Thông tư 59/2016/TT-BQP quy định tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng

Số hiệu 59/2016/TT-BQP
Ngày ban hành 21/04/2016
Ngày có hiệu lực 06/06/2016
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Lê Chiêm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2016/TT-BQP

Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIẾP CÔNG DÂN TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Tiếp công dân;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 33/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra quốc phòng;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa Điểm tiếp công dân (gọi chung là nơi tiếp công dân) của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (gọi chung là cơ quan, đơn vị) trong Bộ Quốc phòng; nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người tiếp công dân; mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và các Điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trụ sở tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng; công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những nội dung liên quan thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng.

Điều 3. Nguyên tắc tiếp công dân

1. Việc tiếp công dân chỉ được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.

2. Phải bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, thuận tiện, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

3. Tôn trọng, tạo Điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo

quy định của pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN

Điều 4. Trụ sở tiếp công dân

1. Trụ sở tiếp công dân phải bố trí ở nơi thuận lợi cho việc tiếp công dân và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; được bảo đảm cơ sở vật chất để làm việc; phải niêm yết nội quy, quy trình tiếp công dân và công khai các thông tin khác theo quy định của pháp luật.

2. Bố trí cán bộ tiếp công dân phải lựa chọn các đồng chí có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn nghiệp vụ; có phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng tốt, am hiểu thực tiễn; có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao.

3. Các cơ quan, đơn vị phải bố trí lực lượng bảo vệ, bảo đảm an ninh trật tự tại Trụ sở tiếp công dân thuộc cấp mình quản lý; có phương án bảo vệ trụ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trụ sở tiếp công dân làm việc theo giờ hành chính (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ, tết).

4. Khi làm nhiệm vụ ngoài doanh trại, nếu đóng quân ở địa phương nào, các cơ quan, đơn vị phải tổ chức địa Điểm tiếp công dân tại địa phương đó với hình thức thích hợp.

[...]