BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 54
/2014/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày
30 tháng 12 năm 2014
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN CÁC TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT
KHÁC CHO ÁP DỤNG ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRONG NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP
VÀ THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định 199/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật An
toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy
sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng
Cục Chăn nuôi;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp
dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.Thông tư này quy định điều kiện, trình tự công
nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác trong nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây viết tắt là Quyết
định số 01/2012/QĐ-TTg).
2. Đối với tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
khác mà Việt Nam là thành viên không phải thực hiện trình tự công nhận theo quy
định tại Thông tư này; tổ chức, cá nhân khi áp dụng sẽ được hưởng chính sách hỗ
trợ theo quy định của Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có
hoạt động liên quan đến công nhận tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho
áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Thực hành nông nghiệp tốt là tiêu chuẩn,
quy trình, quy phạm tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, khu vực ban hành
hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;
truy xuất nguồn gốc sản phẩm; bảo vệ môi trường; sức khỏe, an sinh xã hội cho
người lao động (sau đây viết tắt là GAP - Good Agricultural Practices);
2. Công nhận GAP khác cho áp dụng để được hưởng
chính sách hỗ trợ (sau đây
viết tắt là công nhận GAP khác) là việc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đánh giá, xác nhận GAP khác đáp ứng các điều kiện quy định
tại Điều 5 của Thông tư này; tổ chức, cá nhân khi áp dụng sẽ
được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.
Điều
4. Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng
ký công nhận GAP khác
1. Tổng cục Thủy sản
là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác lĩnh vực thủy sản.
2. Tổng cục Lâm nghiệp
là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Cục Trồng trọt là
cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác lĩnh vực trồng trọt.
4. Cục Chăn nuôi là cơ
quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác lĩnh vực chăn nuôi.
Chương
II
CÔNG NHẬN
GAP KHÁC
Điều
5. Điều kiện công nhận GAP khác
GAP khác được công nhận
phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Do tổ chức trong nước,
tổ chức quốc tế, quốc gia, khu vực hoặc vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam ban hành
(sau đây viết tắt là Tổ chức ban hành GAP khác).
2. Có các
tiêu chí theo quy định tại Phụ lục I đối với lĩnh vực
thủy sản, Phụ lục II đối với lĩnh vực lâm nghiệp và
trồng trọt, Phụ lục III đối với lĩnh vực chăn nuôi.
3. Có quy định về chứng
nhận sản phẩm được sản xuất theo GAP khác đó.
Điều
6. Đăng ký công nhận GAP khác
Một trong các tổ chức,
cá nhân dưới đây có quyền gửi hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác:
1. Tổ chức ban hành
GAP khác.
2. Tổ chức đại diện tại
Việt Nam của tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân được
tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này ủy quyền.
Điều
7. Hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác
1. Tổ chức, cá nhân
quy định tại Điều 6 Thông tư này gửi trực tiếp hoặc qua đường
bưu điện 01 bộ hồ sơ đăng ký công nhận GAP khác tới Tổng cục, Cục chuyên ngành
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tại Điều 4 của
Thông tư này.
2. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký công
nhận GAP khác theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy ủy quyền đối với tổ chức, cá nhân quy định
tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này;
c) Bản sao chứng thực
văn bản ban hành GAP khác hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu; trường
hợp bản chính bằng tiếng nước ngoài thì nộp bản dịch sang tiếng Việt có chứng
thực;
d) Bản sao chứng thực
phiên bản mới nhất của GAP khác hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu;
trường hợp bản chính bằng tiếng nước ngoài thì nộp bản dịch sang tiếng Việt có
chứng thực;
đ) Bản sao chứng thực
quy định về chứng nhận GAP khác hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu;
trường hợp bản chính bằng tiếng nước ngoài thì nộp bản dịch sang tiếng Việt có
chứng thực;
e) Danh sách các tổ chức
chứng nhận GAP khác đang hoạt động tại Việt Nam gồm tên gọi, địa chỉ, điện thoại,
fax, email kèm theo bản sao Giấy ủy quyền hoặc công nhận được hoạt động chứng
nhận tại Việt Nam.
Điều
8. Trình tự, thời gian giải quyết
1.
Trường hợp nộp trực tiếp, Tổng cục, Cục chuyên ngành trả lời ngay về tính hợp lệ
của hồ sơ; trường hợp nộp qua đường bưu điện thì trong thời hạn không quá 03
ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục, Cục
chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký công
nhận GAP khác chỉnh sửa hoặc bổ sung.
2.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục, Cục
chuyên ngành thành lập Hội đồng đánh giá từ 3 đến 5 người, có đại diện Vụ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiến
hành đánh giá hồ sơ đăng ký.
Hội
đồng đánh giá sự phù hợp giữa các tiêu chí của GAP khác so với các quy định tại
Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này tương ứng
với từng lĩnh vực.
