
bảo hiểm tại năm hợp đồng thứ (t)
S là số tiền bảo hiểm
B là lãi chia đã công bố đến thời
điểm năm hợp đồng thứ (t)
Ax+t:n-t, ọx+t:n-t
là các hàm số chuẩn phản ánh các chỉ số về số tiền bảo hiểm và số lần định kỳ
đóng phí bảo hiểm
P là phí bảo hiểm thuần bằng (S
x Ax:n) : ọx:n
- Phương pháp dự phòng phí toàn
phần:
Dự phòng phí toàn phần được tính
theo nguyên tắc sau:
Dự
phòng phí toàn phần
|
=
|
Giá
trị hiện tại của tổng trách nhiệm bảo hiểm sẽ phải trả trong tương lai
|
+
|
Giá
trị hiện tại của tổng chi phí dự kiến trong tương lai
|
-
|
Giá
trị hiện tại của tổng số phí bảo hiểm toàn phần sẽ thu trong tương lai
|
Ví dụ, đối với hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ hỗn hợp không chia lãi, với số phí bảo hiểm định kỳ không thay đổi và
không tính đến tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, dự phòng phí bảo hiểm toàn phần
được tính theo công thức:
Vx+t
= (S x Ax+t:n-t) + (RE x ọx+t:n-t) - (P
x ọx+t:n-t)
Trong đó:
x là độ tuổi người được bảo hiểm
bắt đầu được bảo hiểm
t là khoảng thời gian hợp đồng bảo
hiểm đã có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm
n là thời hạn của hợp đồng bảo
hiểm
Vx+t là dự phòng phí
bảo hiểm tại năm hợp đồng thứ t
S là số tiền bảo hiểm
RE là các chi phí giả định của
năm hợp đồng tái tục đưa vào tính phí bảo hiểm
Ax+t:n-t, ọx+t:n-t
là các hàm số chuẩn phản ánh các chỉ số về số tiền bảo hiểm và số lần định kỳ
đóng phí bảo hiểm
P là phí bảo hiểm
toàn phần.
b) Dự phòng phí chưa được hưởng
áp dụng đối với các hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm:
Dự phòng này chỉ áp dụng đối với
hợp đồng bảo hiểm đóng phí định kỳ và được tính theo công thức sau:
Thời gian còn lại của định kỳ nộp
phí
Dự
phòng = Phí định kỳ x
Tổng thời gian của định kỳ nộp
phí
Thời gian còn lại của định kỳ nộp
phí và tổng thời gian của định kỳ nộp phí được tính theo tháng hoặc ngày; trường
hợp tính theo tháng thời gian còn lại của định kỳ nộp phí được làm tròn xuống.
c) Dự phòng bồi thường: được
trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống
kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã khiếu nại doanh nghiệp bảo hiểm
nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
d) Dự phòng chia lãi: chỉ áp dụng
với những hợp đồng có lãi chia được tích luỹ qua các năm hợp đồng bảo hiểm và
được tính theo công thức sau:
Dự
phòng chia lãi
|
=
|
Tổng
lãi chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính
|
+
|
Giá
trị tích luỹ của lãi đã chia cho chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước
nhưng chưa chi trả
|
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối: được
trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được
trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm là 1% từ
lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm.
IV. ĐẦU TƯ VỐN
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện
đầu tư vốn theo quy định tại Mục 3, Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày
01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm
và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
V. KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải
luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo
hiểm theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của
Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy
cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
3. Biên khả năng thanh toán tối
thiểu:
a) Biên khả năng thanh toán tối
thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ bằng 20% tổng phí bảo
hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.
Ví dụ: Tại thời điểm xác định
biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm A kinh doanh bảo hiểm phi nhân
thọ có tổng phí bảo hiểm giữ lại là 1.000 tỷ đồng Việt Nam. Biên khả năng thanh
toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm A = 1.000 tỷ đồng Việt Nam x 20% = 200
tỷ đồng Việt Nam.
b) Biên khả năng thanh toán tối
thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ có thời hạn 10 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ có thời hạn trên 10 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và
0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Ví dụ: Tại thời điểm xác định
biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm B kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
có:
+ Dự phòng nghiệp vụ của các hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống là 200 tỷ đồng Việt Nam.
+ Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống là 20.200 tỷ đồng Việt Nam.
+ Dự phòng nghiệp vụ của các hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là 300 tỷ đồng Việt Nam.
+ Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là 50.300 tỷ đồng Việt Nam.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu
của doanh nghiệp bảo hiểm B sẽ bằng: (4% x 200 tỷ đồng) + 0,1%(20.200 tỷ đồng -
200 tỷ đồng) + (4% x 300 tỷ đồng) + 0,3%(50.300 tỷ đồng - 300 tỷ đồng) = 8 tỷ đồng
+ 20 tỷ đồng + 12 tỷ đồng + 150 tỷ đồng = 190 tỷ đồng Việt Nam.
4. Biên khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ
phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
VI. DOANH
THU, CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1. Doanh thu:
1.1. Doanh thu của doanh nghiệp
bảo hiểm bao gồm các khoản thu theo quy định tại Điều 19 Nghị định số
43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm: Thu phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng
tái bảo hiểm, thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải
quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%; thu
phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch
toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập trừ đi các
khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm; phí nhượng
tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa
hồng nhượng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
b) Doanh thu hoạt động tài
chính: Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số
43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; thu từ hoạt động mua
bán chứng khoán; thu lãi trên số tiền ký quỹ; thu cho thuê tài sản; hoàn nhập số
dư dự phòng giảm giá chứng khoán và các khoản thu hoạt động tài chính khác theo
quy định của pháp luật.
c) Thu nhập hoạt động khác: Thu
từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi
được; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật.
1.2. Nguyên tắc xác định doanh
thu:
a) Doanh thu từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ được xác định theo nguyên
tắc sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm hạch
toán khoản thu phí bảo hiểm gốc vào thu nhập khi phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm theo quy định tại Điều 15 Luật
kinh doanh bảo hiểm.
- Đối với các khoản thu còn lại:
doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát
sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân biệt đã thu
được hay chưa thu được tiền.
- Đối với các khoản phải chi để
giảm thu: doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào giảm thu nhập ngay khi hoạt động
kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân
biệt đã chi hay chưa chi tiền.
b) Doanh thu hoạt động tài
chính: là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.
c) Thu nhập hoạt động khác: là
toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ (-) các khoản giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp thuận
thanh toán, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền.
1.3. Các khoản thu của doanh
nghiệp bảo hiểm phát sinh trong kỳ trên cơ sở hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và
phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.
2. Chi phí
2.1. Chi phí của doanh nghiệp bảo
hiểm là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều
20 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài
chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:
2.1.1. Chi phí hoạt động kinh
doanh bảo hiểm:
a) Bồi thường bảo hiểm gốc đối với
bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ; chi bồi thường
nhận tái bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm,
hợp đồng tái bảo hiểm trừ đi các khoản phải thu để giảm chi như: thu bồi thường
nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý, bồi thường
100%;
b) Trích lập dự phòng nghiệp vụ
theo quy định tại Mục III Thông tư này;
c) Chi hoa hồng bảo hiểm theo
quy định tại điểm 3 Mục II Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2001
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
d) Chi giám định tổn thất theo
quy định tại Điều 26 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
đ) Chi phí về dịch vụ đại lý bao
gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi
hoàn;
e) Chi xử lý hàng bồi thường
100%;
f) Chi quản lý đại lý bảo hiểm;
g) Chi đề phòng, hạn chế rủi ro,
tổn thất theo quy định tại Mục VIII Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 8
năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày
1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh
doanh bảo hiểm;
h) Chi đánh giá rủi ro của đối
tượng bảo hiểm bao gồm các khoản chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra,
thẩm định về đối tượng bảo hiểm;
i) Tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, trợ cấp thôi việc và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công
theo quy định của pháp luật tương ứng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
phải trả theo quy định của pháp luật;
l) Các khoản chi khác theo quy định
của pháp luật tương ứng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.
