Thông tư 65/2011/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm viên tàu biển do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 65/2011/TT-BGTVT
Ngày ban hành 27/12/2011
Ngày có hiệu lực 10/02/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2011/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2011

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU BIỂN

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm viên tàu biển như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển và việc công nhận đăng kiểm viên tàu biển.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đăng kiểm tàu biển; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên tàu biển (sau đây gọi tắt là công trình biển); các sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển và công trình biển (sau đây gọi tắt là sản phẩm công nghiệp).

Điều 3. Đăng kiểm viên tàu biển

Đăng kiểm viên tàu biển là người thực hiện các hoạt động đăng kiểm tàu biển, công trình biển và sản phẩm công nghiệp.

Điều 4. Hạng đăng kiểm viên tàu biển

Đăng kiểm viên tàu biển được phân thành 02 hạng, như sau:

1. Đăng kiểm viên tàu biển.

2. Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao.

Điều 5. Trách nhiệm của đăng kiểm viên tàu biển

Đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm thực hiện các hoạt động đăng kiểm tàu biển, công trình biển (sau đây gọi tắt là phương tiện) và sản phẩm công nghiệp một cách khách quan, đúng pháp luật, phù hợp với các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm; mọi hành vi lạm dụng quyền hạn hoặc cố ý làm trái sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Quyền hạn của đăng kiểm viên tàu biển

1. Được yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm phương tiện, sản phẩm công nghiệp cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

2. Được bảo lưu và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp các ý kiến khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm tra, giám sát.

3. Được ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, giám sát theo quy định.

4. Được từ chối thẩm định, kiểm tra, giám sát kỹ thuật phương tiện, sản phẩm công nghiệp nếu công việc được phân công chưa được đào tạo hoặc vượt quá năng lực chuyên môn của đăng kiểm viên hoặc khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.

Chương 2.

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ CÁC HẠNG ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU BIỂN

Điều 7. Đăng kiểm viên tàu biển

1. Yêu cầu hiểu biết:

[...]