Thông tư 60-TTg năm 1962 quy định chế độ học nghề do Phủ Thủ Tướng ban hành

Số hiệu 60-TTg
Ngày ban hành 01/06/1962
Ngày có hiệu lực 01/06/1962
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 60-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 1962 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HỌC NGHỀ

Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật cho công nhân là một công tác rất quan trọng. Từ ngày hòa bình lập lại đến nay Chính phủ đã ban hành một số chính sách, chế độ nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng công nhân kỹ thuật, các Bộ, các ngành, các địa phương đã tích cực tiến hành công tác đào tạo và đạt được một số thành tích đáng kể. Do nhu cầu đào tạo bỗi dưỡng công nhân rất lớn, các ngành nghề đang được phát triển rộng rãi, chế độ học nghề đang áp dụng hiện nay có nhiều điểm không còn thích hợp nữa.

Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Lao động Thủ tướng Chính phủ ra thông tư này, quy định một số điều cần thiết đối với các ngành các địa phương có đào tạo công nhân và đối với người học nghề, nhằm cải tiến công tác đào tạo, xây dựng một lực lượng công nhân mới, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có khả năng nghề nghiệp, có trình độ văn hóa và sức khỏe tốt để phục vụ đắc lực cho công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội.

I. TIÊU CHUẨN VÀ THỂ LỆ TUYỂN CHỌN NGƯỜI HỌC NGHỀ.

1. Tiêu chuẩn.

a) Tuổi: Người mới tuyển vào học nghề, tuổi phải từ 17 đến 25. Đối với những nghề ít học có thể tuyển những người từ 16 tuổi. Đối với bộ đội tình nguyện chuyển ngành và những người đang làm việc tại cơ quan, xí nghiệp Nhà nước nếu được chuyển qua học những nghề nặng nhọc đòi hỏi nhiều sức khỏe, thì tuổi tối đa không được quá 30; nếu học những nghề đơn giản không đòi hỏi nhiều sức khỏe thì không hạn chế tuổi.

b) Sức khỏe: Người học nghề phải có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của từng nghề, phải có giấy khám sức khỏe do bác sĩ hoặc y sĩ công chứng nhận.

c) Văn hóa: Người được tuyển vào học nghề trong các trường chính quy phải có trình độ văn hóa hết lớp 5. Người được tuyển vào học trong các trường lớp bên cạnh xí nghiệp hoặc kèm cặp trong sản xuất phải có trình độ văn hóa hết cấp I.

Đối với bộ đội tình nguyện chuyển ngành và những người đang làm việc cho cơ quan xí nghiệp Nhà nước được đi học nghề phải có trình độ văn hóa hết lớp 4.

Đối với các dân tộc ít người, tuỳ tình hình cụ thể từng nơi, khi tuyển sinh có thể châm chước một phần về trình độ văn hóa, nhưng trong quá trình đào tạo phải giúp cho họ nâng cao trình độ văn hóa tới mức cần thiết theo yêu cầu đào tạo.

Trường hợp đặc biệt, phải có trình độ văn hóa cao hơn quy định trong thông tư này, cơ quan tuyển sinh cần thảo luận với Bộ Lao động trước khi tuyển sinh.

d) Chính trị: Người học nghề phải là người có quyền công dân,lý lịch rõ ràng, hạnh kiểm tốt.

2. Thể lệ tuyển chọn:

a) Trước khi mở trường lớp đào tạo công nhân, các ngành cần có kế hoạch tuyển sinh trao đổi trước với cơ quan Lao động để thống nhất tiêu chuẩn lựa chọn và thống nhất hướng tuyển sinh.

b) Người xin học nghề phải làm giấy cam đoan theo đúng nội quy của trường lớp học nghề và phục tùng sự điều động của Nhà nước sau khi học xong.

c) Nếu người xin học nghề, không có giấy chứng nhận học lực, hoặc có nhưng không hợp lệ( không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp) đều phải thi kiểm tra trình độ văn hóa.

II. CHẾ ĐỘ HỌC TẬP.

Thời gian học sẽ tùy theo yêu cầu, nội dung chương trình học tập của các loại nghề để quyết định nhằm đào tạo những người học nghề toàn diện về lý thuyết, tay nghề, văn hóa, sức khỏe, đạo đức và thái độ lao động.

Nội dung chương trình, tài liệu và kế hoạch giảng dạy đào tạo do các ngành biên soạn phải được Hội đồng thẩm duyệt chương trình thông qua. Đối với các chương trình, tài liệu nào chưa được Hội đồng thẩm duyệt thông qua, các Bộ, các ngành mở trường lớp phải gửi lên Bộ Lao động góp ý kiến.

III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HỌC NGHỀ.

A. Mức sinh hoạt phí cho học sinh mới tuyển vào học ở các trường lớp chính quy:

- Năm thứ nhất, sinh hoạt phí mỗi tháng : 21đ00

- Năm thứ hai, sinh hoạt phí mỗi tháng : 24.đ00

- Riêng đối với các nghề rèn, đúc thì năm thứ nhất sinh hoạt phí mỗi tháng 24đ; năm thứ hai,sinh hoạt phí mỗi tháng 27đồng.

B. Mức sinh hoạt phí cho người mới tuyển vào học ở các trường lớp bên cạnh xí nghiệp và theo lối kèm cặp trong sản xuất:

Số thứ tự

Loại nghề được đào tạo

Năm thứ I

Năm thứ II

1

2

 

 

 

 

 

3

 

4

Mi –nơ hầm lò, đốt lửa đầu máy xe lửa.

Các loại máy thi công trên công trường, nông trường, lâm trường, khảo sát địa chất, nghề rèn, đúc( kể cả rèn, đúc ở xí nghiệp, công trường) lái xe ô- tô vận tải.

Riêng các loại máy chạy bằng giây xích như máy kéo, máy ủi

Cơ điện ở xí nghiệp, hóa chất, ô tô hành khách và du lịch

Các loại nghề thuộc công nghiệp nhẹ

40đ00

27,00

 

 

 

30,00

 

24,00

 

21,00

 

 

 

 

 

31đ00

 

27đ00

- Đối với các loại nghề do điều kiện sản xuất không thể vừa làm vừa học phải tập trung một thời gian để học xong lý thuyết, mới xuống cơ sở sản xuất học thực hành cho đến khi mãn khóa, trong thời gian học lý thuyết sinh hoạt mỗi tháng là 21đ (không phân biệt ngành nghề). Khi xuống cơ sở học thực hành mới áp dụng mức sinh hoạt phí như quy định ở bảng trên.

[...]