Thông tư 39-BYT/TT-1969 quy định về nhãn hóa chất hóa nghiệm dùng trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 39-BYT/TT
Ngày ban hành 22/12/1969
Ngày có hiệu lực 01/07/1970
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Vũ Công Thuyết
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39-BYT/TT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1969 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ NHÃN HÓA CHẤT HÓA NGHIỆM DÙNG TRONG NGÀNH Y TẾ

 

Kính gửi:

- Các Sở, Ty y tế.

- Quốc doanh dược phẩm thành, tỉnh

- Xí nghiệp dược phẩm thành, tỉnh

- Trường trung cấp y dược thành, tỉnh

- Bệnh viện thành, tỉnh

- Các cơ quan trực thuộc Bộ và kế cận

                                          

Ngành y tế dùng khá nhiều hóa chất hóa nghiệm trong công tác kiểm nghiệm thuốc, xét nghiệm lâm sàng, sinh hóa, điện quang, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, v.v…. Hiện nay chưa có quy định của Chính phủ về nhãn hóa chất dùng trong các ngành. Riêng ngành y tế cũng mới có quy định về nhãn thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, chưa có quy định về phần hóa chất hóa nghiệm, do đó có thể xảy ra nhầm lẫn nguy hiểm giữa hóa chất hóa nghiệm và hóa dược dùng làm thuốc, giữa hóa chất và thuốc phòng bệnh chữa bệnh.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế tạm thời quy định chế độ nhãn hóa chất hóa nghiệm như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tất cả các loại hóa chất dùng trong công tác hóa nghiệm dùng trong ngành y tế phải có nhãn tới đơn vị đóng gói nhỏ nhất.

2. Các quy định trong thông tư này áp dụng chung cho cả dạng nguyên chất và dạng đã pha loãng

3. Chữ viết trên nhãn phải ghi rõ ràng, chân phương và theo đúng tên và danh từ của Bộ Y tế đã quy định trong các văn bản của ngành Y tế, (đối với những chất chưa được quy định tên thì theo nguyên tắc phiên âm thuật ngữ của Ủy ban Khoa học xã hội đã công bố).

4. Tất cả các đơn vị trước khi in nhãn phải được cơ quan y tế cấp trên duyệt (như đã quy định trong thông tư số 24-BYT/TT ngày 06-12-1963 đối với nhãn thuốc).

5. Đơn vị đo lường ghi trên nhãn phải viết như sau:

- Về khối lượng: gam viết tắt là g

- Về thể tích: mililít viết tắt là ml và ký hiệu này viết sau trị số biểu thị khối lượng về thể tích, ví dụ: 0,05g; 11,5 ml.

II. PHÂN LOẠI SẮP XẾP HÓA CHẤT

Hóa chất dùng trong công tác hóa nghiệm, có một số hóa chất có tính chất độc, ăn mòn, cháy, nổ, phóng xạ được gọi chung là “ hóa chất nguy hiểm”.

Danh mục hóa chất nguy hiểm sắp xếp theo bảng phụ lục kèm theo thông tư này(1)

Những chất không ghi trong danh mục này thì được xếp vào loại hóa chất thường.

Đối với những hóa chất nguy hiểm cá biệt chưa ghi trong bảng danh mục này mà đơn vị nào phát hiện thấy thì báo cáo về Bộ để nghiên cứu; trong khi chờ đợi thì tạm thời theo nhãn sẵn có của hóa chất đó.

III. QUY ĐỊNH VỀ KÍCH THƯỚC, MÀU SẮC, NỘI DUNG CỦA NHÃN HÓA CHẤT

1. Nhãn hóa chất nói chung (gồm cả hóa chất thường và hóa chất nguy hiểm): nền trắng chữ đen hoặc xanh, in nội dung chính sau đây:

- Tên cơ quan, đơn vị sản xuất đóng gói,

- Tên hóa chất, tên chính, tên khoa học,

- Công thức hóa học (nếu có). Phân tử lượng

- Độ tinh khiết: TK- TKHH – PT(2)

- Khối lượng hay thể tích tính,

- Khối lượng bì không kể nút và xi

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