Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định về tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Số hiệu | 241/2017/TT-BQP |
Ngày ban hành | 29/09/2017 |
Ngày có hiệu lực | 15/11/2017 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Quốc phòng |
Người ký | Ngô Xuân Lịch |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 241/2017/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN CHỌN, TUYỂN DỤNG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Thông tư này quy định nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) và cá nhân có liên quan đến tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tuyển chọn là việc lựa chọn quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân quốc phòng hoặc viên chức quốc phòng.
2. Tuyển dụng là việc lựa chọn công dân ngoài Quân đội có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân, đảm nhiệm chức danh biên chế là quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm là công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp là viên chức quốc phòng.
Nguyên tắc tuyển chọn, tuyển dụng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và các quy định sau:
1. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị,
2. Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, biên chế và chức danh, vị trí việc làm.
3. Đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục và chỉ tiêu được giao hằng năm.
Điều 5. Thẩm quyền tuyển chọn, tuyển dụng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
TUYỂN CHỌN QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
1. Quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 241/2017/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN CHỌN, TUYỂN DỤNG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Thông tư này quy định nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) và cá nhân có liên quan đến tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tuyển chọn là việc lựa chọn quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân quốc phòng hoặc viên chức quốc phòng.
2. Tuyển dụng là việc lựa chọn công dân ngoài Quân đội có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân, đảm nhiệm chức danh biên chế là quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm là công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp là viên chức quốc phòng.
Nguyên tắc tuyển chọn, tuyển dụng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và các quy định sau:
1. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị,
2. Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, biên chế và chức danh, vị trí việc làm.
3. Đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục và chỉ tiêu được giao hằng năm.
Điều 5. Thẩm quyền tuyển chọn, tuyển dụng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
TUYỂN CHỌN QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
1. Quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Đối với quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14; đối với công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và các quy định sau:
1. Quân đội nhân dân có nhu cầu biên chế.
2. Đang đảm nhiệm chức danh thuộc diện bố trí là quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm là công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp là viên chức quốc phòng.
3. Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng.
1. Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA); Điều 10 Thông tư số 263/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu, cơ mật trong Quân đội (sau đây gọi chung là Thông tư số 263/2013/TT-BQP) và các quy định sau:
- Có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
- Có năng lực, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia.
- Ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, ý thức cảnh giác cách mạng cao, giữ gìn và bảo vệ bí mật quân sự, bí mật nhà nước.
b) Sức khỏe:
Đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP).
c) Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đào tạo từ sơ cấp trở lên.
2. Không tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA; Điều 11 Thông tư số 263/2013/TT-BQP.
Điều 9. Ưu tiên trong tuyển chọn
Ưu tiên trong tuyển chọn đối với các đối tượng được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 8, Khoản 4 Điều 14, Khoản 4 Điều 28 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và các quy định sau:
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên.
2. Tốt nghiệp cao đẳng, đại học các ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ Quân đội không đào tạo, phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng.
3. Có tài năng, năng khiếu đặc biệt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và biên chế của Quân đội nhân dân trong các ngành, lĩnh vực thể dục thể thao, nghệ thuật.
4. Là người dân tộc thiểu số.
1. Đơn tự nguyện phục vụ Quân đội theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân quốc phòng hoặc viên chức quốc phòng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và bảng điểm học tập toàn khóa. Trường hợp văn bằng, bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch thuật sang tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
3. Bản đánh giá, nhận xét của cấp có thẩm quyền phân loại kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:
a) Phiếu đánh giá, phân loại đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
b) Phiếu nhận xét đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.
Điều 11. Trình tự, thủ tục tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Các đối tượng quy định tại Điều 6 Thông tư này, có nguyện vọng lập 01 bộ hồ sơ tuyển chọn, gồm các tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Thông tư này gửi trực tiếp đến đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ tuyển chọn, đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương có trách nhiệm:
a) Đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của từng người đề nghị tuyển chọn.
b) Tổ chức kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu vị trí chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng.
c) Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của từng người đề nghị tuyển chọn.
d) Tổng hợp trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt và báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản theo phân cấp quản lý.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị của cơ quan, đơn vị thuộc quyền: Cơ quan quân lực cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định báo cáo đề nghị của đơn vị thuộc quyền; kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, sức khỏe; văn bằng, chứng chỉ; diện bố trí sử dụng của từng người đăng ký tuyển chọn và nhu cầu biên chế của đơn vị; trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt, báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản đến cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng).
4. Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận được báo cáo của đơn vị cấp dưới trực tiếp: Cơ quan quân lực đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định; kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn; văn bằng, chứng chỉ; diện bố trí sử dụng và nhu cầu biên chế của đơn vị; trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt, báo cáo bằng văn bản về Cục Quân lực.
5. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày tiếp nhận báo cáo đề nghị của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quân lực chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
6. Sau khi nhận được quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, chậm nhất 15 ngày, chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương phải công bố, trao quyết định cho đối tượng được tuyển chọn.
7. Đối với học viên tốt nghiệp đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng; sau khi tốt nghiệp, cấp ủy, chỉ huy cơ sở giáo dục đào tạo xét duyệt báo cáo cấp trên trực tiếp theo phân cấp quản lý trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
8. Tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp dự bị đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội do Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 12. Báo cáo đề nghị và thời gian thực hiện tuyển chọn
1. Báo cáo đề nghị tuyển chọn:
a) Báo cáo đề nghị tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng của chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương trở lên đến đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
b) Danh sách đề nghị tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
c) Hồ sơ tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng của từng người theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Thời gian thực hiện:
a) Tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ thực hiện trong Quý 1 hằng năm.
b) Tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với các đối tượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thực hiện trong Quý 3 hằng năm,
c) Tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp dự bị đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội thực hiện trong Quý 4 hằng năm.
TUYỂN DỤNG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại Điều 6 Thông tư này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam,
Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14, Khoản 3 Điều 28 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và các quy định sau:
1. Quân đội nhân dân có nhu cầu biên chế.
2. Tuổi đời từ đủ 18 tuổi trở lên.
3. Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, năng khiếu, kỹ năng phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng.
Điều 15. Tiêu chuẩn tuyển dụng
1. Người được tuyển dụng phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
2. Các trường hợp không được tuyển dụng:
a) Người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA; Điều 11 Thông tư số 263/2013/TT-BQP.
b) Không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
c) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều 16. Ưu tiên trong tuyển dụng
1. Ưu tiên trong tuyển dụng đối với các đối tượng được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 8, Khoản 4 Điều 14, Khoản 4 Điều 28 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư này được cộng điểm, nếu thuộc một trong các ưu tiên sau:
a) Được cộng 20 điểm vào kết quả tuyển dụng:
- Tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc; trình độ thạc sĩ trở lên,
- Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bậc cao; có ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu biên chế mà Quân đội không đào tạo,
- Là người dân tộc thiểu số.
b) Được cộng 10 điểm vào kết quả tuyển dụng:
- Đạt giải trong cuộc thi tay nghề cấp quốc gia, quốc tế.
- Có tài năng, năng khiếu đặc biệt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và biên chế của Quân đội nhân dân trong các ngành, lĩnh vực thể dục thể thao, nghệ thuật.
3. Trường hợp một người có nhiều ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả tuyển dụng.
Điều 17. Hồ sơ đăng ký tuyển dụng
1. Hồ sơ đăng ký tuyển dụng, gồm:
a) Đơn xin tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân quốc phòng hoặc viên chức quốc phòng theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ theo quy định.
c) Bản sao giấy khai sinh.
d) Bản sao công chức văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và bảng điểm học tập toàn khóa.
Trường hợp văn bằng, bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải dịch thuật sang tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ theo quy định.
e) Ảnh 4cm x 6cm: 04 ảnh màu,
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác, làm việc tại các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, ngoài quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e Khoản 1 Điều này, cần bổ sung các nội dung sau:
a) Bản sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức, viên chức có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác, làm việc.
b) Bản đánh giá, nhận xét quá trình công tác và ý kiến cho chuyển công tác của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
c) Bản sao các quyết định về xếp lương, nâng bậc lương của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
d) Bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Điều 18. Đơn vị thực hiện tuyển dụng
1. Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là đơn vị tuyển dụng) trực tiếp thực hiện tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; điều động, bố trí sử dụng theo phân cấp quản lý.
2. Khi được phân bổ chỉ tiêu, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng và quyết định hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển.
1. Hội đồng tuyển dụng, gồm:
a) Chủ tịch: Chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
b) Phó Chủ tịch: Chỉ huy cơ quan tham mưu.
c) Ủy viên: Thủ trưởng cơ quan quân lực, bảo vệ an ninh, quân y và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan.
d) Thư ký: Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cơ quan Quân lực.
đ) Cơ quan thường trực: Cơ quan Quân lực.