Trường
hợp Hội đồng đánh giá kết luận chưa đủ điều kiện công nhận, trong vòng 03 ngày
làm việc sau khi có Biên bản họp của Hội đồng đánh giá, Tổng cục, Cục chuyên
ngành xem xét, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp Hội đồng
đánh giá kết luận đủ điều kiện công nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng
cục, Cục chuyên ngành xem xét, gửi hồ sơ đề nghị công nhận GAP khác tới Vụ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường để thẩm tra trước khi trình Bộ trưởng, hồ sơ bao gồm:
a) Dự thảo tờ trình Bộ
trưởng, trong đó nêu rõ: sự cần thiết, quá trình thực hiện, tóm tắt kết quả
đánh giá, đề nghị công nhận GAP khác;
b) Báo cáo thẩm định của
Tổng cục, Cục chuyên ngành;
c) Hồ sơ đăng ký công
nhận GAP khác theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
d) Dự thảo Quyết định công nhận GAP khác.
4. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường có văn bản thẩm tra gửi Tổng cục, Cục chuyên ngành.
5. Trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản thẩm tra của Vụ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường, Tổng cục, Cục chuyên ngành trình Bộ trưởng xem xét, công nhận
GAP khác. Trường hợp không công nhận, Tổng cục, Cục chuyên ngành có văn bản trả
lời nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết
định công nhận, Tổng cục, Cục chuyên ngành thông báo công khai trên Website của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Website của đơn vị mình và thông báo tới
các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Tổng cục Thủy sản,
Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi theo lĩnh vực được phân công
có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, đánh giá
hồ sơ, trình Bộ trưởng ký Quyết định công nhận cho áp dụng GAP khác để được hưởng
chính sách hỗ trợ khi đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 5
Thông tư này;
b) Tổng hợp tình hình
áp dụng, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các GAP khác; tổng hợp, báo cáo Bộ
trưởng.
2. Vụ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đề nghị công nhận GAP khác của
Tổng cục, Cục chuyên ngành.
3. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có trách nhiệm cập nhật các GAP khác được công nhận cho áp
dụng tại Việt Nam để làm căn cứ hỗ trợ các cơ sở sản xuất áp dụng GAP khác tại
địa phương.
4. Tổ chức ban hành
GAP khác hoặc tổ chức, cá nhân là đại diện GAP khác tại Việt Nam:
a) Thực hiện các quy định
tại Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan;
b) Báo cáo Tổng cục, Cục
chuyên ngành mọi thay đổi về nội dung của GAP khác; quy định chứng nhận GAP
khác; danh sách các tổ chức chứng nhận GAP khác hoạt động tại Việt Nam;
c) Trước ngày 15 tháng
12 hàng năm gửi báo cáo kết quả áp dụng GAP khác và việc thực hiện chính sách hỗ
trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg cho Tổng
cục, Cục chuyên ngành.
Điều
10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2015.
2. Trong quá trình tổ
chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan phản
ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm
nghiệp, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi) để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp ./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- UBND, Sở NN & PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Thủy sản;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Vụ KHCN&MT; Vụ PC; Cục Chăn nuôi;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN & PTNT;
- Lưu VT, Cục Trồng
trọt.
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
PHỤ LỤC I
TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ GAP KHÁC LĨNH VỰC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54
/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
TT
|
Tiêu chí
|
Nội dung tiêu chí
|
Văn bản quy định
|
1.
|
Địa điểm sản xuất
nuôi trồng thuỷ sản.
|
- Cơ sở nuôi phải nằm
trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương
- Nơi nuôi phải được
xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.
|
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính Phủ về
điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
- QCVN 01-80 :2011/BNNPTNT Quy chuẩn cơ sở nuôi
trồng thuỷ sản – Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y.
|
2.
|
Chất lượng nước nuôi
trồng thuỷ sản.
|
Nước sử dụng cho
nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với từng đối tượng nuôi cụ thể.
|
- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN số 38/2011/BTNMT.
- QCVN 01-80 :2011/BNNPTNT: Quy chuẩn cơ sở
nuôi trồng thuỷ sản – Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y.
- Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy
sản (Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT).
|
3.
|
Giống thuỷ sản.
|
Giống có nguồn gốc
rõ ràng, đảm bảo chất lượng theo QCVN, TCVN tương ứng.
|
- Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/05/2013 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về quản lý giống thủy sản,
- Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y
- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 02 -15 :2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất giống thuỷ sản - Điều kiện
đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường.
|
4.
|
Thức ăn, thuốc, sản
phẩm xử lý, cải tạo môi trường.
|
- Cơ sở nuôi chỉ sử
dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường được phép lưu hành tại
Việt Nam.
- Thức ăn đảm bảo
theo TCVN.
