Thông tư 30-VH/TT-1971 hướng dẫn thi hành Quyết định 178-CP về công tác thư viện do Bộ Văn hóa ban hành

Số hiệu 30-VH/TT
Ngày ban hành 17/03/1971
Ngày có hiệu lực 01/04/1971
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá
Người ký Hoàng Minh Giám
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HOÁ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30-VH/TT

Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 1971 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 178-CP CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC THƯ VIỆN

 BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA

Ngày 16-9-1970, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 178-CP về công tác thư viện. Trong thông tư này, Bộ Văn hóa hướng dẫn thi hành bản quyết định nói trên.

I. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THƯ VIỆN

Sách báo là phương tiện chủ yếu để tàng trữ kiến thức của loài người qua nhiều thế hệ. Sách báo là công cụ quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thư viện là một cơ quan văn hóa, giáo dục của Đảng và Nhà nước. Nó là một công cụ trọng yếu ngoài nhà trường để giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao trình độ kiến thức của nhân dân lao động về mọi mặt, động viên quần chúng thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho đời sống tinh thần, tình cảm của quần chúng ngày thêm phong phú.

Thư viện là một tổ chức sử dụng sách báo tập thể có tính chất xã hội của nhân dân lao động. Trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo, trình độ văn hóa, kiến thức khoa học của nhân dân ta còn chưa cao thì thư viện là tổ chức bảo đảm việc dùng sách báo hợp lý nhất, tiết kiệm nhất.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3, trong bản báo cáo chính trị cũng đã nhấn mạnh cần phải tăng cường công tác thư viện. Chỉ thị số 8-TW ngày 3-1-1961 của Ban Bí thư trung ương Đảng đã ghi rõ: “Cần có kế hoạch củng cố phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách và phong trào đọc sách báo ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, bệnh viện, trường học làm cho thư viện, tủ sách ngày càng có đủ sách báo cần thiết cho sản xuất; công tác và đời sóng, làm cho thư viện, tủ sách ngày càng liên hệ mật thiết với cán bộ và nhân dân. Chỉ thị số 244-TTg ngày 13-6-1961 và 45-TTg ngày 9-4-1962 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhắc nhở các cấp các ngành cần làm cho thư viện thực sự trở thành trường học của cán bộ và nhân dân đồng thời là chỗ dựa vững chắc của Đảng để tuyên truyền phổ biến kiến thức sản xuất, giáo dục họ thành những con người mới, xây dựng xã hội mới.

Hiện nay ở miền Bắc chúng ta đang tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật và cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng kỹ thuật là then chốt. Thư viện là một tổ chức phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu khoa học, cho cuộc đấu tranh giữa hai con đường trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong Nghị quyết số 210-NQ/TW ngày 29-12-1970 về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ đảng viên, Ban Bí thư trung ương cũng đã đề ra một trong những biện pháp quan trọng trong toàn bộ hệ thống giáo dục lý luận và chính trị của Đảng là phải làm cho việc đọc sách báo Đảng thành một thói quan, một nhu cầu hàng ngày trong nếp sống của cán bộ, đảng viên. Các thư viện là cơ quan có điều kiện hướng dẫn và cung cấp sách báo, tư liệu phục vụ cho việc nâng cao trình độ về văn hóa, kinh tế, kỹ thuật, nâng cao chất lượng của cán bộ, đảng viên để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Trong Quyết định số 178-CP, Hội đồng Chính phủ lại nhắc các cấp, các ngành cần tăng cường lãnh đạo đối với ngành thư viện. Cụ thể là thủ trưởng các ngành, Ủy ban hành chính các địa phương cần:

- Lãnh đạo tốt việc phát triển sự nghiệp thư viện, làm cho mạng lưới thư viện, tủ sách ngày càng rộng khắp để phục vụ kịp thời những yêu cầu nghiên cứu khoa học của từng ngành, từng địa phương, đồng thời phục vụ việc đọc sách báo cho đông đảo cán bộ và nhân dân lao động.