2. Khi tổ chức tuyển dụng, nếu số người đăng ký trong cùng một kỳ tuyển dụng từ 30 người trở xuống thì không phải thành lập Hội đồng tuyển dụng, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng giao cơ quan quân lực chủ trì, phối hợp với cơ quan bảo vệ an ninh, cơ quan quân y và các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức thực hiện.
3. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, kết luận theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
4. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp cấp ủy, chỉ huy đơn vị tổ chức thực hiện việc tuyển dụng theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển.
b) Thành lập các bộ phận giúp việc gồm: Ban kiểm tra, thẩm định trong trường hợp tổ chức xét tuyển hoặc ban đề thi, ban coi thi, ban phách, ban chấm thi trong trường hợp tổ chức thi tuyển.
c) Tổ chức kiểm tra, thẩm định việc xét tuyển hoặc tổ chức thi và chấm thi trong trường hợp thi tuyển.
d) Tổng hợp kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt và báo cáo đề nghị bằng văn bản về Bộ Quốc phòng quyết định tuyển dụng.
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình xét tuyển hoặc thi tuyển theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm tra hồ sơ đăng ký tuyển dụng, văn bằng, chứng chỉ của từng người, đối chiếu với các điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu vị trí chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng.
2. Xét kết quả học tập của người đăng ký tuyển dụng, thực hiện như sau:
a) Điểm học tập được xác định bằng điểm trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập (khóa đào tạo) ở trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
b) Điểm tốt nghiệp ở trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1, cụ thể:
- Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả của các môn thi tốt nghiệp.
- Trường hợp có điểm luận văn tốt nghiệp, điểm khóa luận tốt nghiệp, điểm đồ án tốt nghiệp thì điểm tốt nghiệp được xác định là điểm luận văn tốt nghiệp hoặc điểm khóa luận tốt nghiệp hoặc điểm đồ án tốt nghiệp.
- Trường hợp có bằng tốt nghiệp đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ theo hình thức liên thông ở trình độ nào thì điểm tốt nghiệp được xác định bằng điểm tốt nghiệp ở trình độ đào tạo đó.
c) Trường hợp bảng điểm do cơ sở giáo dục đào tạo xác định không đầy đủ hoặc không xác định được điểm hoặc không có bảng điểm thì điểm học tập được quy đổi theo xếp loại hoặc xếp hạng bằng, chứng chỉ tốt nghiệp và theo thang điểm 100, tính hệ số 1, như sau:
- Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng trung bình hoặc không xếp loại, xếp hạng, được tính điểm học tập bằng 50 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 50 điểm.
- Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng trung bình khá, được tính điểm học tập bằng 60 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 60 điểm.
- Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng khá, được tính điểm học tập bằng 70 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 70 điểm.
- Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng giỏi, được tính điểm học tập bằng 80 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 80 điểm.
- Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng xuất sắc, được tính điểm học tập bằng 90 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 90 điểm.
d) Trường hợp đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp, được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
3. Kết quả học tập là tổng số điểm của điểm học tập và điểm tốt nghiệp quy định tại Điểm a, b hoặc Điểm d Khoản 2 Điều này.
1. Vòng sơ tuyển:
a) Thi kiến thức chung về Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Quân đội nhân dân. Thi trắc nghiệm với thời gian thi 60 phút.
b) Ngoại ngữ một trong năm thứ tiếng là Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí chức danh quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm công nhân và viên chức quốc phòng. Thi trắc nghiệm với thời gian 30 phút.
Trường hợp vị trí chức danh quân nhân chuyên nghiệp, vị trí việc làm công nhân và viên chức quốc phòng yêu cầu bố trí chuyên môn là ngoại ngữ thì người đăng ký tuyển dụng không phải thi ngoại ngữ.
c) Thi tin học theo yêu cầu của vị trí chức danh quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm công nhân và viên chức quốc phòng do chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định. Thi trắc nghiệm với thời gian 30 phút.
Trường hợp chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức thi tuyển trên máy vi tính thì bài thi gồm kiến thức chung và ngoại ngữ.
d) Miễn thi đối với các trường hợp sau:
- Miễn thi ngoại ngữ: Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam.
- Người có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận trong trường hợp đăng ký tuyển dụng vào chức danh quân nhân chuyên nghiệp, vị trí việc làm công nhân và viên chức quốc phòng yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số.
- Miễn thi tin học đối với người có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, toán - tin,
đ) Kết quả của vòng thi sơ tuyển được xác định theo bài thi kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học. Trường hợp trả lời đúng trên 50% câu hỏi của mỗi bài thi thì được thi chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành.
