Thông tư 351/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 42/2004/CT-TTg sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 15/2001/NĐ-CP về Giáo dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 351/TT-BQP
Ngày ban hành 20/01/2005
Ngày có hiệu lực 20/01/2005
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Phạm Văn Trà
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 351/TT-BQP

Ngày 20 tháng 01 năm 2005

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42/2004/CT-TTG NGÀY 03/12/2004 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2001/NĐ-CP VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Thực hiện ý kiến của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức sơ kết thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác Giáo dục quốc phòng (thông báo số 6176-CV/VPTW ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Văn phòng Trung ương Đảng) và Chỉ thị số 42/2004/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng.

Để việc sơ kết đạt kết quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục quốc phòng (GDQP) đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện như sau:

A. Mục đích, yêu cầu:

I. Mục đích

1. Đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, chỉ rõ những khuyết điểm, nguyên nhân, những vướng mắc tồn tại trong 5 năm qua, rút ra được bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác GDQP của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là bộ, ngành Trung ương), các quân khu, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

2. Trên cơ sở kết quả đạt được 5 năm qua, đề ra kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp, biện pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức có hiệu quả công tác GDQP trong tình hình mới.

3. Sau sơ kết tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác GDQP, đồng thời đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác GDQP.

II. Yêu cầu

1. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, phát huy vai trò tham mưu của hội đồng GDQP, cơ quan quân sự, các cơ quan chức năng và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể để làm tốt công tác chuẩn bị, bảo đảm cho sơ kết đạt hiệu quả thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức hoặc coi nhẹ, làm sơ sài.

2. Đánh giá đúng các ưu điểm, khuyết điểm, những nguyên nhân mạnh yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác GDQP ở đơn vị mình; đề ra được những giải pháp, biện pháp cụ thể, sát thực, phù hợp với từng địa phương, đơn vị, cơ quan để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDQP.

B. Nội dung sơ kết

I. Những căn cứ để tiến hành sơ kết

1. Căn cứ Công văn số 6176-CV/VPTW ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Văn phòng Trung ương Đảng Thông báo ý kiến của Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12 tháng 2 năm 2001 của Bộ Chính trị (Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12 tháng 2 năm 2001 của Bộ Chính trị (Chỉ thị số 62-CT/TW) và Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ (Nghị định số 15/2001/NĐ-CP) về GDQP.

2. Căn cứ Chỉ thị số 42/2004/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về GDQP.

3. Căn cứ kết quả quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW và Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về GDQP.

II. Kiểm điểm tình hình thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW và Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về GDQP

1. Đặc điểm liên quan triển khai công tác GDQP

- Đặc điểm về địa lý, hành chính, dân cư, địa bàn quân khu, tỉnh, huyện.

Đối với bộ, ngành: Đặc điểm lĩnh vực ngành trên phạm vi toàn quốc.

- Đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (Dân tộc, tôn giáo, lịch sử, truyền thống cách mạng, tiềm năng kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế).

- Vị trí vai trò của quân khu, địa phương, bộ ngành đối với quốc phòng, an ninh trên phạm vi từng địa phương và cả nước.

- Những yêu cầu GDQP trong tình hình mới.

2. Việc quán triệt Chỉ thị số 62-CT/TW và Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về GDQP.

- Công tác tổ chức quán triệt ở các cấp, các ngành, cơ quan và đơn vị.

- Nhận thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ tổ quốc và công tác GDQP.

3. Việc ban hành các chủ trương lãnh đạo, các chính sách cụ thể và công tác chỉ đạo về GDQP, kế hoạch triển khai công tác GDQP trong những năm qua của các bộ, ngành, quân khu, địa phương.

[...]