BỘ
GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số:
362-TDCTN
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 08 năm 1959
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 054-TTG NGÀY 19-02-1959 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU
ĐIỆN
Quyết định số 054-TTg ngày
19-02-1959 của Thủ tướng Chính phủ đã ấn định các nguyên tắc:
Về cấp vốn lưu động đối với các
xí nghiệp quốc doanh công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải
và bưu điện;
Về việc định mức tiêu chuẩn vốn
lưu động cho các xí nghiệp quốc doanh;
Về việc Ngân hàng Quốc gia cho
vay trong định mức vốn lưu động.
Quyết định số 054-TTg nói trên
nhằm hết sức tiết kiệm vốn cho Nhà nước, đồng thời giúp đỡ các xí nghiệp giải
quyết những khó khăn về vốn trong quá trình thực hiện kế hoạch, góp phần củng cố
thêm một bước chế độ hạnh toán kinh tế để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế
hoạch Nhà nước.
Thông tư Liên bộ Tài chính –
Giao thông và Bưu điện – Ngân hàng Quốc gia này quy định cụ thể những nguyên tắc
và biện pháp chủ yếu để hướng dẫn các Ủy ban Hành chính, các xí nghiệp quốc
doanh giao thông và bưu điện, các Chi nhánh Ngân hàng địa phương thi hành.
I. MẤY NGUYÊN
TẮC CHUNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN,
TRONG VIỆC CẤP VỐN LƯU ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ TRONG VIỆC CHO VAY TRONG ĐỊNH MỨC VỐN
LƯU ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA
Bộ Giao thông và Bưu điện có 6
loại xí nghiệp:
1. Xí nghiệp vận tải như: Đường
sắt, Vận tải sông biển, Vận tải ô tô.
2. Xí nghiệp hải cảng như: Cảng
Hải Phòng, Cảng Bến thủy, Công ty Đại lý tàu biển.
3. Xí nghiệp bưu điện.
4. Xí nghiệp công nghiệp (sửa chữa
và sản xuất).
5. Đơn vị cung cấp vật liệu (Đường
sắt, Bưu điện, Đường thủy bộ, đều có đơn vị cung cấp vật liệu).
6. Xí nghiệp bao thầu như: Ty
tàu quốc, Ty công trình đường thủy, Cục công trình đường sắt, Đội công trình
bưu điện, Công trường 136 của đường bộ.
A. TỶ LỆ VỐN NHÀ NƯỚC CẤP VÀ VỐN
VAY CỦA NGÂN HÀNG QUY ĐỊNH NHƯ SAU:
Tùy theo tính chất kinh doanh,
tình hình dự trữ vật tư và tình hình kinh doanh của từng loại xí nghiệp, sau
khi xét duyệt vốn xong, Bộ Giao thông và Bưu điện sẽ phối hợp với Bộ Tài chính
và Ngân hàng Quốc gia để quy định tỷ lệ cấp vốn của Nhà nước và cho vay của
Ngân hàng Quốc gia cho các loại xí nghiệp khác nhau: như sản xuất công nghiệp,
vận doanh, hải cảng, đơn vị cung cấp vật liệu, bưu điện.
Đối với các xí nghiệp đã được
duyệt vốn lưu động năm 1959 rồi, tạm thời Bộ quy định tỷ lệ 70% vốn Nhà nước cấp
và 30% vốn vay Ngân hàng trong định mức. Tỷ lệ tạm thời về cấp và vay vốn Ngân
hàng đối với các xí nghiệp này sẽ điều chỉnh vào dịp điều chỉnh kế hoạch cuối
năm. Còn xí nghiệp nào chưa được xét duyệt vốn lưu động năm 1959 thì khi nào
xét duyệt, Bộ Giao thông và Bưu điện sẽ quy định ngay tỷ lệ chính thức về phần
tham gia cho vay của Ngân hàng đối với xí nghiệp đó.
