Thông tư 17-TT/DC năm 1957 thi hành bản Điều lệ tạm về huy động và sử dụng dân công trong thời hoà bình kiến thiết do Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 17-TT/DC
Ngày ban hành 12/09/1957
Ngày có hiệu lực 27/09/1957
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Nguyễn Văn Tạo
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17-TT/DC

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 1957

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 17-TT/DC NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 1957 GIẢI THÍCH VIỆC THI HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG DÂN CÔNG TRONG THỜI HOÀ BÌNH KIẾN THIẾT

Ngày 27 tháng 7 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân công trong thời bình.

Bộ giải thích những điều đã quy định trong bản điều lệ đó, để việc thi hành được thống nhất.

A. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NHỮNG TIẾN BỘ TRONG CHÍNH SÁCH DÂN CÔNG HIỆN NAY

Trong công cuộc khôi phục và kiến thiết kinh tế, cần làm rất nhiều công việc, trong đó có việc xây dựng và sửa chữa những công trình về giao thông, thuỷ lợi, việc vận tải tiếp tế cho bộ đội ở miền rừng núi, và làm một số công việc đặc biệt khác.

Những công việc đó, cần đến rất nhiều nhân công. Nhà nước phải dựa vào sức lực của nhân dân mới hoàn thành được.

Mỗi người dân phải xem việc đi dân công là một nghĩa vụ của mình đối với công cuộc kiến thiết đất nước. Không những phải hăng hái, phấn khởi đi phục vụ mà còn phải tích cực lao động, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tại công trường.

Trong thời kỳ kháng chiến, đồng bào đi dân công đã có rất nhiều thành tích, anh dũng, chịu đựng gian khổ, vượt khó khăn, góp phần quan trọng cho kháng chiến thắng lợi.

Trong hoà bình, đồng bào đi dân công cũng đạt được những thành tích to lớn cho công cuộc kiến thiết đất nước, cải thiện đời sống của mình.

Để cho thích hợp với thời kỳ hoà bình, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một bản điều lệ mới về huy động và sử dụng dân công, có những điều khoản nhằm chiếu cố đến việc sản xuất ở nông thôn và giảm nhẹ sự đóng góp sức dân rất là rõ rệt:

1- Hạn chế việc huy động dân công: Chỉ huy động dân công để làm một số công tác về giao thông, thuỷ lợi, vận tải tiếp tế cho bộ đội ở miền rừng núi, và làm một số công tác đặc biệt, được Thủ tướng phủ cho phép dùng dân công.

2- Thu hẹp phạm vi đi phục vụ: Chỉ huy động dân công tỉnh nào làm việc trong tỉnh ấy hay là tỉnh lân cận. ở miền núi, thì chỉ huy động dân công huyện, châu nào làm việc trong huyện, châu ấy hay là huyện, châu lân cận.

3- Quy định rõ số ngày đi dân công là 30 ngày trong một năm.

4- Thi hành chế độ làm khoán: Chế độ làm việc của dân công là chế độ làm khoán. Thực hiện làm khoán sẽ có lợi cho công tác được hoàn thành nhanh, tốt và có lợi cho người đi dân công, càng tích cực hoàn thành nhanh, tốt, thì càng mau chóng làm xong nghĩa vụ của mình mà về sớm làm công việc sản xuất của gia đình.

5- Bỏ chế độ tự túc những ngày đầu trong mỗi đợt đi dân công.

Những điều quy định cụ thể trong bản điều lệ dân công nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch Nhà nước, đồng thời bảo đảm sản xuất của nhân dân để thực hiện để thực hiện thắng lợi công cuộc khôi phục và kiến thiết kinh tế, nâng dần đời sống cho nhân dân.

Mỗi người công dân cần nhận rõ nghĩa vụ và sự lợi ích của việc đi dân công, để tích cực đóng góp phần công sức của mình trong sự nghiệp kiến thiết đất nước.

Mỗi cơ quan có trách nhiệm huy động hoặc sử dụng dân công cần hiểu rõ những điều quy định cụ thể trong điều lệ dân công, giải thích, phổ biến sâu rộng trong nhân dân, tổ chức thực hiện cho đúng, nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch của Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền lợi của nhân dân trong khi đi dân công.

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ TRONG ĐIỀU LỆ DÂN CÔNG

Chương 1:

CỦA ĐIỀU LỆ NHỮNG NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐI DÂN CÔNG

Điều 1 của Điều lệ nói: "Tất cả công dân Việt Nam, đàn ông từ 18 đến 50 tuổi, đàn bà từ 18 đến 45 tuổi đều có nghĩa vụ đi dân công". Thi hành, điều lệ này có hai trường hợp cần chú ý:

1- Người ngoại kiều, và những người chưa định rõ quốc tịch thì không có nghĩa vụ đi dân công. Nhưng nếu có người tự nguyện tham gia đi dân công thì cũng được hưởng những quyền lợi quy định trong điều lệ dân công.

2- Những người bị tước quyền công dân vẫn phải đi dân công; số ngày làm việc, tiền thù lao cũng được hưởng theo thể lệ chung, nhưng không được ghi công nghĩa vụ.

Điều 2 quy định rõ việc miễn, tạm miễn và tạm hoãn đi dân công. Chúng tôi xin giải thích thêm:

Định ra nghĩa vụ dân công là để động viên lực lượng của nhân dân tham gia thực hiện kế hoạch của Nhà nước. Nhưng không thể vì huy động dân công cho một ngành nào mà làm trở ngại đến sự thực hiện kế hoạch sản xuất của các ngành khác; cũng không thể để ảnh hưởng đến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Đồng thời trong lúc huy động đi dân công, cũng cần bảo đảm thực hiện các chính sách của Chính phủ, chiếu cố đến hoàn cảnh sinh hoạt hoặc tập quán của một số người. Ngược lại, cũng không thể miễn, hoãn quá nhiều mà phải tăng số ngày làm nghĩa vụ của nhân dân để bảo đảm hoàn thành công tác.

Vì vậy, nguyên tắc của việc miễn, hoãn đi dân công là:

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