- Cơ sở nuôi không sử
dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định.
|
- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 02-14 :2009/BNNPTNT: Cơ sở sản
xuất thức ăn công nghiệp nuôi thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm,
vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về
quản lý thức ăn chăn nuôi
- Pháp lệnh Thú y năm 2004.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Thú y (Nghị định số 33/2005/NĐ-CP).
- Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
- Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ
về quản lý thức ăn chăn nuôi.
|
5.
|
Quản lý sức khoẻ thuỷ
sản.
|
- Khi phát hiện bệnh,
cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh giữa
các đơn vị nuôi và từ nơi nuôi ra bên ngoài
- Khi xảy ra bệnh nằm
trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, cơ sở nuôi phải thông báo
cho cơ quan quản lý thủy sản hoặc thú y gần nhất và áp dụng các biện pháp dập
dịch, thực hiện khử trùng tại nơi xảy ra dịch.
|
- Pháp lệnh Thú y năm 2004.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
- Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT quy định về phòng chống dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi.
|
6.
|
Xử lý rác thải, bảo
vệ môi trường
|
- Cơ sở nuôi phải thực
hiện thu gom, phân loại, xử lý kịp thời các chất thải rắn thông thường, chất
thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản theo
quy định hiện hành.
- Nước thải ra ngoài
môi trường phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định hiện hành
|
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- QCVN 01-80 :2011/BNNPTNT Quy chuẩn cơ sở
nuôi trồng thuỷ sản – Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y.
|
7.
|
Hồ sơ
|
- Cơ sở nuôi phải lập,
duy trì và sẵn có hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện trong quá trình thực
hành nuôi trồng thủy sản.
- Hồ sơ liên quan đến
sản phẩm thủy sản phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch
|
- Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm
bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản
- Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/ 01/2013 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT Quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm
theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối.
|
PHỤ LỤC II
TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ GAP KHÁC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ TRỒNG TRỌT
(Ban hành kèm theo Thông tư số
54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
TT
|
Tiêu chí
|
Nội dung tiêu chí
|
Văn bản quy định
|
1
|
Địa điểm sản
xuất
|
Phù hợp với quy hoạch
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp của địa phương được cấp có thẩm quyền phê
duyệt
|
- Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Hướng dẫn tiêu chí
xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT)
- Thông tư số
05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
|
2
|
Đất canh tác
|
Đáp ứng yêu cầu về
giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất nông nghiệp
|
Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 03:2008/BTNMT
|
3
|
Nước tưới
|
Đáp ứng yêu cầu về
giới hạn cho phép của một số kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong
nước tưới đối với sản xuất trồng trọt
|
Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT
|
4
|
Giống cây trồng
|
Sử dụng giống cây trồng
được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004
|
5
|
Phân bón
|
Sử dụng phân bón đã
được công bố hợp quy
|
-
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày
13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
-
Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 của
Bộ Công thương
|
6
|
Thuốc Bảo vệ thực vật
|
Sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật theo nguyên tắc 4 đúng; phải tuân thủ thời gian cách ly; thực hiện
đúng hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc
|
Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013
|
Sử dụng thuốc trong
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
|
Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013
|
7
|
Xử lý chất thải
|
Thu gom chất thải,
rác thải từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
|
Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT
|
Thu gom, xử lý chất
thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
|
Luật An toàn
thực phẩm năm 2010.
|
8
|
Hồ sơ
|
Ghi chép và lưu giữ
tối thiểu 01 năm, tính từ ngày thu hoạch để truy xuất nguồn gốc về giống, gốc
ghép; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; sản phẩm
|
Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 01- 132:2013/BNNPTNT
|
PHỤ LỤC III
TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ GAP KHÁC LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54 /2014/TT-BNNPTNT
ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHỤ LỤC IV
MẪU
GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN GAP KHÁC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54
/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
CỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
……, ngày ... tháng … năm 20…
GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
GAP KHÁC
Kính gửi: (Tổng cục Thủy sản/ Tổng
cục Lâm nghiệp/Cục Trồng trọt/Cục Chăn nuôi)
- Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
+ Địa chỉ liên lạc:
+ Điện thoại:
Fax:
E-mail:
- Tên GAP khác đề nghị công nhận:
- Tổ chức ban hành GAP khác:
+ Tên tổ chức ban hành GAP
khác:
+ Địa chỉ liên lạc:
+ Điện thoại:
Fax:
E-mail:
Sau khi nghiên cứu Thông tư số /2014/TT-BNNPTNT
ngày tháng năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về công
nhận các tiêu chuẩn GAP khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, (tổ chức, cá nhân đăng ký) đề nghị (Tổng cục
Thủy sản/Tổng cục Lâm nghiệp/Cục Trồng trọt/Cục Chăn nuôi) công nhận (tên GAP
khác) trong lĩnh vực (trồng trọt, lâm nghiệp/chăn nuôi/thủy sản) để được hưởng
chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.
Hồ sơ kèm theo gồm:
- ........
- ........
Chúng tôi
xin cam kết các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký là đúng sự thật./.
|
Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)
|