Chỉ đạo chặt chẽ về phương hướng, về nội dung hoạt động và kiểm tra công tác của các thư viện đảm bảo cho các hoạt động của nó có tính tư tưởng sâu sắc, có sức giáo dục mạnh mẽ, có tính khoa học cao và tính quần chúng rộng rãi, phục vụ các nhiệm vụ chính trị và sản xuất của địa phương.

- Dựa vào khả năng thực tế của từng ngành, từng địa phương để có kế hoạch củng cố về tổ chức, kiện toàn và biên chế và tăng thêm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các thư viện hoạt động tốt.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN

Sau đây là phương hướng phát triển sự nghiệp thư viện trong mấy năm trước mắt:

- Đối với các thư viện khoa học tổng hợp và chuyên ngành hiện có thì lấy phương châm củng cố là chính.

Cụ thể là tích cực bổ sung nhiều sách, báo, tạp chí khoa học, kỹ thuật, tăng thêm cán bộ có trình độ để làm tốt công tác tư liệu, thư mục, công tác giới thiệu sách báo, phục vụ một cách chủ động và có hiệu quả các chuyên đề nghiên cứu khoa học, đồng thời trang bị cho các phòng đọc của thư viện có đủ tiện nghi, tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc dùng sách báo.

Ở các tỉnh, thành phố hiện nay nói chung, chưa có mạng lưới thư viện khoa học. Trong những năm tới phải có kế hoạch từng bước vững chắc, dựa vào khả năng cụ thể của từng nơi để chuyển dần các thư viện phổ thông lên thành thư viện khoa học có tính chất tổng hợp.

Vấn đề chuyển các thư viện phổ thông thành thư viện khoa học của tỉnh, thành phố sẽ được tiến hành qua ba bước: trước mắt thư viện tỉnh, thành vẫn làm chức năng của thư viện phổ thông kiêm thêm chức năng thư viện khoa học, sau tiến dần lên thư viện khoa học kiêm phổ thông, và cuối cùng sẽ là thư viện khoa học. Như thế, trong thời gian tương đối dài tính chất của thư viện tỉnh, thành là thư viện phổ thông kiêm thư viện khoa học.

Đối với các thư viện phổ thông, ngoài các thư viện hiện có, trong mấy năm tới sẽ phát triển rộng rãi các thư viện huyện, thị xã, khu phố. Cụ thể ở các tỉnh trung du và đồng bằng, đi đôi với việc củng cố các thư viện đã có, cần tiếp tục xây dựng để tất cả các huyện và thị xã trong tỉnh đều có thư viện. Riêng miền núi, sẽ từng bước xây dựng thư viện huyện ở những nơi có đủ điều kiện như bản quy chế tạm thời của thư viện huyện do Bộ Văn hóa ban hành đã chỉ dẫn.

Song song với các thư viện cho người lớn, cần phát triển thư viện thiếu nhi. Những nơi chưa có điều kiện xây dựng thư viện thiếu nhu thì trong thư viện phổ thông phải có phần phục vụ các em.

Các thư viện phổ thông sẽ xây dựng theo quy mô thích hợp với khả năng kinh tế của các địa phương, nhưng trước hết cần đảm bảo 3 yếu tố quan trọng bước đầu là:

- Có trụ sở và các phương tiện tối thiểu để phục vụ bạn đọc.

- Được Ủy ban hành chính địa phương lãnh đạo và cấp kinh phí hoạt động nằm trong kế hoạch.

- Có cán bộ chuyên trách (theo quy chế tạm thời của các thư viện phổ thông của Bộ Văn hóa).

Bên cạnh việc phát triển hệ thống thư viện, cần tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, học thuật, hoàn chỉnh các giáo trình giảng dạy, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ban hành các chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy tắc để thống nhất, chỉ đạo cho toàn ngành thư viện.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