2. Thi chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành:
a) Hiểu biết, năng lực, kỹ năng chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ theo yêu cầu chức danh quân nhân chuyên nghiệp, vị trí việc làm công nhân quốc phòng, chức danh nghề nghiệp viên chức quốc phòng.
b) Thi tự luận (thi viết) hoặc phỏng vấn hoặc thực hành, tính thang điểm 100, hệ số 1.
Điều 22. Xác định người trúng tuyển
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển:
a) Người được Hội đồng tuyển dụng hoặc cơ quan quân lực đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trình cấp ủy, chỉ huy cùng cấp xét duyệt phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 14, Khoản 1 Điều 15 Thông tư này và có điểm học tập, điểm tốt nghiệp mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên.
b) Người được cấp ủy, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng xét duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tuyển dụng là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và có tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu được tuyển dụng.
2. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển:
a) Người được Hội đồng tuyển dụng hoặc cơ quan quân lực đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trình cấp ủy, chỉ huy cùng cấp xét duyệt phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 14, Khoản 1 Điều 15 Thông tư này và có tổng số điểm thi chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành đạt từ 50 điểm trở lên.
b) Người được cấp ủy, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng xét duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tuyển dụng là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và có tổng số điểm thi chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành, điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu được tuyển dụng.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm ưu tiên (nếu có) hoặc tổng số điểm thi chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành, điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì người được cấp ủy, chỉ huy xét duyệt, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tuyển dụng theo thứ tự sau:
a) Người tốt nghiệp đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ cao hơn.
b) Nếu cùng trình độ đào tạo thì người có bằng tốt nghiệp xếp loại hoặc xếp hạng cao hơn.
c) Người có tuổi đời thấp hơn.
d) Người dân tộc thiểu số.
đ) Người đăng ký tuyển dụng là nữ.
4. Trường hợp đã xét theo các tiêu chí quy định tại Khoản 3 Điều này vẫn có nhiều người bằng nhau, thì cấp ủy, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định người trúng tuyển và báo cáo cấp có thẩm quyền tuyển dụng.
5. Không được bảo lưu kết quả cho các kỳ tuyển dụng lần sau.
Điều 23. Trình tự, thủ tục tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm:
Thông báo đến các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ tiêu đơn vị được tuyển dụng, hồ sơ, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.
2. Các đối tượng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và có nguyện vọng, lập 01 bộ hồ sơ cá nhân quy định tại Điều 17 Thông tư này, gửi đến cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương hoặc đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày tổ chức sơ tuyển cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương trở lên lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai danh sách tại trụ sở làm việc. Xem xét và báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản đến đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp nhận báo cáo đề nghị của đơn vị cấp dưới trực tiếp và hồ sơ đăng ký tuyển dụng của từng người; tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển theo quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 Thông tư này. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả của Hội đồng tuyển dụng; cấp ủy, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng phải xét duyệt và báo cáo đề nghị bằng văn bản về Bộ Quốc phòng.
5. Cục Quân lực chịu trách nhiệm tiếp nhận báo cáo đề nghị của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; kiểm tra đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm định xếp lương. Tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
6. Sau khi nhận được quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, chậm nhất 15 ngày, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:
a) Thông báo bằng văn bản đến người được tuyển dụng thời điểm có mặt tại cơ quan, đơn vị nhận nhiệm vụ và kê khai lý lịch quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng để quản lý; tổ chức công bố và trao quyết định cho người được tuyển dụng. Trường hợp, người được tuyển dụng không đến nhận nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật bị xử phạt bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên thì báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
b) Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quân sự cho người được tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Kết thúc thời gian huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quân sự; chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định điều động, bố trí sử dụng theo phân cấp quản lý.
Điều 24. Báo cáo và thời gian thực hiện tuyển dụng
1. Báo cáo đề nghị tuyển dụng:
a) Báo cáo của chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, kèm theo danh sách đề nghị tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
b) Hồ sơ tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng từng người theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
2. Thời gian thực hiện:
Tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân thực hiện trong Quý 3 hằng năm.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm chỉ đạo Cục Quân lực:
1. Quản lý số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng; quản lý số lượng, chức danh, vị trí việc làm và biên chế quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng theo quy định.
2. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đúng quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội.
3. Thẩm định, tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
4. Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện tuyển chọn, tuyển dụng của các cơ quan, đơn vị.
