Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 23/2017/TT-BNNPTNT
Ngày ban hành 15/11/2017
Ngày có hiệu lực 01/01/2018
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hà Công Tuấn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2017/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Tng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; tiếp nhận và sử dụng tin trồng rừng thay thế của các chủ đầu tư nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; quản lý sau đầu tư rừng trồng thay thế; xử lý rủi ro khi trồng rừng thay thế.

2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hoạt động liên quan đến việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý, thực hiện trách nhiệm trồng rừng thay thế

1. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Có phương án trồng rừng thay thế được cấp có thẩm quyền phê duyệt với diện tích ít nhất bằng diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; hoặc chứng từ nộp tiền trồng rừng thay thế.

3. Chủ đầu tư dự án phải tự tổ chức trồng rừng thay thế hoặc hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư này và quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Chủ đầu tư tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.

5. Kinh phí trồng rừng thay thế được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án; đơn giá trồng rừng thay thế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 3. Chủ đầu tư tự trồng rừng thay thế

1. Lập phương án trồng rừng thay thế

a) Chủ đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (sau đây viết tt là Chủ đầu tư) lập phương án trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I Thông tư này, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp diện tích rừng chuyển sang mục đích khác nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì lập các phương án riêng trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế gồm: Phương án trng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I đích sử dụng rừng sang mục Thông tư này; văn bản đề nghị phê duyệt theo mu tại Phụ lục II; dự án đầu tư có chuyển mục đích khác; các tài liệu khác có liên quan.

2. Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế

a) Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế.

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định. Trường hợp cn xác minh thực địa, thời gian thẩm định phương án được kéo dài thêm không quá 15 ngày làm việc.

Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế, tổ chức khoa học có liên quan. S thành viên Hội đồng ít nht là 05 người, trong đó 01 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ tịch Hội đồng. Trường hợp dự án có tng diện tích trng rừng thay thế dưới 10 hec-ta thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành phần Hội đồng thẩm định với số lượng thành viên ít hơn.

c) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trả lời Chủ đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời Chủ đầu tư biết lý do.

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