BỘ
TÀI CHÍNH
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
192-TC/TQD
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1969
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC THU KHOẢN TÍCH LUỸ TÀI CHÍNH TỪ KHÂU LƯU THÔNG
THƯƠNG NGHIỆP CHUYỂN SANG CÁC XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi:
|
-Các ông bộ trưởng;
-Ông
tổng giám đốc ngân hàng nhà nước;
-Các
Ông chủ tịch tỉnh, thành.
|
Theo Chỉ thị số 132-TTg ngày 04 tháng 12 năm
1969 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành điều lệ tạm thời về thu tài chính
và phân phối lợi nhuận xí nghiệp quốc doanh trong ngành nội thương thì bắt đầu
từ ngày 01 tháng 01 năm 1970, các xí nghiệp quốc doanh thương nghiệp mua hàng của
xí nghiệp công nghiệp trung ương hay địa phương đều thanh toán theo giá giao dịch
mới; giá này là giá bán buôn công nghiệp mới, nói chung là cao hơn giá bán buôn
công nghiệp hiện hành. Về phần ngành nội thương thì không được hưởng tỷ lệ lãi
gộp 19,63% hoặc 20,36% trên giá bán lẻ nữa, mà chỉ được chiết khấu thương nghiệp
định mức là 9,5% trên giá bán lẻ, đủ để bảo đảm các định mức về phí lưu thông,
hoa hồng cho hợp tác xã mua bán xã và lợi nhuận Nhà nước để lại cho xí nghiệp
thương nghiệp, cụ thể là:
a) Đối với sản phẩm của xí nghiệp
công nghiệp trung ương, giá bán buôn công nghiệp là giá bán lẻ hệ thống I trừ
chiết khấu thương nghiệp toàn ngành tính cho từng nhóm hàng.
b) Đối với sản phẩm của xí nghiệp
công nghiệp địa phương:
- Nếu tiêu thụ ngay tại địa
phương thì giá bán buôn công nghiệp là giá bán lẻ hệ thống I của địa phương sản
xuất trừ chiết khấu thương nghiệp của cấp II địa phương đó, tính theo từng nhóm
hàng;
- Nếu là hàng thuộc diện Nhà nước
thống nhất quản lý phân phối và giá cả và bán cho cấp I nội thương hoặc cho địa
phương khác thì giá bán buôn công nghiệp là giá bán lẻ hệ thống I của địa
phương sản xuất trừ chiết khấu thương nghiệp toàn ngành thương nghiệp, tính
theo từng nhóm hàng.
Điều lệ tạm thời nói trên đã quy
định như vậy là để chuyển số tích luỹ tài chính, trước đây nằm ở khâu lưu
thông, sang khâu sản xuất công nghiệp, chuẩn bị cho việc tiến hành thu quốc
doanh tập trung ở khâu sản xuất công nghiệp. Vì vậy ngay từ 01 tháng 01 năm
1970 các xí nghiệp công nghiệp có trách nhiệm nộp hết số tích luỹ này vào ngân
sách Nhà nước, không để cho số tích luỹ đó lẫn lộn với lợi nhuận của xí nghiệp.
Căn cứ chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Tài chính quy định biện pháp cụ thể về việc nộp số tích luỹ tài
chính nói trên ở khâu xí nghiệp sản xuất như sau và đề nghị các Bộ hướng dẫn
các xí nghiệp thực hiện kịp thời và đầy đủ.
A. ĐỐI VỚI XÍ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP QUỐC DOANH TRUNG ƯƠNG
I. Xí nghiệp
đã áp dụng chế độ thu quốc doanh.
Để thu hết số tích luỹ tài chính
ở khâu thương nghiệp chuyển sang, các xí nghiệp công nghiệp đã áp dụng chế độ
thu quốc doanh, khi bán hàng ra, phải nộp thu quốc doanh theo một mức mới gồm mức
thu quốc doanh đã được chính thức quy định cộng (+) với số chênh lệch giữa giá
bán buôn công nghiệp cũ và giá bán buôn công nghiệp mới.
Đối với từng xí nghiệp, Bộ Tài
chính sẽ có văn bản chính thức công bố các mức thu quốc doanh mới. Nhưng để
tranh thủ thu cho kịp thời từ 01 tháng 01 năm 1970, yêu cầu các xí nghiệp công
nghiệp và cơ quan thu, căn cứ vào thông tư này, chủ động tính toán mức thu mới,
và bắt đầu từ 01 tháng 01 năm 1970, nộp thu quốc doanh vào ngân sách theo mức
thu đó, không phải chờ đợi.
II. Xí nghiệp
công nghiệp chưa áp dụng chế độ thu quốc doanh.
Nguyên tắc là các xí nghiệp công
nghiệp chưa nộp thu quốc doanh - tức là còn nộp thuế doanh nghiệp hoặc thuế
hàng hoá – không được để cho khoản tích luỹ tài chính ở bên khâu thương nghiệp
chuyển sang (tức là số chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp cũ và mới) lẫn
lộn với lợi nhuận công nghiệp.