Điều 26. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
1. Hằng năm, căn cứ nhu cầu biên chế và kế hoạch đảm bảo quân số chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền, xây dựng kế hoạch tuyển chọn, tuyển dụng trình chỉ huy cùng cấp xem xét và báo cáo cấp trên trực tiếp đến Bộ Quốc phòng phê duyệt chỉ tiêu tuyển chọn, tuyển dụng đảm bảo cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
2. Phổ biến, quán triệt về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn đến các đối tượng thuộc quyền quản lý; hướng dẫn kê khai và tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
3. Quản lý số lượng, chức danh, vị trí việc làm và biên chế quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng theo phân cấp quản lý.
4. Tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về việc tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
5. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong quá trình tổ chức thực hiện việc tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; giải quyết khiếu nại, tố cáo về tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2017 và thay thế Thông tư số 91/2010/TT-BQP ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng quy định việc chuyển chế độ phục vụ từ công chức, viên chức, công nhân quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp.
2. Trường hợp văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới thì những nội dung liên quan đến Thông tư này cũng được thay đổi theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới.
Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN VÀ SƠ YẾU LÝ LỊCH TỰ THUẬT TUYỂN CHỌN, TUYỂN DỤNG
QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư 241/2017/TT-BQP ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng)
1. Đơn tự nguyện phục vụ quân đội theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (Mẫu số 1).
2. Đơn xin tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (Mẫu số 2).
3. Sơ yếu lý lịch tự thuật của người xin tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (Mẫu số 3).
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
………, ngày.........tháng……năm….
Phục vụ quân đội theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng
Kính gửi: ……………………………….(1)
Họ và tên:………………………………………………………..Nam, Nữ: ……………………..
Ngày sinh: ………………………………Dân tộc:…………………….. Tôn giáo: …………….
Quê quán: ………………………………………………………………………………………….
Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………………….
Nhập ngũ: …………………; tuyển chọn (từ SQ, QNCN, HSQ-BS, CN và VCQP): ………..
Tuyển dụng (từ CB, CC, VC và công dân ngoài Quân đội): ………………………………….
Cấp bậc: …………………………………………………………………………………………….
Chức vụ (SQ), Chức danh đảm nhiệm (QNCN, HSQ-BS): ……………………………………
Vị trí việc làm (CNQP), Chức danh nghề nghiệp (VCQP): ……………………………………
Đơn vị đang công tác: ……………………………………………………………………........(1)
Trình độ đào tạo: …………………………….Ngành nghề đào tạo: ……………………………
Lương đang hưởng (SQ, QNCN, CN và VCQP):
Bảng lương: …………………; nhóm (QNCN, CNQP):……………; hạng (VCQP): …………
bậc: ………; hệ số:………….; Nhận ngày …………..tháng ……….năm …………………….
Sau khi nghiên cứu điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng tại Thông tư số /2017/TT-BQP ngày tháng năm 2017 của Bộ Quốc phòng; tôi tự nguyện làm đơn này, đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp xét duyệt cho tôi được chuyển sang phục vụ Quân đội theo chế độ ……………………………………………………… (2).
Nếu được cấp có thẩm quyền xét duyệt, quyết định chuyển sang phục vụ Quân đội theo chế độ …………………………………………(2), tôi xin chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, kỷ luật và chế độ quy định của Quân đội./.
Ý KIẾN CỦA CHỈ
HUY ĐƠN VỊ |
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Ghi chú:
(1) Ghi từ cấp c,d trở lên;
(2) Ghi chế độ QNCN hoặc CNQP hoặc VCQP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
………, ngày.........tháng……năm….
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Kính gửi: …………………………………………(1)
Họ và tên:………………………………………………………..Nam, Nữ: ……………………..
Ngày sinh: ………………………………Dân tộc:…………………….. Tôn giáo: …………….
Quê quán: ………………………………………………………………………………………….
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………………
Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………………………
Trình độ đào tạo: …………………………….Ngành nghề đào tạo: ……………………………
Lương đang hưởng: Bảng lương ………………………….;ngạch (hạng) ……………………
bậc: ………; hệ số:………….; Nhận ngày …………..tháng ……….năm ……………………
Sau khi nghiên cứu điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng của đơn vị, tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ xét tuyển. Vì vậy, tôi làm đơn xin được tuyển dụng ………………………………(2).
Nếu trúng tuyển, tôi xin chấp hành các quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Tôi gửi kèm theo đơn này hồ sơ xin tuyển dụng:
1. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật hoặc lý lịch cán bộ, công chức, viên chức.