2.1.2. Chi phí hoạt động tài
chính là số phải chi trong năm tài chính bao gồm:
a) Chi phí cho hoạt động đầu tư
theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của
Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm;
b) Lãi trả cho chủ hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết;
c) Chi phí cho thuê tài sản;
d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả
lãi tiền vay;
đ) Trích dự phòng giảm giá chứng
khoán;
e) Chi khác theo quy định của
pháp luật.
2.1.3 Chi phí hoạt động khác là
số phải chi trong năm tài chính bao gồm:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài
sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản
nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Chi tiền phạt do vi phạm hợp
đồng;
d) Chi khác theo quy định của
pháp luật.
2.2. Doanh nghiệp bảo hiểm không
được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
a) Các khoản tiền phạt mà tập thể,
cá nhân phải nộp do vi phạm pháp luật;
b) Các khoản chi cho đầu tư xây
dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động,
chi ủng hộ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tương ứng với từng
loại hình doanh nghiệp;
c) Các khoản chi sự nghiệp, chi
khen thưởng, chi phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất và các
khoản khác do nguồn kinh phí khác đài thọ;
d) Các khoản chi không hợp lý
khác theo quy định của pháp luật.
VII. DOANH
THU, CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
1. Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm được quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày
01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm
và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:
1.1. Doanh thu hoạt động môi giới
bảo hiểm: là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ.
1.2. Doanh thu hoạt động tài
chính: là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.
1.3. Thu nhập hoạt động khác: là
toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ (-) các khoản giám giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp thuận
thanh toán, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền.
2. Chi phí
2.1. Chi phí của doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm là các khoản phải chi phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều
23 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài
chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2.2. Các khoản chi của doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ.
VIII. LỢI NHUẬN
VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định
tại chương V Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định
chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
IX. CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo
cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Báo cáo tài chính:
1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy
đủ các quy định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước,
cơ quan thống kê, cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.2. Bảng cân đối kế toán, Kết
quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ phải có xác nhận của tổ chức kiểm
toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam.
2. Báo cáo thống kê, báo cáo
nghiệp vụ: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện lập
và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quý và năm
cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
+ Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm:
theo mẫu số 1-PNT
+ Báo cáo bồi thường bảo hiểm:
theo mẫu số 2-PNT
+ Báo cáo thanh toán hoa hồng bảo
hiểm: theo mẫu số 3-PNT
+ Báo cáo trích lập dự phòng
nghiệp vụ: theo mẫu số 4-PNT
+ Báo cáo hoạt động đầu tư: theo
mẫu số 5-PNT
+ Báo cáo khả năng thanh toán:
theo mẫu số 6-PNT (doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện báo cáo hàng năm)
- Riêng đối với Công ty tái bảo
hiểm quốc gia Việt Nam ngoài các mẫu biểu báo cáo mẫu số 4-PNT, mẫu số 5-PNT, mẫu
số 6-PNT nêu trên còn phải lập và gửi các báo cáo sau:
+ Báo cáo doanh thu tái bảo hiểm
: theo mẫu số 1-TBH
+ Báo cáo bồi thường tái bảo hiểm
: theo mẫu số 2-TBH
+ Báo cáo thu chi hoa hồng tái bảo
hiểm : theo mẫu số 3-TBH
- Đối với doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ:
+ Báo cáo số lượng hợp đồng và số
tiền bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 1-NT
+ Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm
nhân thọ: theo mẫu số 2-NT
+ Báo cáo trả tiền bảo hiểm nhân
thọ: theo mẫu số 3-NT
+ Báo cáo hoa hồng bảo hiểm nhân
thọ: theo mẫu số 4-NT
+ Báo cáo tình hình huỷ bỏ hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 5-NT
+ Báo cáo trích lập dự phòng
nghiệp vụ: theo các mẫu từ 6-NT(A) đến 6-NT(E)
+ Báo cáo hoạt động đầu tư: theo
mẫu số 7-NT
+ Báo cáo khả năng thanh toán:
theo mẫu số 8-NT (doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện báo cáo hàng năm)
- Đối với doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm: theo mẫu báo cáo hoạt động môi giới bảo hiểm - mẫu số 1-MGBH.
