BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
64/2001/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2001
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 64/2001/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 08 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC
Thi hành Nghị định số
73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý phần vốn
nhà nước ở doanh nghiệp khác, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm thực hiện Quy
chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác như sau:
I- VỐN CỦA
NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC BAO GỒM:
- Các khoản vốn được quy định tại
Điều 3 Quy chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác ban hành kèm
theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ (sau đây gọi tắt
là Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP);
- Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp
được miễn, giảm do chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước được để lại tăng phần
vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Khoản 30% giá trị vốn cổ phần
mà người lao động nộp lại khi chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp được
giao cho tập thể người lao động theo quy định tại điểm 5 Điều 10 Chương II Nghị
định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh
doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
- Các khoản đầu tư bổ sung khác
của Nhà nước vào doanh nghiệp.
II- QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở
DOANH NGHIỆP KHÁC
Nhà nước thực hiện việc quản lý
phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác thông qua người đại diện và người trực tiếp
quản lý:
1- Đối với người đại diện phần vốn
nhà nước: Quyền và nghĩa vụ người đại diện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và
Điều 8 Quy chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác ban hành kèm
theo Nghị định số 73/2000/NĐ- CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ.
2- Đối với người trực tiếp quản
lý phần vốn nhà nước:
2.1 Người đại diện cử người trực
tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác trong các trường hợp sau:
a - Nhà nước đầu tư góp vốn, tài
sản, tiền thuê đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất tại các doanh nghiệp liên
doanh (trong và ngoài nước) và các công ty trách nhiệm hữu hạn.
b - Nhà nước giữ cổ phần chi phối
tại công ty cổ phần (cụ thể cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần
của doanh nghiệp hoặc cổ phần của Nhà nước bằng hoặc lớn hơn 2 lần cổ phần của
cổ đông lớn nhất trong doanh nghiệp).
Trường hợp số vốn nhà nước tham
gia tại công ty cổ phần không đạt tỷ lệ khống chế trên, nhưng mức vốn đầu tư
vào công ty lớn, nếu xét thấy cần thiết cho yêu cầu quản lý, giám sát thì người
đại diện xem xét quyết định cử người trực tiếp quản lý. Các trường hợp còn lại,
tuy không cử người trực tiếp quản lý nhưng người đại diện phải tổ chức công việc
để đảm bảo theo dõi được số vốn Nhà nước đã đầu tư và số lợi tức được chia từ
phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp này và phân công người thực hiện các
quyền của cổ đông theo Điều lệ doanh nghiệp.
2.2 Đối với trường hợp người đại
diện phần vốn nhà nước là Bộ Tài chính theo quy định tại điểm 1 Điều 6 Quy chế
kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ- CP thì Bộ Tài chính uỷ quyền cho Thủ trưởng Bộ,
ngành kinh tế kỹ thuật hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cử người
trực tiếp quản lý; sau khi có văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Tài chính, Thủ
trưởng các cơ quan trên quyết định cử người trực tiếp quản lý vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp khác.
2.3 Căn cứ vào quy mô vốn đầu
tư, yêu cầu quản lý, giám sát và điều lệ doanh nghiệp, người đại diện có thể cử
từ 1 đến 2 người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước trong 1 doanh nghiệp khác,
quyết định chế độ làm việc và quy định trách nhiệm của người trực tiếp quản lý.
Trường hợp cử 2 người thì người trực tiếp quản lý phải phân công người chịu
trách nhiệm chính.
- Người đã được cử trực tiếp quản
lý chuyên trách ở một doanh nghiệp thì không cử trực tiếp quản lý kiêm nhiệm ở
doanh nghiệp khác.
- Người trực tiếp quản lý được
chọn từ các cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ, Sở quản lý ngành); cơ
quan quản lý tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính - Vật giá); cơ
quan cấp trên doanh nghiệp (Tổng công ty, công ty) hoặc ở chính doanh nghiệp có
vốn góp vào doanh nghiệp khác. Người trực tiếp quản lý tham gia vào ban kiểm
soát doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn về quản lý tài chính doanh nghiệp.
Các trường hợp cử người đại diện
từ doanh nghiệp làm người trực tiếp quản lý tại doanh nghiệp khác phải tuân thủ
khoản 1 Điều 50 Luật phá sản doanh nghiệp.
2.4 Tiêu chuẩn của người trực tiếp
quản lý thực hiện theo Điều 11 Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ- CP.
