Nghị định 338-TTg năm 1957 Điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân công trong thời kỳ kiến thiết hoà bình do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu 338-TTg
Ngày ban hành 27/07/1957
Ngày có hiệu lực 11/08/1957
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Phạm Văn Đồng
Lĩnh vực Quyền dân sự

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 338-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 1957

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 338-TTg NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 1957 BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG DÂN CÔNG TRONG THỜI KỲ KIẾN THIẾT HÒA BÌNH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Để đảm bảo thực hiện những công cuộc kiến thiết có lợi ích chung cho nhân dân;
Theo đề nghị của Bộ Lao động;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành bản điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân công trong thời kỳ kiến thiết hòa bình, kèm theo nghị định này.

Điều 2. Các ông Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Kiến trúc, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các ông chủ tịch Uỷ ban hành chính khu, tỉnh và thành phố chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

Phạm Văn Đồng

(Đã ký)

 

ĐIỀU LỆ TẠM THỜI

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 339-TTG NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 1957 VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG DÂN CÔNG TRONG THỜI BÌNH

Trong thời kỳ kháng chiến, nhân dân ta đã từng chịu đựng gian khổ, hăng hái làm nghĩa vụ dân công, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Từ ngày hòa bình lập lại, một số lớn công trình giao thông, thủy lợi và một số công tác khác đã được hoàn thành, cũng nhờ sự đóng góp sức lực của nhân dân.

Trong công cuộc khôi phục và kiến thiết kinh tế, Nhà nước còn phải dựa vào nhân dân để làm công việc ích lợi cho nhân dân.

Vì vậy, mỗi người công dân có nghĩa vụ phải đi dân công, hăng hái công tác, thi đua tăng năng suất lao động, bảo đảm hoàn thành nhanh, tốt và rẻ những công trình kiến thiết của Nhà nước.

Để bảo đảm việc thực hiện kế hoạch, phát triển sản xuất và để giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân, cho thích hợp với thời kỳ kiến thiết hòa bình, từ nay:

- Huy động dân công chủ yếu là để làm một số công tác nhất định về thuỷ lợi, giao thông và vận tải;

- Thời gian đi dân công hàng năm có hạn định;

- Dân công tỉnh nào làm việc ở tỉnh ấy hoặc ở những tỉnh lân cận.

- Chế độ làm việc của dân công chủ yếu là làm khoán.

Chương 1:

NHỮNG NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐI DÂN CÔNG

Điều 1: Tất cả công dân Việt Nam, đàn ông từ mười tám đến năm mươi tuổi, đàn bà từ mười tám đến bốn mươi nhăm tuổi đều có nghĩa vụ đi dân công.

Điều 2: Để bảo đảm thực hiện các kế hoạch kiến thiết của Nhà nước, mà không trở ngại đến sự thực hiện kế hoạch sản xuất của các ngành và sự hoạt động của bộ máy chính quyền, đồng thời bảo đảm sự thực hiện các chính sách chiếu cố của Chính phủ đối với một số người, những người sau đây được miễn, tạm miễn, hoặc tạm hoãn đi dân công:

A. ĐƯỢC MIỄN ĐI DÂN CÔNG

- Uỷ viên thường trực Uỷ ban hành chính xã, thị trấn,

- Thư ký văn phòng Uỷ ban hành chính xã, thị trấn,

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