Thông tư 20/2010/TT-BLĐTBXH quy định về cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 20/2010/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 26/07/2010
Ngày có hiệu lực 09/09/2010
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Đàm Hữu Đắc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 20/2010/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA DẠY NGHỀ VÀ HOẠT ĐỘNG TỰ THANH TRA, KIỂM TRA TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về cộng tác viên thanh tra dạy nghề; hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, thủ tục công nhận, nhiệm vụ, quyền hạn, những việc không được làm, chế độ, trưng tập và quản lý cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề (sau đây gọi tắt là cơ sở dạy nghề).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cộng tác viên thanh tra dạy nghề; cơ sở dạy nghề; cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương và địa phương.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo Thông tư này các từ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cộng tác viên thanh tra dạy nghề: là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Đoàn thanh tra dạy nghề và được cơ quan có thẩm quyền công nhận là cộng tác viên thanh tra dạy nghề.

2. Hoạt động tự thanh tra, kiểm tra: là hoạt động tự xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở dạy nghề trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề và những quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương 2.

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA DẠY NGHỀ VÀ HOẠT ĐỘNG TỰ THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ

MỤC I. CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA DẠY NGHỀ 

Điều 4. Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra dạy nghề

Ngoài các tiêu chuẩn được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 31/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, cộng tác viên thanh tra dạy nghề còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Là cán bộ, giáo viên của cơ sở dạy nghề và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực dạy nghề.

2. Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra dạy nghề.

Điều 5. Thủ tục công nhận cộng tác viên thanh tra dạy nghề

1. Cơ sở dạy nghề gửi hồ sơ đề nghị công nhận cộng tác viên thanh tra dạy nghề tại Tổng cục Dạy nghề. Hồ sơ gồm có:

a) Bản tự khai của người đề nghị được xét công nhận cộng tác viên thanh tra dạy nghề (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Văn bản đề nghị công nhận cộng tác viên thanh tra dạy nghề của người đứng đầu cơ sở dạy nghề.

c) Bản sao có công chứng: bằng tốt nghiệp (trình độ chuyên môn cao nhất), chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học.

2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề xét, quyết định công nhận cộng tác viên thanh tra dạy nghề, trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và ghi rõ lý do.

3. Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm thông báo bằng văn bản danh sách cộng tác viên thanh tra dạy nghề với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định công nhận để phối hợp theo dõi, quản lý.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên thanh tra dạy nghề

[...]