Người trực tiếp quản lý không được góp vốn, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua
bán với doanh nghiệp có vốn nhà nước mà người đó được cử trực tiếp quản lý (trừ
các đối tượng được mua cổ phần lần đầu trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá
theo quy định tại Quyết định số 202/HĐBT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng nay là Thủ tướng về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành
công ty cổ phần , Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyển một
số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày
29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần).
III - CHẾ ĐỘ
VÀ CHỈ TIÊU BÁO CÁO:
1- Đối với người trực tiếp quản
lý
1.1 Trên cơ sở báo cáo tài chính
và các báo cáo khác của doanh nghiệp, người trực tiếp quản lý có trách nhiệm lập
hồ sơ doanh nghiệp (biểu số 1 kèm theo Thông tư này) để theo dõi và thực hiện
các nhiệm vụ quản lý theo quy định.
Người trực tiếp quản lý phải lập
báo cáo một số chỉ tiêu tài chính: biểu số 2 (đối với báo cáo quý, năm) kèm
theo Thông tư này, bao gồm cả phần phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử
dụng vốn tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh, việc phân
chia lợi tức. Kiến nghị đề xuất biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm
phát huy có hiệu quả vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.
1.2 Nơi nhận báo cáo và thời hạn
báo cáo:
Hàng quý (chậm nhất là ngày 30
tháng đầu tiên của quý sau), hàng năm (chậm nhất là ngày 30/4 cuả năm sau), người
trực tiếp quản lý có trách nhiệm gửi báo cáo với đầy đủ nội dung trên cho người
đại diện. Trường hợp người trực tiếp quản lý được cử theo quy định tại khoản 1
Điều 6 Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP thì gửi cho Bộ Tài chính, đồng
thời gửi 1 bản cho Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật là cơ quan ra quyết định cử người
trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.
1.3 Ngoài các báo cáo theo định
kỳ nêu trên, người trực tiếp quản lý phải báo cáo đột xuất cho người đại diện về
tình hình doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- Người đại diện yêu cầu;
- Những vấn đề lớn phát sinh ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần có ý kiến chỉ đạo của người đại
diện.
1.4 Các trường hợp không cử người
trực tiếp quản lý, người đại diện phải phân công người theo dõi và báo cáo theo
các nội dung trên.
2- Đối với người đại diện:
Trên cơ sở báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp khác và các báo cáo định kỳ của người trực tiếp quản lý, người
đại diện có trách nhiệm:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình theo quy định tại Mục II Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP;
- Định kỳ sáu tháng và hàng năm,
tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo của người trực tiếp quản lý (biểu số 2) theo từng
loại hình doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, công ty cổ phần, công ty TNHH... Phân tích, lập báo cáo về tình hình tài
chính doanh nghiệp theo đúng nội dung quy định tại điểm 2 Điều 8 Quy chế kèm
theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP;
- Báo cáo của người đại diện được
gửi cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) chậm nhất là ngày 31/7 đối với
báo cáo 6 tháng, ngày 31/5 năm sau đối với báo cáo năm. Đối với người đại diện
quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP thì đồng
thời phải gửi cho cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước có vốn đầu
tư vào doanh nghiệp khác.
Ngoài báo cáo trên, người đại diện
còn phải thực hiện báo cáo đột xuất khác theo đề nghị của Bộ Tài chính để đáp ứng
yêu cầu quản lý tài chính nhà nước.
IV- XỬ LÝ PHẦN
LỢI TỨC ĐƯỢC CHIA VÀ PHẦN VỐN THU HỒI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC.
Việc xử lý phần lợi tức được
chia, việc thu hồi vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác được thực hiện như
sau:
1- Trường hợp Bộ Tài chính hoặc
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là người đại diện:
- Doanh nghiệp khác có trách nhiệm
nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Trung ương hoặc
địa phương theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của
Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 9/6/2000 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính các khoản dưới đây:
1.1 Phần lợi tức được chia từ
doanh nghiệp khác;
1.2 Phần vốn thu hồi khi quyết định
giảm bớt phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khác, hoặc khi doanh nghiệp bị giải
thể, phá sản;
1.3 Thu hồi số tiền cho người
lao động vay để mua cổ phần khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước;
1.4 Thu hồi giá trị cổ phần chia
cho người lao động trong doanh nghiệp để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người
lao động nghèo trong doanh nghiệp.
Người trực tiếp quản lý phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp khác có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp nộp kịp thời
các khoản trên.
- Trên cơ sở đề nghị của doanh
nghiệp khác có vốn Nhà nước và người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp đó, việc dùng lợi tức được chia để tăng phần vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định sau khi có ý kiến
của Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (trường hợp Bộ Tài chính
là người đại diện) hoặc do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
xem xét quyết định (trường hợp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là
người đại diện).