Tỷ lệ cho vay của Ngân hàng
trong định mức vốn lưu động là số chênh lệch giữa tỷ lệ vốn Nhà nước cấp cho xí
nghiệp với mức vốn lưu động được duyệt. Nếu Nhà nước cấp 70% thì Ngân hàng cho
vay 30%, nhưng trong 70% Nhà nước cấp phải trừ các khoản nợ định mức được duyệt.
Phần vốn cho vay của Ngân hàng
Quốc gia, Nhà nước sẽ chuyển giao cho Ngân hàng để cho vay theo nguyên tắc:
Ngân hàng tham gia một phần trong định mức vốn lưu động và theo biện pháp cho
vay trong định mức vốn lưu động do Ngân hàng Quốc gia quy định.
Đối với các xí nghiệp bao thầu
như Ty tầu cuốc, Ty công trình đường thủy, Cục công trình đường sắt, đội công
trình bưu điện và công trường 136 của đường bộ, là những xí nghiệp xây lắp có
quan hệ với Ngân hàng Kiến thiết, việc tham gia cho vay vốn lưu động trong định
mức và cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn sẽ do Ngân hàng Kiến thiết phụ
trách. Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Bưu điện quy định thể lệ cho vay, dựa trên
tinh thần Quyết định số 054-TTg ngày 19-02-1959 của Thủ tướng Chính phủ.
B. VỐN VAY TRÊN ĐỊNH MỨC
Ngoài số vốn cần vay trong định
mức, nếu xí nghiệp có những dự trự vật tư trên mức tiêu chuẩn hay nhu cầu tạm
thời, Ngân hàng quốc gia sẽ cho vay trên định mức theo những thể lệ và biện
pháp cho vay ngắn hạn đã ban hành ngày 21-08-1957 và ngày 22-11-1958 đối với
công nghiệp quốc doanh và vận tải quốc doanh.
C. NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC
VỐN LƯU ĐỘNG
1. Nguyên tắc định mức vốn lưu động
cho các xí nghiệp quốc doanh giao thông vận tải và bưu điện là phải căn cứ vào
mức vốn lưu động tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của xí nghiệp để
định mức vốn lưu động bình quân cả năm.
2. Đối với chi phí kinh doanh thời
vụ, phải căn cứ vào nhu cầu kế hoạch của quý thấp nhất trong năm để cấp vốn.
3. Đối với những vật tư mà xí
nghiệp cần dự trữ trên mức để đảm bảo hoạt động cho những thời gian không thể
cung cấp được do thời tiết như: mưa, bão, lụt v.v... xí nghiệp sẽ vay vốn của
Ngân hàng Quốc gia theo nhu cầu tạm thời.
4. Đối với các xưởng đóng tầu, về
"sản phẩm đang làm" Nhà nước chỉ cấp vốn lưu động định mức cho chu kỳ
sản xuất đợt đầu; về "sản phẩm hoàn thành" chỉ cấp vốn định mức cho
thời gian từ khi giao sản phẩm cho đến khi làm xong thủ tục giấy tờ đòi nợ (hóa
đơn). Khi làm xong thủ tục giấy tờ mà xưởng chưa đòi được nợ ở khách hàng, nếu
cần vốn thì xưởng sẽ vay Ngân hàng theo thể lệ cho vay thanh toán.
5. Về khoản tiền tầu liên vận quốc
tế và các cước phí hải cảng, tạm thời Nhà nước cấp vốn cho đến khi có những điều
lệ mới sửa đổi lại các hình thức thanh toán giữa các cơ quan vận tải nước ta với
các nước bạn.
6. Về khoản thanh toán cước vận
tải, sản phẩm làm dở và hoàn thành, Bộ Giao thông và Bưu điện sẽ nghiên cứu, bổ
sung thể lệ thanh toán để tiến tới xét lại việc cấp vốn lưu động định mức
cho sản phẩm làm dở và hoàn thành, nhất là đối với việc định mức vốn cho
4 xưởng đóng tầu Hải Phòng.