- Báo cáo quý: doanh nghiệp bảo
hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
- Báo cáo năm: doanh nghiệp bảo
hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm
tài chính.
3. Công khai tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Hàng quí, năm doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp môi bảo hiểm phải lập và gửi báo cáo tài chính cho các
cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định tại điểm 1 Mục VII của Thông tư này.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện chế độ tài chính
Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc
(Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm
giải trình các vấn đề tài chính liên quan theo yêu cầu của các cơ quan quản lý
Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4.1. Doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của
các báo cáo tài chính của mình. Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các
hình thức:
a) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
b) Kiểm tra từng chuyên đề theo
yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
4.2. Doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước sẽ bị xử
phạt theo quy định của Pháp luật.
X. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 16/8/2001. Riêng việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, hạch toán
doanh thu chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, chế độ báo cáo của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo các quy định
hiện hành đến hết năm 2001.
2. Thông tư số 45 TC/CĐTC ngày
30/5/1994 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
bảo hiểm hết hiệu hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi
hành.
3. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
MẪU SỐ 1-PNT
BÁO CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý (năm):......Từ
.............. đến ...............
Đơn vị: triệu đồng
STT
|
Nghiệp
vụ BH
|
Phí
BH gốc
|
Nhận
TBH trong nước
|
Nhận
TBH ngoài nước
|
Nhượng
TBH trong nước
|
Nhượng
TBH ngoài nước
|
Giảm
phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm
|
Phí
bảo hiểm giữ lại
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)=3+4+5-6-7-8
|
|
- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)
+ Sản phẩm bảo hiểm (**)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những
thông tin trên là đúng sự thực.
Người
lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
...,
ngày
. tháng
. năm
Tổng giám đốc (Giám đốc)
(Ký và đóng dấu)
|
Ghi chú:
- (*): nghiệp vụ bảo hiểm được
phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.
- (**): sản phẩm bảo hiểm thuộc
danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.
MẪU SỐ 2-PNT
BÁO CÁO BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý (năm):......Từ
.............. đến ...............
Đơn vị: triệu đồng
STT
|
Nghiệp
vụ BH
|
Bồi
thường
BH
gốc
|
Thu
bồi thường nhượng TBH trong nước
|
Thu
bồi thường
nhượng
TBH ngoài nước
|
Chi
bồi thường nhận TBH trong nước
|
Chi
bồi thường nhận TBH ngoài nước
|
Bồi
thường thuộc trách nhiệm giữ lại
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)=3+4+5-6-7
|
|
- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)
+ Sản phẩm bảo hiểm (**)
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những
thông tin trên là đúng sự thực.
Người
lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
...,
ngày
. tháng
. năm
Tổng giám đốc (Giám đốc)
(Ký và đóng dấu)
|
Ghi chú:
(*): nghiệp vụ bảo hiểm được
phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.
- (**): sản phẩm bảo hiểm thuộc
danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.
MẪU SỐ 3-PNT
BÁO CÁO THANH TOÁN HOA HỒNG BẢO HIỂM
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý (năm):......Từ
.............. đến ...............
Đơn vị: triệu đồng
STT
|
Nghiệp
vụ BH
|
Hoa
hồng bảo hiểm phải trả
|
Hoa
hồng nhượng TBH
|
|
|
BH
gốc
|
Nhận
TBH
|
Tỷ
lệ % (***)
|
Số
tiền
|
Tỷ
lệ % (****)
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
|
- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)
+ Sản phẩm bảo hiểm (**)
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những
thông tin trên là đúng sự thực.