2 - Trường hợp Hội đồng quản trị
(đối với doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp nhà nước độc lập không có Hội đồng quản trị (gọi chung là
doanh nghiệp nhà nước) là người đại diện:
- Doanh nghiệp khác có trách nhiệm
nộp về doanh nghiệp nhà nước (là người đại diện có vốn góp vào doanh nghiệp
khác) các khoản dưới đây:
2.1 Phần lợi tức được chia từ
doanh nghiệp khác;
2.2 Chênh lệch do nhượng bán hoặc
thu hồi phần vốn nhà nước (khi quyết định nhượng bán hoặc giảm bớt phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp khác).
2.3 Phần vốn thu hồi khi quyết định
giảm bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, hoặc khi doanh nghiệp bị giải
thể phá sản.
2.4 Thu hồi số tiền cho người
lao động vay để mua cổ phần khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
2.5 Thu hồi giá trị cổ phần chia
cho người lao động trong doanh nghiệp để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người
lao động nghèo trong doanh nghiệp.
Các khoản lợi tức được chia;
chênh lệch giá nhượng bán, thu hồi vốn quy định tại điểm 2.1, điểm 2.2 phần này
(sau khi trừ các chi phí nhượng bán) doanh nghiệp nhà nước được hạch toán vào kết
quả kinh doanh.
Trong các trường hợp thu hồi vốn
quy định tại điểm 2.3, điểm 2.4 và điểm 2.5 phần này khoản chênh lệch giảm so với
vốn đầu tư ban đầu, doanh nghiệp nhà nước phải hạch toán vào kết quả kinh
doanh.
Người trực tiếp quản lý phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp khác có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp nộp kịp thời
các khoản trên.
- Việc dùng lợi tức được chia để
tăng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác do Hội đồng quản trị (đối với
doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị), hoặc Giám đốc doanh nghiệp (đối với
doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi có ý kiến
của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.
V- ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ có hiệu
lực thi hành. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
BIỂU SỐ 1
HỒ SƠ DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp
2. Giấy đăng ký kinh doanh số .
. . Ngày . . .
3. Ngành nghề kinh doanh:
4. Địa chỉ, điện thoại, FAX
5. Vốn điều lệ:
Trong đó: Vốn Nhà nước
Một
số chỉ tiêu tổng hợp
|
Đơn
vị
tính
|
Năm...
|
Năm....
|
1- Tổng số vốn chủ sở hữu
- Trong đó: Vốn Nhà nước
|
đồng
|
|
|
2- Diện tích đất quản lý sử dụng
|
m.2
|
|
|
3- Doanh thu thực hiện:
Trong đó: Xuất khẩu
|
đồng
USD
|
|
|
4- Lãi (+), Lỗ (-) thực hiện
|
đồng
|
|
|
5- Lợi tức sau thuế
|
đồng
|
|
|
Lợi tức được chia trên vốn NN
|
|
|
|
6- Tổng số phải nộp NS đến cuối
kỳ báo cáo
Trong đó: Các loại Thuế
|
đồng
đồng
|
|
|
8 - Tổng số lao động sử dụng
bình quân trong năm
|
ngươì
|
|
|
9- Tổng qũy tiền lương, tiền
công thực hiện
|
người
|
|
|
10- Thu nhập bình quân (đồng/tháng/người)
|
đồng
|
|
|
11- Số vốn NN phải thu của người
LĐ vay mua cổ phiếu
- Số đã thu trong năm
|
đồng
đồng
|
|
|
12- Giá trị cổ phiếu NN cấp
cho người LĐ hưởng cổ tức
|
đồng
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Số liệu mục 1, 2,
11 lấy số cuối năm.
|
|
|
|
BIỂU SỐ 2
BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUÝ . . NĂM 200. . .
Kèm
theo Thông tư số 64 /2001/TT- BTC ngày 10 tháng 8 năm 2001hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 73/2000/NĐ- CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ
(Áp dụng cho người đại diện và người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nuớc ở
doanh nghiệp khác)
1.
Tên doanh nghiệp:
2. Giấy đăng ký kinh doanh số...
Ngày...
