Thông tư 14/2011/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 12/2006/NĐ-CP đối với hàng hoá thuộc diện quản lý ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 14/2011/TT-BTTTT
Ngày ban hành 07/06/2011
Ngày có hiệu lực 01/08/2011
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Thành Hưng
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 14/2011/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2011

 

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2006/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 04 tháng 12 năm 2009;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 04 tháng 12 năm 2009;
Căn cứ Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 28 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp phép nhập khẩu hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này công bố danh mục mặt hàng cụ thể theo mã số HS, quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Thông tư này áp dụng với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa được quy định tại Điều 2 của Thông tư này (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Điều 2. Hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu

1. Tem bưu chính, ấn phẩm tem và các mặt hàng tem bưu chính (sau đây gọi là tem bưu chính) được qui định chi tiết tại Phụ lục I của Thông tư này và không thuộc danh mục các loại tem bưu chính quy định tại Điều 6 của Thông tư này;

2. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9 KHz đến 400 GHz, có công suất từ 60 mW trở lên được quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

3. Thiết bị ra đa, thiết bị trợ giúp bằng sóng vô tuyến điện và thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến điện được quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

Hàng hóa quy định tại khoản 2 và 3 của Điều này (sau đây được gọi chung là thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện) là thiết bị hoàn chỉnh, không áp dụng đối với các linh kiện hoặc phụ kiện của các hàng hóa này và không bao gồm thiết bị chỉ thu sóng vô tuyến điện.

Việc tạm nhập tái xuất các hàng hoá nêu trên để sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương sau khi có thỏa thuận với Bộ Thông tin và Truyền thông; Việc tạm nhập tái xuất theo diện quá cảnh, chuyển khẩu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

Các hàng hóa khác thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông không thuộc diện cấm nhập khẩu và không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II của Thông tư này được nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhưng phải thực hiện quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định hiện hành.

Hàng hoá thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông được xuất khẩu không cần giấy phép xuất khẩu. Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Điều 3. Các trường hợp được miễn giấy phép nhập khẩu

Hàng hóa được quy định tại Điều 2 của Thông tư này nhưng được miễn giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông trong các trường hợp sau:

1. Hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng: thực hiện theo quy định tại khoản 6, điều 10, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Tem bưu chính của các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới nhập khẩu theo quy định của Công ước Liên minh Bưu chính Thế giới; Tổng số các chủng loại tem bưu chính cho một lần nhập khẩu có số lượng dưới 500 con và không thuộc danh mục các loại tem bưu chính quy định tại Điều 6 của Thông tư này; Tem bưu chính Việt Nam in tại nước ngoài theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Các thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; các phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí ngắn hạn ở Việt Nam (có giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Ngoại giao).

Hàng hóa quy định tại Khoản 3 này được miễn Giấy phép nhập khẩu nhưng khi sử dụng phải được Cục Tần số vô tuyến điện cấp Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định hiện hành.

4. Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất để làm mẫu đo kiểm phục vụ chứng nhận hợp quy với số lượng mẫu theo yêu cầu của phép đo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Điều 4. Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu

1. Giấy phép nhập khẩu tem bưu chính có giá trị thực hiện một lần trong thời hạn không quá 01 năm kể từ ngày ký và không được gia hạn.

Người nhập khẩu phải nộp lệ phí cấp hoặc cấp lại giấy phép nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính.

Mục 1. ĐỐI VỚI TEM BƯU CHÍNH

Điều 6. Điều kiện nhập khẩu

Tem bưu chính được nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện không thuộc những loại tem sau đây:

[...]