Thông tư 34-LN/TT năm 1961 giải thích Quyết định 224-TC/QĐ về việc thành lập 4 lâm trường Cao Bình, Vinh Quang, Cham Chu và Việt Hồng do Tổng cục Kiểm lâm ban hành
Số hiệu | 34-LN/TT |
Ngày ban hành | 26/06/1961 |
Ngày có hiệu lực | 11/07/1961 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Lâm nghiệp |
Người ký | Nguyễn Tạo |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Tài nguyên - Môi trường |
TỔNG
CỤC LÂM NGHIỆP |
VIỆT
|
Số: 34-LN/TT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 1961 |
Dưới đây là Tổng cục nói rõ thêm về nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy và quan hệ chỉ đạo giữa Tổng cục Lâm nghiệp và các Ủy ban hành chính tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái đối với các lâm trường Cao Bình, Vinh Quang, Cham Chu và Việt Hồng.
Nhiệm vụ của các lâm trường Cao Bình, Vinh Quang, Cham Chu và Việt Hồng là:
- Lập kế hoạch, tổ chức nhân lực để quản lý rừng và khai thác lâm sản ở các khu rừng được Tổng cục giao cho các lâm trường phụ trách quản lý kinh doanh.
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ các hợp tác xã (chủ yếu là các hợp tác xã ở trong phạm vi đất rừng của lâm trường) về bảo vệ đất rừng, cây rừng, trồng cây gây rừng và kỹ thuật khai thác lâm sản.
- Chỉ định rừng cho các hợp tác xã khai thác lâm sản thuộc phạm vi khu rừng của các lâm trường quản lý, đồng thời tổ chức thu nhận các loại lâm sản do các hợp tác xã khai thác theo hình thức khoán công việc hoặc ký hợp đồng.
- Ngoài nhiệm vụ quản lý và kinh doanh rừng các lâm trường có nhiệm vụ tổ chức chăn nuôi, trồng cây lương thực, trồng các hoa màu để tự cấp một phần và tiến dần lên tự túc.
Bảo vệ lâm trường, chống trộm cắp, tham ô, lãng phí, và sự phá hoại của địch.
II. QUYỀN HẠN CỦA GIÁM ĐỐC LÂM TRƯỜNG
Việc quản lý lâm trường Cao Bình, Vinh Quang, Cham Chu và Việt Hồng, theo chế độ thủ trưởng phụ trách dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy.
- Giám đốc các lâm trường có những quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo thực hiện về mọi mặt kế hoạch: nhân vật, tài lực, để thực hiện mọi công tác quản lý kinh doanh lâm trường, phụ trách.
2. Giao dịch với các cơ quan chính quyền, đoàn thể thuộc tỉnh có tổ chức lâm trường ở và các cơ quan, đoàn thể liên quan, thuộc Tổng cục Lâm nghiệp để phối hợp kế hoạch cụ thể công tác (cụ thể của lâm trường hoặc yêu cầu giúp đỡ).
Mỗi lâm trường được dùng con dấu riêng để liên lạc công văn giấy tờ với các cơ quan, đoàn thể có liên quan.
3. Lựa chọn công nhân vào biên chế.
Lựa chọn cán bộ phụ trách các bộ phận giúp việc cho lâm trường và báo cáo Tổng cục duyệt, chỉ định cán bộ phụ trách các tổ chức cơ sở (đội sản xuất, đội kiến thiết cơ bản, v.v…) do Giám đốc, lâm trường thành lập theo yêu cầu của kế hoạch.
Các lâm trường Cao Bình, Vinh Quang, Cham Chu và Việt Hồng đều là đơn vị sản xuất theo chế độ hạch toán kinh tế. Bộ máy quản lý của các lâm trường gồm có các bộ phận:
1. Hành chính quản trị, Bảo vệ.
2. Tổ chức nhân lực và lao động tiền lương.
3. Kế hoạch, thống kê và kiến thiết cơ bản.
4. Kế toán tài vụ.
5. Kỹ thuật sản xuất.
Biên chế bộ máy gián tiếp của các lâm trường được giữ nguyên số cán bộ của các công trường khai thác gỗ do Tổng cục Hậu cần chuyển sang. Nếu sau này cần tăng sẽ tăng theo tỷ lệ 10% so với tổng số công nhân.
Về các tổ chức đoàn thể trong phạm vi lâm trường. Giám đốc lâm trường sẽ đề nghị với cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh thuộc địa phương Quyết định.