3. Ngành nghề kinh doanh:
4. Địa chỉ, điện thoại, FAX
5. Vốn điều lệ:
Trong đó: Vốn Nhà nước
|
(Áp dụng cho báo cáo của người
trực tiếp quản lý)
|
Đơn vị: Đồng
|
Mã
số
|
Số
đầu
Năm
|
Số
cuối
Quý
|
Số
luỹ
kế từ
đầu năm
|
I- Tổng số tài sản
|
250
|
|
|
|
1- Các khoản đầu tư tài chính
ngẵn hạn
|
120
|
|
|
|
- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn
hạn (*)
|
129
|
|
|
|
2- các khoản phải thu:
- Các khoản phải thu khó đòi
- Dự phòng các khoản phải thu
khó đòi (*)
|
130
|
|
|
|
3- Hàng tồn kho:
- Thành phẩm tồn kho
- Hàng hóa tồn kho
- Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho (*)
- Vật tư, hàng hóa ứ đọng,
khác
|
140
|
|
|
|
4- Tài sản thiếu chờ xử lý
|
154
|
|
|
|
5- Tài sản cố định:
- Nguyên giá (212+215+218)
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
(213+216+219)
|
210
|
|
|
|
II- Tổng cộng nguồn vốn
|
430
|
|
|
|
1- Nguồn vốn, qũy:
- Nguồn vốn kinh doanh
- Chênh lệch đánh giá lại tài
sản
- Chênh lệch tỷ giá
- Qũy đầu tư phát triển
- Qũy dự phòng tài chính
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Nguồn vốn đầu tư XDCB
|
410
411
412
413
414
415
416
417
|
|
|
|
2- Nguồn kinh phí khác:
- Qũy dự phòng trợ cấp mất việc
làm
- Qũy khen thưởng, phúc lợi
|
420
421
422
|
|
|
|
3- Nợ ngắn hạn
- Nợ quá hạn
- Nợ Ngân sách NN
|
310
-
315
|
|
|
|
4- Nợ dài hạn
- Nợ nước ngoài
|
320
|
|
|
|
5- Nợ khác
|
330
|
|
|
|
III- Kết quả hoạt động
kinh doanh
( Số phát sinh trong quý, năm
)
|
|
+
|
|
|
1- Doanh thu thuần
|
10
|
+
|
|
|
2- Lợi nhuận thuần từ sản xuất
kinh doanh
|
30
|
+
|
|
|
3- Lợi nhuận thuần từ hoạt động
tài chính
|
40
|
+
|
|
|
4- Lợi nhuận bất thường
|
50
|
+
|
|
|
5- Lợi nhuận trước thuế
|
60
|
+
|
|
|
6- Thuế TNDN phải nộp
|
70
|
+
|
|
|
7- Lợi nhuận sau thuế trong
đó:
- Để lập các qũy doanh nghiệp
- Để đầu tư bổ sung
- Để chia cho các bên góp vốn
|
80
|
+
|
|
|
IV- Lợi tức được chia và thu hồi
vốn
|
|
|
|
|
1- Lợi tức được chia:
- Số đã chuyển về qũy hỗ trợ sắp
xếp và cổ phần hoá DNNN(HTSX và CPH) hoặc Tổng Cty, C.ty
|
|
+
|
|
|
2- Thu hồi tiền bán chịu cổ phần:
- Số đã chuyển về qũy hoặc Tổng
Cty, C.ty
|
|
+
|
|
|
3- Thu hồi cổ phiếu cấp cho
người LĐ
- Trong đó đã chuyển về qũy
HTSX và CPH hoặc Tổng Cty, C.ty
|
|
+
|
|
|
5- Bán bớt cổ phiếu nhà nước tại
doanh nghiệp
- Rút bớt vốn hoặc trong đó đã
chuyển về qũy HTSX và CPH hoặc Tổng Cty, C.ty
|
|
+
|
|
|
6- Đầu tư bổ sung vốn vào
doanh nghiệp
- Trong đó từ nguồn:
|
|
+
|
|
|
V- Lao động - Tiền lương
|
|
|
|
|
- Tổng số lao động (người)
- Tổng số tiền lương, tiền
công (tr/đồng)
- Thu nhập bình quân (đồng/ng/tháng)
|
|
+
+
|
|
|
VI- Giá trị một cổ phiếu của
C.ty cổ phần (**)
|
|
|
|
|
(*) Ghi bằng số âm thể hiện
trong ngoặc (.....)
(**) Chỉ tiêu này xác định theo
giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán (đối với C.ty niêm yết trên
TTCK), hoặc theo ước tính của người trực tíêp quản lý.
VII- Phần phân tích đánh giá và
kiến nghị:
-
-----------------------------------
|
Người
đại diện ký tên, đóng dấu
(Áp
dụng cho người đại diện báo cáo)
Người
trực tiếp quản lý ký, ghi rõ họ tên
(Áp
dụng cho người quản lý báo cáo)
|