Thông tư 196-BT-1977 bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ cán bộ xã ở các tỉnh, thành phố phía Nam do Phủ thủ tướng ban hành

Số hiệu 196-BT
Ngày ban hành 08/09/1977
Ngày có hiệu lực 08/09/1977
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Vũ Tuân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 196-BT

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 1977

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC BỔ SUNG CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ CÁN BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ PHÍA NAM

Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 130-CP ngày 20-6-1975 bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã.

Đối với cán bộ xã ở các tỉnh phía Nam, chỉ thị số 229-TTW ngày 20-1-1976 của Bộ Chính trị trung ương Đảng về một số chủ trương công tác cấp bách ở miền Nam đã ghi: “Đối với cán bộ xã áp dụng chế độ phụ cấp hiện hành ở miền Bắc”.

Tuy nhiên, tình hình các xã ở các tỉnh phía Nam có những điểm khác với các xã ở các tỉnh phía Bắc: xã ở phía Nam nói chung dân số đông, địa dư rộng; nhiệm vụ của cấp xã sau ngày giải phóng nặng nề và phức tạp, trật tự, trị an chưa thật ổn định, vừa tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, các hợp tác xã nông nghiệp, mua bán, tín dụng chưa được thành lập; cơ sở Đảng, chính quyền và các đoàn thể còn đang củng cố; cán bộ xã thiếu và yếu, nhiều nơi phải đưa cán bộ cấp trên về tăng cường; ngân sách xã nhiều nơi chưa có.

Thông tư này hướng dẫn thi hành quyết định số 130-CP và bổ sung một số điểm cụ thể nhằm bảo đảm thống nhất chính sách, chế độ trong cả nước, đồng thời đáp ứng với tình hình thực tế, đặc điểm cấp xã ở các tỉnh phía Nam.

I. VỊ TRÍ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ XÃ VÀ YÊU CẦU KIỆN TOÀN CẤP XÃ

Về vị trí công tác của cán bộ xã và yêu cầu kiện toàn cấp xã, quyết định số 130-CP của Hội đồng Chính phủ và thông tư số 45-BT của Bộ trưởng Phủ thủ tướng đã xác định:

1. Xã là cấp cơ sở trực tiếp với nhân dân, với sản xuất. Cán bộ xã là những người vừa chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức, động viên nhân dân, vừa cùng với nhân dân thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở nông thôn. Cán bộ xã là những người vừa công tác, vừa sản xuất, khác với cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế là những người thu nhập chủ yếu bằng tiền lương. Trong điều kiện hiện nay, nước ta còn nghèo, chưa giải quyết được chế độ tiền lương cho cán bộ xã mà chỉ phụ cấp hàng tháng nhằm bù đắp một phần về sinh hoạt trong những ngày cán bộ xã vì bận công tác không tham gia sản xuất được, còn đối với các chế độ đào tạo bồi dưỡng, bảo vệ sức khỏe, phụ cấp đi đường, trợ cấp khó khăn, nữ cán bộ xã khi nghỉ đẻ, và chế độ mai táng phí đều được đãi ngộ tương đương như cán bộ trong biên chế Nhà nước. Ngoài ra, khi cán bộ xã đi dự các hội nghị do cấp trên triệu tập, được đài thọ toàn bộ sinh hoạt phí.

2. Tổ chức bộ máy của xã cần gọn, nhẹ, bảo đảm chất lượng và có hiệu lực, không nên bố trí nhiều người ảnh hưởng đến sản xuất. Không nhất thiết cấp trên có ngành nào thì xã phải có cán bộ chuyên trách hoặc nửa chuyên trách phụ trách ngành ấy, cần bố trí kiêm nhiệm cho hợp lý, những việc có liên quan với nhau, thì có thể một người phụ trách để bảo đảm mọi công tác của Đảng và Nhà nước đều có người đảm nhiệm và thực hiện tốt, đồng thời ngân sách địa phương và đủ khả năng đài thọ.

