Thông tư 64/1999/TT-BTC về chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 64/1999/TT-BTC
Ngày ban hành 07/06/1999
Ngày có hiệu lực 01/01/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Tá
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Kế toán - Kiểm toán

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 64/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 1999

 

THÔNG TƯ

BỘ TÀI CHÍNH SỐ 64/1999/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU THUẾ VÀ QUẢN LÝ CÁC QUỸ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ về Quy chế quản lý và tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/CP nói trên;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp Nhà nước như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, bao gồm Tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên hạch toán kinh tế của Tổng công ty, doanh nghiệp độc lập khác thuộc mọi ngành kinh tế do Trung ương và địa phương quản lý.

Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích được thành lập theo Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ; các doanh nghiệp trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được thành lập theo Quyết định số 68/1998/ QĐ-TTg ngày 27/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận riêng, không áp dụng Thông tư này.

II- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

A. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP:

1. Lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.

a) Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong năm tài chính của doanh nghiệp.

b) Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm:

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số thu lớn hơn số chi phí của các hoạt động tài chính, bao gồm: hoạt động cho thuê tài sản; mua bán chứng khoán; mua bán ngoại tệ; lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay vốn; lợi tức cổ phần và lợi nhuận được chia từ phần vốn góp liên doanh hợp doanh; hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

- Lợi nhuận hoạt động bất thường là số thu lớn hơn số chi của các hoạt động bất thường, bao gồm: khoản phải trả nhưng không trả được do phía chủ nợ; khoản nợ khó đòi đã duyệt bỏ nay thu hồi được; lợi nhuận từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; khoản thu vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát; khoản chênh lệch do thanh lý, nhượng bán tài sản; lợi nhuận các năm trước phát hiện năm nay; hoàn nhập số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi; tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành.

2. Nhà nước để lại khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhằm mục đích chủ yếu bổ sung vốn kinh doanh, lập quỹ dự phòng tài chính để tự bù đắp một phần rủi ro; đồng thời chăm lo lợi ích vật chất cho người lao động trong doanh nghiệp.

B. PHẦN LỢI NHUẬN SAU THUẾ:

Sau khi chuyển lỗ theo Điều 22 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập theo Luật định, lợi nhuận còn lại được phân phối theo trình tự sau đây:

1. Bù khoản lỗ các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế;

2. Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành;

3. Trả tiền phạt vi phạm pháp luật Nhà nước như: vi phạm Luật thuế, Luật giao thông, Luật môi trường, Luật thương mại và quy chế hành chính..., sau khi đã trừ tiền bồi thương tập thể hoặc cá nhân gây ra (nếu có);

4. Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế;

5. Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có);

6. Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (1, 2, 3, 4, 5) được phân phối như sau:

6.1. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính. Khi số dư của quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa;

6.2. Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển;

6.3. Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Khi số dư quỹ này đạt 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp thì không trích nữa;

6.4. Đối với một số ngành đặc thù (như ngân hàng thương mại, bảo hiểm,...) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp trích lập theo các quy định đó;

6.5. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu;

6.6. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ (6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5) được trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi. Mức trích tối đa cho cả 2 quỹ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước (vốn Nhà nước nói ở đây là số trung bình cộng của số dư vốn Nhà nước tại các thời điểm 1/1 và cuối mỗi quý của năm), như sau:

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