Thông tư 50/2001/TT-BNN-XDCB thực hiện Quy chế đấu thầu đối với các dự án đầu tư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 50/2001/TT-BNN-XDCB
Ngày ban hành 03/05/2001
Ngày có hiệu lực 18/05/2001
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Phạm Hồng Giang
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 50/2001/TT-BNN-XDCB

Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT SỐ 50/2001/TT/BNN-XDCB NGÀY 3 THÁNG 5 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp & PTNT;
Căn cứ Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về Quy chế đấu thầu;
Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu đối với các dự án dầu tư thuộc bộ Nông nghiệp & PTNT như sau:

Phần 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Đối với đấu thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu theo mẫu chung do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Quyết định số 113/2000/QĐ/BNN-XDCB ngày 6/11/2000.

Đối với các trường hợp đấu thầu khác, bên mời thầu cần căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá mà đưa ra yêu cầu cụ thể trong hồ sơ mời thầu để Nhà thầu có thể lập được hồ sơ dự thầu đầy đủ, chi tiết. Những vấn đề khác với mẫu chung cần đưa thành phụ lục riêng, bổ sung vào hồ sơ mời thầu mẫu.

Kèm theo bản vẽ thiết kế phải có bản kê khối lượng. Nhà thầu có trách nhiệm tính toán và kiểm tra kỹ khối lượng này, nếu có sai khác phải đề nghị Bên mời thầu làm rõ trước khi lập giá dự thầu. Trường hợp không kiểm tra kỹ, bỏ sót khối lượng nhưng vẫn định giá dự thầu, nếu được trúng thầu thì giá trị khối lượng bỏ sót đó không được bổ sung, thanh toán.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định trong Quy chế đấu thầu của Chính phủ, Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và được cụ thể hoá tại các phụ lục sau:

- Phụ lục 1: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu tuyển chọn tư vấn.

- Phụ lục 2: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu sơ tuyển xây lắp.

- Phụ lục 3: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp.

- Phụ lục 4: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp gói thầu quy mô nhỏ.

Tuỳ theo tính chất, đặc điểm và yêu cầu của từng gói thầu mà có thể điều chỉnh tăng, giảm hoặc chi tiết thêm các tiêu chuẩn trong phạm vi mức quy định chung.

3.1. Số hồ sơ dự thầu phải nộp theo quy định sau:

- Bốn bộ (04): 01 bộ bản gốc, 03 bộ bản sao đối với những gói thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đấu thầu, gói thầu đấu thầu quốc tế hoặc gói thầu có yêu cầu đặc biệt.

- Ba bộ (03): 01 bộ bản gốc, 02 bộ bản sao đối với những gói thầu còn lại.

3.2. Nhà thầu phải niêm phong, ghi nhãn từng bộ hồ sơ và từng túi hồ sơ dự thầu. Tuỳ đặc điểm của từng gói thầu mà việc niêm phong ghi nhãn sẽ được quy định cụ thể thêm trong hồ sơ mời thầu.

3.3. Khi tiếp nhận hồ sơ dự thầu, Bên mời thầu và Nhà thầu phải cùng ký văn bản giao nhận, ghi rõ thời điểm nộp, số bộ hồ sơ v.v... Không nhận hồ sơ dự thầu trong các trường hợp: Nộp sau giờ đóng thầu, hồ sơ không đầy đủ dấu niêm phong, không đủ số bộ hồ sơ theo yêu cầu, không ghi nhãn.

Bên mời thầu có trách nhiệm bảo mật hồ sơ dự thầu đã nộp theo quy định tại Điều 56 của Quy chế đấu thầu.

Sau khi xét thầu, Bên mời tầu phải gửi 01 bộ bản sao còn nguyên niêm phong của các Nhà thầu tham dự cùng tờ trình xin duyệt kết quả đấu thầu và các hồ sơ kèm theo về cơ quan thẩm định.

Tại buổi mở thầu, trước khi công bố giá gói thầu, nếu giá dự thầu của tất cả các Nhà thầu đều vượt giá gói thầu được duyệt thì Bên mời thầu phải tổ chức (chỉ một lần) ngay tại chỗ các Nhà thầu chào lại giá bỏ trong phong bì dán kín và coi đây là giá dự thầu chính thức để xét thầu. Người đứng tên ký đơn dự thầu phải ký văn bản xác định giá chào lại này thay thế giá đã chào trước đây.

5. Xếp hạng, xét chọn và trình duyệt kết quả đấu thầu:

Việc đánh giá, xếp hạng, xét chọn nhà thầu trúng thầu, phải căn cứ nội dung hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu được duyệt.

Giá trúng thầu là giá đánh giá thấp nhất được xác định trên cơ sở giá dự thầu thấp hợp lý (yêu cầu kỹ thuật đáp ứng hồ sơ mời thầu, khối lượng đầy đủ và chính xác, đơn giá hợp lý) và các yếu tố liên quan khác.

Kết quả xếp hạng và mọi diễn biến trong quá trình xét thầu phải được lập thành hồ sơ, các thành viên tổ chuyên gia tham gia xét thầu cùng ký tên vào biên bản chấm thầu. Đối với gói thầu thuộc dự án Thuỷ lợi sử dụng vốn ADB, WB... thì CPO cùng SPO, SIO thực hiện theo các Quyết định số 123/2000/QĐ/BNN-TCCB ngày 27/11/2000 và số 124/QĐ/BNN/TCCB ngày 27/11/2000 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

6.1. Ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, Bên mời thầu gửi thông báo tới tất cả các Nhà thầu tham dự. Đồng thời, gửi ngay tới nhà thầu trúng thầu thông báo giá trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng, dự thảo hợp đồng, các vấn đề cần thương thảo, thời gian thương thảo. Các CPO báo cáo kịp thời kết quả đấu thầu, nội dung hợp đồng tới ADB, WB... theo quy định của ngân hàng cho vay. Trong phạm vi không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu, nếu Nhà thầu trúng thầu từ chối thực hiện hợp đồng, Bên mời thầu sẽ không trả lại bảo lãnh dự thầu cho Nhà thầu đó và được quyền lựa chọn Nhà thầu xếp hạng kế tiếp trúng thầu, trình người có thẩm quyền quyết định.

6.2. Theo lịch biểu đã thống nhất, Bên mời thầu và Nhà thầu trúng thầu tiến hành thương thảo cụ thể các điều khoản hợp đồng, hoàn thiện các số liệu tính giá dự thầu và xác định giá ký hợp đồng, không vượt giá trúng thầu được duyệt.

[...]