Thông tư 22/2007/TT-BCA hướng dẫn việc thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người có hành vi vi phạm hành chính về trật tư, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hành
Số hiệu | 22/2007/TT-BCA |
Ngày ban hành | 12/10/2007 |
Ngày có hiệu lực | 10/11/2007 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Công An |
Người ký | Trần Đại Quang |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính,Giao thông - Vận tải |
BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM |
Số: 22/2007/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2007 |
Thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007 của Chính phủ về thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Bộ Công an hướng dẫn việc thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người có vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông như sau:
a) Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp, thẩm quyền thông báo và công tác theo dõi, chỉ đạo việc thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường hộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa.
b) Thông tư này áp dụng đối với:
- Công dân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân ra thông báo và tiếp nhận thông báo.
a) Người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông phải bị thông báo về hành vi vi phạm đó; trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị thông báo một lần; trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị thông báo về hành vi vi phạm đó.
b) Thông báo người có vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông được gửi đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm vừa có nơi đăng ký thường trú, tạm trú vừa là cán bộ, công chức hoặc vừa là học sinh, sinh viên, học viên thì thông báo đến cơ quan nơi cán bộ, công chức đang công tác hoặc trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo nơi học sinh, sinh viên, học viên đang học tập.
c) Cơ quan ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông thì có thẩm quyền ra thông báo về hành vi vi phạm đó.
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông báo có trách nhiệm tổ chức việc kiểm điểm, giáo dục và xử lý người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và gửi kết quả kiểm điểm, giáo dục, xử lý đó cho cơ quan ra thông báo để theo dõi, tổng hợp.
a) Việc thông báo người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông được thực hiện bằng văn bản theo mẫu kèm theo Thông tư này.
b) Việc thông báo và gửi thông báo đó đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người vi phạm được thực hiện ngay sau khi ra quyết định xử phạt.
Những người sau đây có thẩm quyền ra thông báo về người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Chánh thanh tra giao thông vận tải cấp sở trở lên.
Người ra quyết định thông báo phải chịu trách nhiệm về việc thông báo của mình.
5. Theo dõi, chỉ đạo việc thông báo
a) Định kỳ ba tháng, sáu tháng, một năm, cơ quan ra thông báo có trách nhiệm tổng hợp kết quả giáo dục, kiểm điểm, xử lý người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và gửi Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để báo cáo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia.
b) Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
6. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
a) Thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền ra thông báo và cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông báo chịu trách nhiệm thực hiện thông tư này.