Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 49/2015/TT-BGTVT
Ngày ban hành 22/09/2015
Ngày có hiệu lực 01/01/2016
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

B GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2015/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LÃNH ĐẠO, ĐĂNG KIỂM VIÊN VÀ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đăng kim Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kim phương tiện thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chun, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là đơn vị đăng kiểm).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

2. Thông tư này không áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng kim phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây đưc hiểu như sau:

1. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm (sau đây gọi là lãnh đạo đơn vị) bao gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị đăng kiểm hoặc là người được giao phụ trách công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

2. Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là Đăng kiểm viên) là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được công nhận là Đăng kiểm viên để thực hiện hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Đăng kiểm viên bao gồm Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra và Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế.

3. Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra là Đăng kiểm viên thực hiện đăng kiểm vỏ tàu tại hiện trường (sau đây gọi là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu) hoặc Đăng kiểm viên thực hiện đăng kiểm máy và điện tàu tại hiện trường (sau đây gọi là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu).

Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra bao gồm 3 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III.

4. Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế (sau đây gọi là Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế) là Đăng kiểm viên thực hiện thẩm định các loại thiết kế dùng trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, nhập khẩu phương tiện và chế tạo sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa.

5. Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Chương II

TIÊU CHUẨN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ, ĐĂNG KIỂM VIÊN, NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ

Điều 4. Tiêu chuẩn của nhân viên nghiệp vụ

1. Tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên.

2. Hoàn thành chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

[...]