II. MẤY VẤN ĐỀ
CÓ QUAN HỆ ĐẾN VIỆC CẤP VỐN VÀ CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
1. Đối với Tổng cục đường sắt và
Tổng cục bưu điện và đơn vị kinh doanh tổng hợp, hạch toán kinh tế độc lập, Bộ
Giao thông và Bưu điện căn cứ vào tỷ lệ toàn bộ số vốn được duyệt để chuyển vốn
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các xí nghiệp phụ thuộc
đã hạch toán kinh tế của Tổng cục bưu điện và Tổng cục đường sắt thì Tổng cục
duyệt tỷ lệ vốn và báo cáo Ngân hàng Quốc gia biết để tham gia cho vay hoặc rút
vốn lưu động trong định mức.
2. Đối với các xí nghiệp đang hoạt
động mà vốn lưu động hiện có nhiều hơn vốn được cấp trong năm kế hoạch, các xí
nghiệp ấy phải chuyển vốn bằng 2 hình thức:
a) Phần vốn tham gia của Ngân
hàng để cho vay trong định mức thì xí nghiệp làm giấy nộp cho Ngân hàng địa
phương để chuyển về Ngân hàng trung ương.
b) Phần vốn thừa thì xí nghiệp nộp
lên cho Bộ chủ quản để điều chỉnh cho nơi khác, hoặc nộp vào ngân sách Nhà nước
vào khoản "hoàn vốn".
3. Bộ Giao thông và Bưu điện hay
Tổng cục sẽ ra Quyết định cho từng xí nghiệp, đồng thời gửi cho Bộ Tài chính,
Ngân hàng trung ương và Ngân hàng địa phương để tiến hành rút vốn của xí nghiệp
như trên. Việc này sẽ làm theo phương pháp sau đây:
- Nếu xí nghiệp có đủ tiền thì
Ngân hàng địa phương sẽ thu phần vốn tham gia của Ngân hàng và chuyển cho Ngân
hàng trung ương để ghi vào tài khoản 1 – 07 "vốn được cấp để cho vay xí
nghiệp trong định mức tiêu chuẩn vốn lưu động". Sau đó, nếu xí nghiệp cần
vay trong định mức thì Ngân hàng địa phương sẽ cho vay theo kế hoạch đã được
duyệt.
- Nếu xí nghiệp không có đủ tiền
nộp vì tiền còn nằm trong vật tư chưa được giải phóng thì xí nghiệp sẽ tới Ngân
hàng địa phương làm giấy xin vay số tiền cần nộp (tức là số tiền mà Bộ Giao
thông và Bưu điện đã Quyết định rút để chuyển cho Ngân hàng), rồi lại nộp ngay
vào Ngân hàng để chi nhánh Ngân hàng địa phương chuyển tên Ngân hàng trung
ương. Hai việc vay và nộp phải tiến hành ngay một lúc, để hợp lý hóa thủ tục kế
toán của Ngân hàng. Đây chỉ là một việc làm qua giấy tờ, chuyển khoản, nhưng
đương nhiên từ lúc này trở đi, xí nghiệp đã mắc nợ Ngân hàng địa phương, xí
nghiệp sẽ trả dần theo điều kiện đã thỏa thuận giữa xí nghiệp và Ngân hàng địa
phương trong giấy nhận nợ. Khi có nhu cầu cần thiết, xí nghiệp sẽ vay lại trong
phạm vi tham gia của Ngân hàng trong định mức vốn lưu động.
4. Phần vốn thừa, thiếu của xí
nghiệp sẽ giải quyết như sau:
a) Khi Bộ Giao thông và Bưu điện
duyệt mức vốn theo tỷ lệ rồi, xí nghiệp thừa vốn cần lấy tiền và hiện vật dùng
được cho đủ số vốn theo mức tỷ lệ vốn mà Nhà nước cấp cho xí nghiệp. Nếu còn thừa
bằng tiền thì xí nghiệp sẽ nộp về Bộ để Bộ điều chỉnh như đã nói trên. Nều còn
thừa bằng hiện vật thì cần phân ra 2 loại:
- Loại chưa dùng để riêng, ghi
vào tài khoản riêng biệt, khi dùng tới coi như mua lại và nộp số tiền mua về Bộ.
