Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 195-VP/PC năm 1958 về biện pháp cho vay Mậu dịch xuất nhập khẩu biên giới Việt – Trung do Ngân hàng Quốc gia ban hành.

Số hiệu 195-VP/PC
Ngày ban hành 02/12/1958
Ngày có hiệu lực 17/12/1958
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ngân hàng quốc gia
Người ký Lê Viết Lượng
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 195-VP/PC

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

 

VỀ BIỆN PHÁP CHO VAY MẬU DỊCH XUẤT NHẬP KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG

 

1. Tình hình phát triển của Mậu dịch biên giới:

Có mấy nét lớn sau đây:

- Doanh số hoạt động tăng gấp bội: kim ngạch 1957 tăng gấp 6 lần so với 1956.
- Mặt hàng mở rộng nhiều: ngoài những loại hàng của địa phương, còn xuất những thứ từ miền xuôi đưa lên như xe đạp, than, ciment, tơ lụa, len da…và nhập những thứ đưa về miền xuôi như dụng cụ, hóa chất, đồ điện…

- Quan hệ giao dịch phức tạp: liên hệ với các Công ty Mậu dịch biên giới, các Tổng công ty Mậu dịch nội địa các Tổng công ty Mậu dịch xuất nhập khẩu, các xí nghiệp quốc doanh, Cục giao nhận Mậu dịch đối ngoại.

Tình hình trên đòi hỏi phải có tổ chức và biện pháp thích hợp.

2. Chủ trương về ngoại thương

- Để điều hòa kế hoạch, xuất nhập khẩu và thống nhất giao dịch với bạn, Bộ Ngoại thương đã thành lập:

Công ty xuất nhập khẩu Cao-Lạng (trụ sở ở Lạng sơ) phụ trách công việc trao đổi hàng hóa giữa Cao bằng, Lạng sơn với Quảng tây.

Công ty xuất nhập khẩu Lào-Thái-Hà (trụ sở ở Lào cai) phụ trách công việc trao đổi hàng hóa giữa Hà giang, Lào cai và Khu Tự trị Thái-Mèo với Vân nam.

Ban đại diện ở Hải ninh của Công ty xuất nhập khẩu miền duyên hải, phụ trách công việc trao đổi hàng hóa giữa Hải ninh và Quảng đông.

Các tổ chức nói trên là những đơn vị kinh doanh hạch toán riêng. Nó giao dịch thẳng với các Công ty Mậu dịch các tỉnh biên giới bên ta, các Tổng Công ty nội địa, các Tổng công ty xuất nhập khẩu, các cơ quan, xí nghiệp để tìm nguồn hàng xuất khẩu và nhận đơn hàng nhập khẩu, tiến hành đàm phát ký kết những hợp đồng với các tổ chức Mậu dịch bên bạn, thực hiện việc trao đổi hàng hóa theo chủ trương, chính sách của Chính phủ và sự hướng dẫn của Bộ Ngoại thương.

- Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập ở cửa khẩu biên giới do các Công ty Lâm thổ sản và Bách hóa phụ trách. Đối với hàng hóa do các Tổng Công ty ở Hà nội đặt mua hay ủy thác xuất khẩu thì việc giao hàng tại khẩu do Cục Vận tải ngoại thương phụ trách.

3. Chủ trương của Ngân hàng quốc gia Việt nam

- Để mở rộng Mậu dịch biên giới, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và thống nhất việc thanh toán với bản, Ngân hàng quyết định cho các tổ chức xuất nhập khẩu biên giới Việt – Trung vay vốn luân chuyển theo chế độ tín dụng ngắn hạn.

- Để thuận tiện cho việc vay trả, phục vụ kịp thời việc xuất nhập khẩu ở biên gíơi, Trung ương đã ra nghị định số 322-VP/NgĐ ngày 2-12-1958 ủy quyền cho các Chi nhánh Ngân hàng Hải ninh. Lạng sơn và Lào cai cho các tổ chức xuất nhập khẩu biên giới vay vốn luân chuyển.

THỂ LỆ VÀ BIỆN PHÁP CHO VAY

- Thể lệ và biện pháp chung về cho vay xuất nhập khẩu cũng áp dụng cho việc cho vay xuất nhập khẩu ở biên giới Việt-Trung. Các Chi nhánh cần nghiên cứu kỹ để quán triệt tinh thần và nội dung của thể lệ.

- Dưới đây, Trung ương chỉ nêu lên một số điểm chính căn cứ vào đặc điểm Mậu dịch xuất nhập khẩu địa phương. Đề nghị các Chi nhánh nắm vững thi hành cho đúng.

1. Cơ cấu vốn luân chuyển của các Công ty xuất nhập khẩu biên giới.

- Các tổ chức này chỉ là những tổ chức trung gian đại lý, không có kho, không có cửa hàng, không được Bộ Tài chính cấp vốn luân chuyển riêng. Do đó vốn luân chuyển cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu do Ngân hàng thỏa mãn 100%.

2. Các loại cho vay

- Hàng xuất cũng như hàng nhập ở biên giới giữa ta và bạn đều thanh toán theo phương thức “TRẢ TIỀN NGAY” hàng xuất lại giao thẳng cho bạn tại khẩu, hàng nhập về cửa khẩu phân phối thẳng cho các tổ chức nội địa. Do đó, đối với Mậu dịch xuất nhập khẩu biên giới chỉ có hai loại cho vay, tức là:

- Cho vay thanh toán hàng xuất

- Cho vay thanh toán hàng nhập

[...]