Thông tư 100-LB năm 1959 thi hành Quyết định 054-TTg ấn định các nguyên tắc về cấp vốn lưu động đối với các xí nghiệp quốc doanh công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện do Bộ Tài chính- Bộ Công nghiệp- Ngân hàng Quốc gia ban hành
Số hiệu | 100-LB |
Ngày ban hành | 26/03/1959 |
Ngày có hiệu lực | 10/04/1959 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Công nghiệp,Bộ Tài chính,Ngân hàng quốc gia |
Người ký | Lê Viết Lượng,Trịnh Văn Bính,Vũ Anh |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước |
BỘ
CÔNG NGHIỆP-BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG QUỐC GIA |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 100-LB |
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 1959 |
Quyết định số 054-TTg ngày 19-02-1959 của Thủ tướng Chính phủ đã ấn định các nguyên tắc về cấp vốn lưu động đối với các xí nghiệp quốc doanh công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện; về việc định mức tiêu chuẩn vốn lưu động cho các xí nghiệp quốc doanh; và về việc Ngân hàng quốc gia cho vay trong định mức vốn lưu động. Quyết định số 054-TTg nói trên, nhằm:
Hết sức tiết kiệm vốn cho Nhà nước, đồng thời giúp đỡ các xí nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn trong quá trình thực hiện kế hoạch, góp phần củng cố có thêm một bước chế độ hạch toán kinh tế, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước.
Thông tư Liên bộ Tài chính – Công nghiệp – Ngân hàng này quy định cụ thể những nguyên tắc và biện pháp chủ yếu để hướng dẫn các Ủy ban hành chính các xí nghiệp quốc doanh công nghiệp, các Chi nhánh Ngân hàng địa phương thi hành.
1. Đối với tất cả các xí nghiệp quốc doanh công nghiệp sau khi đã xét duyệt xong vốn, Nhà nước chỉ cấp tối đa đến 70% định mức vốn lưu động.
Số chênh lệch còn lại, Nhà nước sẽ chuyển giao cho Ngân hàng quốc gia để cho vay theo nguyên tắc: Ngân hàng tham gia một phần trong định mức vốn lưu động và theo các biện pháp cho vay trong định mức và vốn lưu động do Ngân hàng quốc gia đã quy định.
2. Ngoài ra, nếu xí nghiệp cần có dự trữ trên định mức tiêu chuẩn vốn lưu động, thì Ngân hàng quốc gia sẽ cho vay trên định mức, theo thể lệ và biện pháp đã ban hành.
3. Nguyên tắc định mức vốn lưu động cho các xí nghiệp quốc doanh công nghiệp phải :
- Căn cứ theo sản lượng của quý thấp nhất để định mức vốn toàn năm cho xí nghiệp sản xuất theo thời vụ.
- Căn cứ theo sản lượng sản xuất toàn năm để định mức vốn lưu động bình quân cả năm cho xí nghiệp sản xuất không thời vụ. Riêng đối với một số xí nghiệp sản xuất không thời vụ nhưng nguyên vật liệu cung cấp theo thời vụ thì Nhà nước cấp vốn theo mức bình thường, còn phần vốn cần thiết cho những ngày dự trữ theo thời vụ thì Ngân hàng cho vay.
Cần phân biệt những trường hợp sau đây:
a) Dự trữ nguyên vật liệu thời vụ:
Nói chung định mức vốn lưu động là theo nhu cầu bình quân cả năm. Riêng những loại nguyên vật liệu mua theo thời vụ thì về phần những ngày dự trữ thời vụ, Ngân hàng sẽ cho vay.
b) Sản xuất theo thời vụ:
- Đối với xí nghiệp sản xuất liên tục cả năm, nhưng có chênh lệch nhiều giữa các quý, thì căn cứ vào số vốn cần thiết của qúy thấp nhất để định mức tiêu chuẩn vốn lưu động cần thiết cho các giai đoạn trong quá trình sản xuất: dự trữ sản xuất, sản xuất chưa xong, thành phẩm.