Người
lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
...,
ngày
. tháng
. năm
Tổng giám đốc (Giám đốc)
(Ký và đóng dấu)
|
Ghi chú:
- (*): nghiệp vụ bảo hiểm được
phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.
- (**): sản phẩm bảo hiểm thuộc
danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.
- (***): Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm
là tỷ số giữa số hoa hồng bảo hiểm gốc và hoa hồng nhận tái bảo hiểm trên tổng
phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái.
- (****): Tỷ lệ hoa hồng nhượng
tái bảo hiểm là tỷ số giữa số hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trên phí nhượng tái
bảo hiểm.
MẪU SỐ 4-PNT
BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý (năm):......Từ
.............. đến ...............
Đơn vị: triệu đồng
STT
|
Nghiệp
vụ BH
|
Phí
bảo hiểm giữ lại
|
Dự
phòng phí chưa được hưởng
|
Dự
phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết
|
Dự
phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất
|
|
|
|
Kỳ
trước chuyển sang
|
Trích
trong kỳ
|
Kỳ
trước chuyển sang
|
Trích
trong kỳ
|
Kỳ
trước chuyển sang
|
Trích
trong kỳ
|
Chi
trong kỳ
|
Dư
cuối kỳ
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)=8+9-10
|
|
- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những
thông tin trên là đúng sự thực.
Người
lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
...,
ngày
. tháng
. năm
Tổng giám đốc (Giám đốc)
(Ký và đóng dấu)
|
Ghi chú:
- (*): nghiệp vụ bảo hiểm được
phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.
MẪU SỐ 5-PNT
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý (năm):
từ
.
đến
..
I. Báo cáo Nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn
vốn đầu tư
|
Số
đầu kỳ
|
Tăng
trong kỳ
|
Giảm
trong kỳ
|
Số
cuối kỳ
|
Vốn điều lệ
|
|
|
|
|
Quỹ dự trữ bắt buộc
|
|
|
|
|
Quỹ dự trữ tự nguyện
|
|
|
|
|
Các khoản lãi chưa sử dụng
|
|
|
|
|
Tổng dự phòng nghiệp vụ:
- Dự phòng phí chưa được hưởng
- Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết
- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất
* Nguồn vốn nhàn rỗi từ DPNV:
|
|
|
|
|
II. Báo cáo hoạt động đầu tư
nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ:
Đơn vị: Triệu đồng
Danh
mục đầu tư
|
Số
đầu kỳ
|
Tăng
trong kỳ
|
Giảm
trong kỳ
|
Số
cuối kỳ
|
Tỷ
lệ % vốn nhàn rỗi từ DPNV
|
Kết
quả đầu tư
|
-
Mua trái phiếu Chính phủ:
- Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh):
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng:
Cộng:
|
|
|
|
|
|
|
-
Mua cổ phiếu:
- Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh):
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác:
Cộng:
|
|
|
|
|
|
|
- Kinh doanh bất động sản:
- Cho vay
- Uỷ thác đầu tư
Cộng:
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng :
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những
thông tin trên là đúng sự thực.
Người
lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
...,
ngày
. tháng
. năm
Tổng giám đốc (Giám đốc)
(Ký và đóng dấu)
|
Ghi chú:
* Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm bằng tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền
dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ.
MẪU SỐ 6-PNT
BÁO CÁO KHẢ NĂNG THANH TOÁN
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
..
- Báo cáo năm:
từ
đến
..
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
|
Số
tiền
|
1. Tổng nguồn vốn để xác định
biên khả năng thanh toán
Nguồn vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp
bảo hiểm khác và các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
|
|
2. Biên khả năng thanh toán tối
thiểu
- Tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh
toán x 20%
|
|
So sánh 1 và 2:
|
- Theo số tuyệt đối
- Theo tỷ lệ %
|
Chúng tôi xin đảm bảo những
thông tin trên là đúng sự thực.
Người
lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
...,
ngày
. tháng
. năm
Tổng giám đốc (Giám đốc)
(Ký và đóng dấu)
|