Thông tư 14-NN/KT-1969 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân viên ngành Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành

Số hiệu 14-NN/KT
Ngày ban hành 29/08/1969
Ngày có hiệu lực 29/08/1969
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp
Người ký Nguyễn Chương
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ NÔNG NGHIỆP

*****

 

 

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

******

 

Số: 14-NN/KT

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 1969

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP

 

Kính gửi:

- Các Cục, Vụ, Viện, Trường, Xí nghiệp, Công ty vật tư nông nghiệp cấp I và các Trại nghiên cứu thí nghiệm trực thuộc Bộ

- Các Sở, Ty nông nghiệp và các trạm máy kéo nông nghiệp

Trong những năm qua việc thi hành các thông tư của Bộ (số 08-NN/TT ngày 19/10/1963; số 05-NN/TT ngày 31-12-1964 và thông tư số 03-NN/TT ngày 12-06-1965) quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân viên ngành nông nghiệp đã có tác dụng bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động phục vụ sản xuất, công tác được tốt.

Nhưng đến nay ngành nông nghiệp ngày càng phát triển nhiều nghề mới, tính chất công tác và điều kiện làm việc tuy có khác nhau nhưng phần lớn công nhân nông nghiệp cả ngày làm việc ngoài trời nắng mưa, nặng nhọc vất vả, trực tiếp với thuốc trừ sâu, phân hóa học. Về việc trang bị phòng hộ trước đây có chức danh chưa thật đáp ứng với yêu cầu để bảo đảm sản xuất và bảo vệ sức khỏe. Mặc khác có chức danh mới chưa được quy định chế độ trang bị phòng hộ nên đã ảnh hưởng một phần tới năng  suất lao động, đến sức khỏe và nhiệt tình lao động của công nhân viên.

Để khắc phục tồn tại trên, sau khi được Bộ Lao động thỏa thuận về chế độ trang bị theo công văn số 3399-LĐ/BH ngày 29-11-1969, Bộ ban hành thông tư này nhằm:

1. Tổng hợp có hệ thống và có điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế những chức danh trước đây đã được quy định. Đồng thời bổ sung chế độ cho những chức danh trước đây chưa quy định cho công nhân viên ngành nông nghiệp (bản quy định kèm theo).

2. Quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc lập kế hoạch xét duyệt và thực hiện kế hoạch phòng hộ lao động.

I. NGUYÊN TẮC LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

1. Hàng  năm căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, công tác trên giao, thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ cho các bộ phận có liên quan như kế hoạch, tài vụ, lao động tiền lương, bảo hộ lao động  khi lập kế hoạch sản xuất phải đồng thời lập kế hoạch lao động. Trong kế hoạch lao động phải phân rõ chức danh để lập kế hoạch phòng hộ lao động.

2. Ở các đơn vị thuộc trung ương quản lý kế hoạch bảo hộ lao động sau khi đã thông qua cục, vụ, viện trực tiếp phụ trách, phải được Bộ chủ quản xét duyệt.

3. Ở các đơn vị thuộc địa phương quản lý, kế hoạch bảo hộ lao động sau khi đã thông qua ty nông nghiệp, phải được Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố xét duyệt.

II. NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT DỤNG CỤ, PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

1. Điều kiện được trang bị.

- Trực tiếp chất độc hóa học, dầu mỡ, bụi bẩn, môi trường có yếu tố độc hại và có bệnh truyền nhiễm, có thể phát sinh bệnh nghề nghiệp.

- Cả ngày làm việc ngoài trời: nắng mưa, lầy lội.

- Làm việc trong điều kiện nóng quá, lạnh quá dễ ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc tiếp xúc vật nhọn sắc, dễ gây sây sát cơ thể.

2. Đối tượng được trang bị phòng hộ lao động

- Tất cả cán bộ, công nhân làm việc trong điều kiện nói trên, kể cả hợp đồng và tạm tuyển. Trường hợp làm công nhật hoặc thuê khoán tự do, làm việc nhất thời trong những ngành  nghề độc hại như xử lý các súc vật chết vì bệnh truyền nhiễm, bốc xếp thuốc trừ sâu, v.v…. thì cũng được mượn dụng cụ phòng hộ trong thời gian làm việc

- Cán bộ lãnh đạo, kỹ thuật, nghiệp vụ làm công tác nghiên cứu khoa học hoặc hướng dẫn công nhân làm việc trong điều kiện trên.

- Học sinh, sinh viên thực tập (cho mượn).

III. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG, BẢO QUẢN DỤNG CỤ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

Sử dụng

1. Khi cấp phát dụng cụ, áo quần phòng hộ lao động, đơn vị cần phải hướng dẫn cho công nhân nắm vững cách sử dụng và giữ gìn, bảo quản.

2. Dụng cụ, áo quần phòng hộ phải sử dụng trong giờ làm việc, tuyệt đối không dùng vào việc riêng.

3. Không được tự ý sửa chữa, mua bán dụng cụ, áo quần phòng hộ lao động.

[...]