- Đối với các xí nghiệp sản xuất đứt quãng có quý không sản xuất ra sản phẩm, cũng định mức tiêu chuẩn vốn lưu động cần thiết cho các giai đoạn theo qúy thấp nhất, như đối với loại xí nghiệp trên, nhưng riêng phần nguyên vật liệu thì Nhà nước không cấp vốn mà do Ngân hàng cho vay toàn bộ để thỏa mãn nhu cầu thu mua của xí nghiệp trong vụ sản xuất; Ngân hàng sẽ thu hồi lại theo mức tiêu phí các nguyên vật liệu đó.
c) Tiêu thụ theo thời vụ:
Năm 1959, nhiệm vụ của Mậu dịch quốc doanh là phải đảm bảo việc tiêu thụ và dự trữ sản phẩm thời vụ cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh; do đó việc dự trữ thành phẩm theo thời vụ đối với xí nghiệp quốc doanh công nghiệp không phải đặt ra. Vì vậy, định mức tiêu chuẩn vốn dự trữ thành phẩm đối với các xí nghiệp quốc doanh công nghiệp phải căn cứ theo nhu cầu quý thấp nhất.
II. MẤY VẤN ĐỀ CÓ QUAN HỆ ĐẾN VIỆC CẤP VỐN VÀ CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH CÔNG NGHIỆP
1. Sau khi các xí nghiệp đã được duyệt vốn xong, Bộ Công nghiệp sẽ tùy tình hình từng xí nghiệp mà ấn định mức vốn cần cấp (trong phạm vi tối đa 70% như đã nói trên). Như vậy, sẽ có một số lớn xí nghiệp đang hoạt động, vì vốn lưu động hiện có nhiều hơn số được cấp, nên phải hoàn lại số chênh lệch thừa cho Ngân sách Nhà nước.
2. Bộ Công nghiệp sẽ ra quyết định rút số vốn lưu động thừa ở từng xí nghiệp và thông báo cho xí nghiệp, đồng gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng trung ương và địa phương biết, để tiến hành rút vốn của xí nghiệp. Việc này sẽ làm theo phương pháp sau:
- Nếu xí nghiệp có đủ tiền nộp thì Ngân hàng địa phương sẽ thu số vốn đó và chuyển cho Ngân hàng trung ương để ghi vào tài khoản “Vốn được cấp để cho vay xí nghiệp trong định mức tiêu chuẩn vốn lưu động”, mở tại Ngân hàng trung ương. Sau đó, nếu xí nghiệp cần vay trong định mức vốn lưu động thì Ngân hàng địa phương sẽ cho vay theo kế hoạch đã được duyệt.
- Nếu xí nghiệp không có đủ tiền nộp vì tiền của xí nghiệp đang còn nằm trong vật tư chưa được giải phóng, thì xí nghiệp sẽ tới Ngân hàng làm giấy tờ xin vay số tiền cần nộp (tức là số vốn mà Bộ Công nghiệp đã quyết nghị rút) rồi lại nộp ngay vào Ngân hàng để Ngân hàng địa phương chuyển lên Ngân hàng trung ương. Hai việc : vay và nộp, phải tiến hành một lúc, để hợp lý hóa thủ tục kế toán của Ngân hàng. Đây chỉ là một việc làm qua giấy tờ, chuyển khoản, nhưng đương nhiên, từ lúc này trở đi, xí nghiệp đã mắc nợ Ngân hàng địa phương: xí nghiệp sẽ trả theo giấy chứng nhận nợ đã ký kết, và sẽ vay khi cần thiết.
3. Để có thể đặt quan hệ vay mượn trực tiếp với Ngân hàng quốc gia, các xí nghiệp cần lập ngay kế hoạch thu chi tài vụ và kế hoạch vay vốn năm 1959, trước mắt là quý II-1959 giao cho các Chi nhánh Ngân hàng địa phương để tập hợp cho Ngân hàng trung ương duyệt kế hoạch cho vay.
III. MẤY ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI THI HÀNH:
1. Xí nghiệp công nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng địa phương cần phối hợp mật thiết, tổ chức nghiên cứu kỹ thông tư này, đặt kế hoạch thi hành một cách tích cực dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng bộ và chính quyền địa phương. Việc đặt quan hệ tín dụng của Ngân hàng đối với các xí nghiệp đã được xét duyệt kế hoạch thu chi tài vụ, phải căn bản hoàn thành trong quý II-1959.