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm
1970:
a) Phải nộp thuế doanh nghiệp hoặc
thuế hàng hoá tính trên giá bán buôn công nghiệp mới.
b) Phải nộp khoản chênh lệch giữa
giá bán buôn công nghiệp cũ và mới như sau, để đơn giản hoá việc tính toán:
- Nếu là xí nghiệp phải nộp th+uế
doanh nghiệp 2% thì khoản chênh lệch phải nộp theo tỷ lệ: 100% - 2% = 98% tính
trên số chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp cũ và mới;
- Nếu phải nộp thuế hàng hoá thì
đối với mỗi mặt hàng chịu thuế hàng hoá, phải căn cứ vào thuế suất hàng hoá hiện
hành mà tìm ra tỷ lệ phần trăm (%) cầp áp dụng để tính khoản chênh lệch phải nộp.
Thí dụ:
Thuế suất hàng hoá 10% thì khoản
chênh lệch phải nộp theo tỷ lệ 100% - 10% = 90% tính trên số chênh lệch giữa
giá bán buôn công nghiệp cũ và mới.
Thuế suất hàng hoá 15% thì khoản
chênh lệch phải nộp theo tỷ lệ 100% - 15% = 85% tính trên số chênh lệch giữa
giá bán buôn công nghiệp cũ và mới.
c) Ngoài ra, hiện nay có một số
cơ sở kinh tế như nông trường… đã được tạm thời miễn hoặc chưa phải chịu thuế
doanh nghiệp hay thuế hàng hoá đối với một số mặt hàng; đối với các mặt hàng
này, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1970 các cơ sở đó phải nộp đủ vào ngân sách số
chênh lệch giữa giá bán cũ và mới.
2. Về cách thức nộp:
a) Thuế doanh nghiệp hoặc thuế
hàng hoá đều phải kê khai và nộp theo chế độ hiện hành.
b) Đối với khoản chênh lệch phải
nộp (như nói ở trên) thì mỗi khi bán hàng, làm nhờ thu nhận trả, hoặc dùng
phương thức thanh toán khác, xí nghiệp công nghiệp phải làm tờ khai ghi rõ số
lượng, giá hàng bán ra và số chênh lệch phải nộp. Tờ khai phải được gửi cho cơ
quan thu một bản, cho ngân hàng bốn bản, theo như thủ tục thu quốc doanh.
Khi tiền bán hàng về đến ngân
hàng, ngân hàng phải chuyển ngay số chênh lệch mà xí nghiệp đã kê khai xin nộp
vào ngân sách.
Nhận được tờ khai, cơ quan thu
phải:
- Kiểm tra lại việc kê khai cũng
như việc tính toán số chênh lệch phải nộp của xí nghiệp;
- Theo dõi, đôn đốc xí nghiệp nộp
đúng, đủ và kịp thời; cùng với ngân hàng, thúc đẩy và giúp đỡ xí nghiệp thu tiền
bán hàng đúng hạn, nộp vào ngân sách theo từng chuyến hàng cho kịp thời.
Trường hợp cá biệt có những xí
nghiệp nhỏ, doanh số mỗi chuyến hàng bán ra không nhiều thì cơ quan thu có thể
thoả thuận cho xí nghiệp được nộp một tháng ít nhất hai kỳ, không cần phải nộp
theo từng chuyến hàng, nhưng mỗi kỳ nộp, đều phải kê khai chi tiết và cơ quan
thu phải có sự kiểm tra đầy đủ.
Nếu xí nghiệp bán hàng thu tiền
bằng séc thì xí nghiệp phải kê khai và nộp ngay.
3. Như Thủ tướng Chính phủ đã
chỉ thị, đề nghị các Bộ sản xuất chỉ đạo các xí nghiệp sản xuất công nghiệp áp
dụng giá mới trong quan hệ mua bán với các xí nghiệp thương nghiệp, và cùng
Bộ Tài chính chỉ đạo các xí nghiệp cơ sở nộp đủ ngân sách Nhà nước số tích luỹ
tài chính trước đây nằm ở khâu lưu thông nay chuyển sang khâu sản xuất.
III. Đối với
một số mặt hàng đặc biệt.
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm
1970, các sản phẩm của xí nghiệp công nghiệp sản xuất bán cho quốc phòng, hoặc
bán thẳng cho xí nghiệp quốc doanh khác để dùng vào sản xuất, cũng đều theo giá
bán buôn công nghiệp mới, áp dụng cho nội thương. Riêng cồn y tế của nhà máy rượu
Hà Nội bán cho quân y và cho ngành y tế thì vẫn theo giá bán buôn công nghiệp
cũ.
2. Đối với mặt hàng xe đạp và phụ
tùng xe đạp, thì giá bán buôn công nghiệp mới mà ngành nội thương trả cho xí
nghiệp quốc doanh sản xuất là giá bán cung cấp của ngành nội thương trừ (-) chiết
khấu toàn ngành ấn định cho xe đạp và phụ tùng xe đạp.