2. Bản sao giấy khai sinh.
3. Bản sao có công chứng văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập, gồm …………….(3).
4. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
5. 04 ảnh 4cm x 6cm và 02 phong bì ghi rõ địa chỉ liên lạc.
6. Bản sao các quyết định xếp lương, sổ BHXH và bản đánh giá, nhận xét đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Tôi cam đoan hồ sơ xin tuyển dụng của tôi là đúng sự thật. Nếu sai sự thật thì kết quả tuyển dụng của tôi sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ và tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Ghi chú:
(1) Ghi tên đơn vị tuyển dụng;
(2) Ghi xin tuyển dụng QNCN hoặc CNQP hoặc VCQP;
(3) Ghi rõ tên văn bản kèm theo.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Ảnh 4cm x 6cm |
|
|
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên thường dùng (viết chữ in hoa): ..........................................................................
Họ và tên khai sinh:............................................................................................................
Sinh ngày………..tháng…………năm……………Giới tính (Nam, nữ):..............................
Quê quán: Xã…………………..huyện……………………………..tỉnh..................................
Hộ khẩu thường trú:............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Thành phần gia đình:………………………………Thành phần bản thân:............................
Dân tộc:……………………….. Tôn giáo:…………………………Quốc tịch:........................
Ngày vào Đảng: ………………Chính thức:…………………….Ngày vào Đoàn:..................
Trình độ giáo dục phổ thông: ..............................................................................................
Trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ: .............................................................
Trình độ ngoại ngữ:………………………………………..Tin học: .........................................
Họ và tên cha:……………………………………Năm sinh:……………..Nghề nghiệp: ..........
Họ và tên mẹ:…………………………………….Năm sinh:……………..Nghề nghiệp: ..........
Họ và tên vợ (chồng):……………………………Năm sinh:……………..Nghề nghiệp: .........
Họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp các con: .........................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Số căn cước công dân (Chứng minh nhân dân):…………………………Ngày cấp:.............
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI
Ghi rõ họ tên, năm sinh, thành phần, nghề nghiệp, nơi ở; tình hình kinh tế và quan hệ chính trị - xã hội từng thời kỳ cho đến nay của từng người trong gia đình:
- Họ và tên ông nội:……………………………Năm sinh:……………..Nghề nghiệp: ..........
- Họ và tên bà nội:………..……………………Năm sinh:……………..Nghề nghiệp: ..........
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945: ...............................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: ......................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Hòa bình lập lại cho đến nay (năm 1954 đối với miền Bắc, năm 1975 đối với miền Nam):..........
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Họ và tên ông ngoại:……………………………Năm sinh:……………..Nghề nghiệp: .......
- Họ và tên bà ngoại:………..……………………Năm sinh:……………..Nghề nghiệp: .......
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945: ................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: ......................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Hòa bình lập lại cho đến nay (năm 1954 đối với miền Bắc, năm 1975 đối với miền Nam):..........
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Họ và tên cha:……………………………………Năm sinh:……………..Nghề nghiệp: ........
Họ và tên mẹ:…………………………………….Năm sinh:……………..Nghề nghiệp: ........
Tình hình kinh tế, chính trị-xã hội trước năm 1954 đối với miền Bắc và trước tháng 4 năm 1975 đối với miền Nam:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tình hình kinh tế, chính trị-xã hội sau năm 1954 đối với miền Bắc và sau tháng 4 năm 1975 đối với miền Nam đến nay:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của cô chú bác ruột (anh chị em ruột bố):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của dì chú bác ruột (anh chị em ruột mẹ):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội anh chị em ruột:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội bố, mẹ và anh chị em ruột của vợ (chồng):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC VÀ ĐÀO TẠO CỦA BẢN THÂN
Từ tháng năm đến tháng năm |
Đơn vị công tác, đào tạo |
Chức vụ, chức danh đảm nhiệm |
Trình độ đào tạo |
Chuyên ngành đào tạo |
Xếp loại, xếp hạng văn bằng, chứng chỉ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quan hệ với người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài (kê khai rõ lý do, tính chất, mức độ, thái độ chính trị...trong mối quan hệ của ông, bà, cha mẹ, anh chị em ruột và bản thân nếu có):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Có thân nhân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột) ở nước ngoài (làm gì, địa chỉ...)?.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Khen thưởng: ....................................................................................................................
Kỷ luật: ..............................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai sự thật tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA
UBND |
….., ngày ….
tháng ….. năm |