- Loại ứ đọng không dùng đến thì
đề nghị Bộ chủ quản có kế hoạch điều phối cho nơi khác. Loại này cũng cần phải
đưa vào một tiểu khoản riêng để theo dõi.
b) Đối với xí nghiệp thiếu vốn,
sau khi đã được duyệt mức vốn theo tỷ lệ rồi, số vốn còn thiếu sẽ do Bộ Giao
thông và Bưu điện điều động thêm cho đủ mức tỷ lệ vốn lưu động mà Nhà nước cấp
cho xí nghiệp.
Phần vốn cấp thêm này cho xí
nghiệp có thể bằng tiền hay bằng hiện vật có thể dùng được để đủ số tỷ lệ vốn
Nhà nước cấp cho xí nghiệp. Ngoài ra phần vốn cho vay trong định mức sẽ cấp bằng
tiền và chuyển đến Ngân hàng trung ương ghi vào tài khoản 01-07 "vốn được
cấp để cho xí nghiệp vay trong định mức vốn lưu động". Nếu Bộ chủ quản điều
động không đủ phần vốn Nhà nước cấp cho xí nghiệp và phần tham gia cho vay của
ngân hàng, thì bộ Tài chính sẽ cấp thêm.
III. MẤY ĐIỂM
CẦN CHÚ Ý THI HÀNH
1. Các xí nghiệp quốc doanh thuộc
Bộ Giao thông và Bưu điện, các chi nhánh Ngân hàng địa phương cần phối hợp mật
thiết, tổ chức nghiên cứu thông tư này, đặt kế hoạch thi hành một cách tích cực
dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng bộ và Chính quyền địa phương. Việc đặt quan
hệ tín dụng của Ngân hàng với các xí nghiệp đã được duyệt kế hoạch thu chi tài
vụ phải căn bản hoàn thành trong quý 03-1959.
2. Làm việc theo đường lối quần
chúng, dựa vào công nhân và Đảng ủy xí nghiệp, phổ biến giải thích cho quần
chúng công nhân, cán bộ quán triệt chính sách tiết kiệm vốn Nhà nước để thực hiện
tốt Quyết định mới về việc Ngân hàng quốc gia cho vay trong định mức tiêu chuẩn
vốn lưu động; nhận rõ nhiệm vụ giám đốc của Ngân hàng quốc gia, thông qua việc
phục vụ tốt các công tác cho vay, thanh toán không dùng tiền mặt, và quản lý tiền
mặt, giải quyết những khó khăn về vốn của xí nghiệp, bảo đảm hoàn thành và hoàn
thành vượt mức kế hoạch kinh doanh của xí nghiệp.
3. Hết sức tránh lối làm việc
quan liêu, không hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh và tài vụ của xí nghiệp.
Quan hệ giữa các xí nghiệp, các cơ quan kinh tế và Nhà nước là quan hệ tương trợ
xã hội chủ nghĩa. Phải phát huy tinh thần phục vụ xí nghiệp, vì lợi ích của sản
xuất và giao lưu hàng hóa trước hết cần đi sâu, đi sát, cố gắng đơn giản hóa thủ
tục, giấy tờ. Các xí nghiệp cần hết sức giúp đỡ cán bộ Ngân hàng quốc gia trong
công tác cho vay và tìm hiểu tình hình kinh doanh tài vụ.
Các xí nghiệp gửi các tài liệu
như bảng tổng kết tài sản, báo cáo hàng tháng, quý cho Chi nhánh Ngân hàng địa
phương trực tiếp cho vay; Bộ, Tổng cục gửi cho Ngân hàng trung ương để theo
dõi, góp ý kiến nhằm tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
Thông tư này chỉ nêu lên những
điểm lớn có tính chất nguyên tắc. Mỗi Bộ tùy theo sự cần thiết sẽ cụ thể hóa
thêm chi tiết, nội dung của thông tư này cho ngành mình.
KT.
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG BƯU ĐIỆN
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Như Quỳ
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG
QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Viết Lượng
|