B. ĐỐI VỚI XÍ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP QUỐC DOANH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
I. Đối với
xí nghiệp công nghiệp hiện rất cá biệt đã áp dụng cách nộp tích luỹ vào ngân
sách theo chế độ thu quốc doanh, thì hành như quy định trong phần A đoạn I.
Đề nghị Uỷ ban hành chính tỉnh, thành lãnh đạo mọi việc chuẩn bị cần thiết để bảo
đảm thu theo mức thu mới bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 1970.
II. Đối với
xí nghiệp công nghiệp hiện phổ biến vẫn nộp tích luỹ vào ngân sách theo chế
độ số 93-TTg ngày 17 tháng 09 năm 1962 và số 45-CP ngày 29 tháng 03 năm 1965: đề
nghị Uỷ ban hành chính tỉnh, thành lãnh đạo thực hiện việc tổ chức thu như sau:
1. Đôn đốc sở, ty thương nghiệp,
trong tháng 12 này, báo cáo với Ủy ban việc tính toán, xây dựng chiết khấu
thương nghiệp của cấp II đối với từng nhóm hàng. Trong một hội nghị liên ngành
nội thương, tài chính, ngân hàng, vật giá họp ở trung ương đầu tháng 12 này, Bộ
Nội thương đã hướng dẫn các sở, ty thương nghiệp việc tính toán thống nhất với
các sở, ty tài chính các mức chiết khấu này để trình Ủy ban xét duyệt. Uỷ ban
hành chính thông qua và thông báo các mức chiết khấu mới đó cho sở, ty công
nghiệp; sở, ty công nghiệp phải hướng dẫn các xí nghiệp công nghiệp địa phương
tính và áp dụng giá buôn công nghiệp mới của các mặt hàng do xí nghiệp sản xuất.
2. Trên cơ sở giá bán buôn công
nghiệp mới, mỗi xí nghiệp, cùng với cơ quan thu, xác định ngay số chênh lệch giữa
giá bán buôn công nghiệp cũ và mới. Xí nghiệp công nghiệp địa phương, cơ quan
thu và ngân hàng đều có trách nhiệm bảo đảm việc nộp vào ngân sách khoản chênh
lệch ấy, theo như công thức và thủ tục đã nói ở phần A đoạn II về các xí nghiệp
công nghiệp trung ương.
3. Đối với các xí nghiệp công
nghiệp địa phương được duyệt lỗ kế hoạch, cần tính toán đầy đủ khoản chênh lệch
giữa giá bán buôn công nghiệp mới và cũ; cần có biện pháp tích cực phấn đấu giảm
mức lỗ kế hoạch, tiến tới không có lỗ. Mỗi kỳ quyết toán, xí nghiệp phải tách
riêng và rành mạch số chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp mới và cũ, không
để lẫn lộn với khoản lỗ của xí nghiệp.
4. Từ nay đến 01 tháng 01 năm
1970, sau khi nhận được tài liệu của các Bộ Nội thương và Bộ Tài chính, các sở,
ty tài chính phải thông báo cho các sở, ty công nghiệp và các xí nghiệp công
nghiệp địa phương biết các mức chiết khấu toàn ngành đối với từng nhóm hàng, để
xí nghiệp có căn cứ tính toán khi bán ra ngoài tỉnh những hàng công nghiệp do địa
phương sản xuất nhưng thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý phân phối và giá cả.
C. QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN XÍ
NGHIỆP
Để phản ánh đầy đủ, rành mạch số
chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp cũ và mỡi phải thanh toán với ngân
sách, các xí nghiệp quốc doanh kế toán như sau:
1. Đối với xí nghiệp đã áp dụng
chế độ thu quốc doanh: Vì chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp cũ và mới
đã cộng vào mức thu quốc doanh mới, cho nên việc kế toán vào tài khoản “thanh
toán với ngân sách” vẫn tiến hành như trước, không có gì thay đổi.
2. Đối với xí nghiệp công
nghiệp chưa thi hành chế độ thu quốc doanh, các xí nghiệp cần mở tài khoản
“thanh toán với ngân sách về khoản chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp cũ
và mới” ký hiệu 095, nội dung như sau:
Bên Nợ phản ánh số chênh lệch đã
nộp.
Bên Có phản ánh số chênh lệch phải
nộp.
Cụ thể là:
- Sau khi tính được số chênh lệch
phải nộp thì ghi:
Nợ tài khoản “tiêu thụ”
Có tài khoản “thanh toán với
ngân sách về khoản chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp cũ và mới”.
- Khi nộp khoản chênh lệch này vào
ngân sách thì ghi:
Nợ tài khoản “thanh toán với
ngân sách về khoản chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp cũ và mới”.
Có tài khoản “tiền gửi ngân
hàng”.
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính
|