II. VỀ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, NỬA CHUYÊN TRÁCH VÀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP HÀNG THÁNG CHO CÁN BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

A. CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH VÀ NỬA CHUYÊN TRÁCH:

- Những xã có số dân từ dưới 10 000 nhân khẩu trở xuống thì thực hiện theo quyết định số 130-CP ngày 20-6-1975 của Hội đồng Chính phủ về bổ sung chính sách, chế độ cán bộ xã: có từ 5 đến 6 cán bộ chuyên trách và từ 9 đến 10 cán bộ nửa chuyên trách. Những xã có trên 7000 nhân khẩu, thì thực hiện theo thông tư số 249-BT ngày 28-12-1976 của Phủ thủ tướng nếu đã bầu hai Phó chủ tịch, thì cả hai Phó chủ tịch đều được hưởng định suất chuyên trách.

- Những xã có từ 10 000 nhân khẩu trở lên: có từ 6 đến 7 cán bộ chuyên trách và từ 11 đến 7 cán bộ chuyên trách và từ 11 đến 13 cán bộ nửa chuyên trách.

- Những xã có từ 20 000 nhân khẩu trở lên: có từ 7 đến 8 cán bộ chuyên trách và từ 12 đến 16 cán bộ nửa chuyên trách.

- Đối với xã miền núi, xã rẻo cao, xã biên giới, xã hải đảo và xã xa xôi hẻo lánh, tuy số dân ít hơn các xã đồng bằng và trung du nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào quy định chung nói trên và tình hình đặc điểm mỗi vùng và khối lượng công tác mà định số cán bộ chuyên trách, nửa chuyên trách và phân công cán bộ cho thích hợp.

Số cán bộ chuyên trách tăng thêm là để phụ trách những công việc có khối lượng lớn như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nghề muối.

Số cán bộ nửa chuyên trách tăng thêm chủ yếu là để phụ trách những thôn, ấp, bản đông dân hoặc ở xa và phụ trách những ngành công tác có khối lượng lớn.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào đặc điểm tình hình mỗi vùng, căn cứ vào khối lượng công việc và trình độ, khả năng, sức khỏe của cán bộ và tham khảo công văn số 101 ngày 5-4-1977 của Ban tổ chức của Chính phủ về phân công trong Ủy ban nhân dân các cấp mà hướng dẫn phân công cán bộ chuyên trách, nửa chuyên trách ở xã cho thích hợp, bảo đảm mọi công việc đều có cán bộ đảm nhiệm. Đối với xã ở phía Nam có thể phân công như sau:

Số cán bộ chuyên trách:

1. Bí thư Đảng ủy (hoặc bí thư chi bộ nơi chưa lập Đảng ủy) chịu trách nhiệm chung mọi mặt công tác của xã; trực tiếp phụ trách công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng hợp tác xã, thường trực công tác Đảng và phụ trách tổ chức, xây dựng Đảng.

2. Phó bí thư (hoặc ủy viên thường vụ) thường trực Đảng kiêm phụ trách tổ chức, tuyên huấn và văn phòng Đảng ủy; những xã khối lượng công tác Đảng chưa nhiều chỉ nên bố trí cán bộ nửa chuyên trách làm các công tác nói trên.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm chung về công tác chính quyền; phụ trách công tác kế hoạch, công tác chăm lo đời sống của nhân dân, kiêm trưởng ban tài chính xã, và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

4. Phó chủ tịch chuyên trách công tác sản xuất nông nghiệp, công tác thu mua lương thực, thực phẩm, nông sản và phân phối hàng hóa cho nhân dân.

5. Phó chủ tịch phụ trách nội chính, trực tiếp làm trưởng công an xã, phụ trách công tác tư pháp, công tác pháp chế.

6. Ủy viên thư ký thường trực Ủy ban nhân dân phụ trách công tác văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội và văn phòng Ủy ban nhân dân xã. Nếu đồng chí này là đảng ủy viên thì có thể kiêm công tác tuyên huấn của Đảng.

7. Ủy viên Ủy ban nhân dân phụ trách công tác quân sự trực tiếp làm xã đội trưởng.

8. Bí thư nông hội xã có thể do một cán bộ chuyên trách hoặc nửa chuyên trách đảm nhiệm công tác này.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