Thông tư 13-LĐ/TT năm 1961 bổ sung Thông tư 10-LĐ/Thông tư 1960 hướng dẫn cấp sổ lao động do Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 13-LĐ/TT
Ngày ban hành 01/07/1961
Ngày có hiệu lực 16/07/1961
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Lê Minh Hiền
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13-LĐ/TT

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 1961

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 13-LĐ/TT NGÀY 1 THÁNG 7 NĂM 1961 BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 10-LĐ-TT NGÀY 16/5/1960 VỀ HƯỚNG DẪN CẤP PHÁT SỔ LAO ĐỘNG

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi :
Đồng kính gửi :

Các Bộ, các Tổng cục, các cơ quan, đoàn thể Trung ương
Các Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh.
Các Sở, Ty, Phòng lao động
Phủ thủ tướng, Tổng công đoàn Việt Nam

Thi hành Nghị định số 7/CP ngày 8-4-1960 của Hội đồng Chính phủ, Bộ Lao động đã ra Thông tư số 10/LDD-TT ngày 16-5-1960 hướng dẫn và quy định chi tiết tiến hành việc cấp sổ lao động cho công nhân, lao động trong các cơ sở sản xuất, các cơ quan Dân, Chính, Đảng đến nay các địa phương căn bản đã hoàn thành đợt 1.

Công tác cấp phát sổ lao động hoàn toàn mới mẻ, phạm vi cấp phát thì rộng, trong khắp các ngành cán bộ chưa có kinh nghiệm và lại tiến hành trong khoảng thời gian các địa phương có nhiều công tác đột xuất khác. Nhưng nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của Phủ Thủ tướng, của các Bộ chủ quản, sự nỗ lực của Uỷ ban hành chính các địa phương, nhất là sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng, của cơ quan chuyên môn và sự phối hợp chặt chẽ của Công đoàn, của Chi đoàn thanh niên ở các đơn vị cơ sở, nên công tác cấp phát sổ đã thu được kết quả nhất định. Bước đầu đã giúp cho đơn vị sử dụng nắm được khả năng trình độ nghề nghiệp, lý lịch và điều kiện sinh hoạt của người công nhân, lao động. Mặt khác có tác dụng động viên anh chị em công nhân, lao động phấn khởi nâng cao năng suất và đề cao ý thức kỷ luật lao động.

Qua thi hành đợt 1, chúng ta đã rút được nhiều kinh nghiệm thực tế về chỉ đạo cấp phát sổ. Nhưng yêu cầu quản lý sử dụng nhân lực phục vụ sản xuất mỗi ngày một tăng lên, số lượng công nhân lao động ngày càng nhiều, diện cấp phát sổ lao động phải mở rộng mới đáp ứng kịp yêu cầu quản lý phục vụ sản xuất, đồng thời phù hợp với tình hình sử dụng nhân lực hiện nay của các ngành. Do việc phát triển không ngừng của các đơnvị sản xuất, nên việc tổ chức cấp phát sổ chia thành từng đợt không còn thích hợp, hơn nữa lại có được một số kinh nghiệm cấp plhát, vì vậy việc cấp sổ cần chuyển thành công tác thường xuyên của các xí nghiệp, công, nông, lâm trường.

Để việc cấp phát sổ được thống nhất giữa các ngành và đi vào nề nếp thường xuyên các đơn vị sản xuất, Bộ ra thông tư này để bổ sung một số điểm của thông tư số 10/LĐ-TT ngày 16-5-1960 như sau:

I. TỔ CHỨAC CẤP PHÁT THƯỜNG XUYÊN SỔ LAO ĐỘNG

a. Ở Trung ương, Bộ Lao động và Tổng Công đoàn theo dõi tình hình cấp phát sổ, Bộ Lao động có cán bộ phụ trách thường trực để trao đổi quan hệ với các ngành,các địa phương về việc cấp phát sổ, chịu trách nhiệm cung cấp bản khai, sổ lao động, theo dõi đăng ký của tỉnh và sổ danh sách của đơn vị (sổ cái) theo dự trù hàng năm của địa phương.

Các Bộ chủ quản ngành đọc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cơ sở chấp hành công tác cấp phát sổ lao động cho công nhân, lao động trong ngành mình, theo dõi thống kê số liệu và nghiên cứu khai thác sử dụng số liệu để phục vụ cho kế hoạch lao động và kế hoạch sản xuất trong ngành mình.Trao đổi quan hệ với Bộ Lao động về kinh nghiệm khai thác tác dụng của sổ lao động.

b. Ở các địa phương, Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh chịu trách nhiệm cấp phát sổ lao động trong địa phương mình. Các sở, ty, phòng Lao động là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp đỡ Uỷ ban , hướng dẫn , kiểm tra , đôn đốc việc cấp sổ lao động , xét duyệt bản khai và sổ của các đơn vị trong địa phương quản lý ,bản khai và báo cáo tình hình cấp phát sổ theo ké hoạch quản lý của bộ Lao động .Hàng năm tổng hợp dự trù tài liệu gửi về Bộ để đặt in .

c. Đơn vị sản xuất sử dụng người lao động chịu trách nhiệm trực tiếp cấp phát sổ lao động .Thường xuyên kiểm tra số lượng người lao động trong đơn vị, ai đủ tiêu chuẩn được cấp sổ lao động thì thủ trưởng phải xét và đề nghị Uỷ ban hành chính địa phương cấp sổ cho người đó. Phòng lao động tiền lương là bộ môn giúp thủ trưởng tiến hành mọi thủ tục cấp phát và quản lý sổ lao động trong đơn vị mình. Hàng quý báo cáo tình hình về Uỷ ban địa phương (cơ quan Lao động) theo kế hoạch quản lý của Bộ lao động.

Tổ chức cấp phát sổ ở đơn vị cần nhẹ nhàng nhưng chặt chẽ không ảnh hưởng đến sản xuất. Công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn giúp thủ trưởng trong công việc cấp phát sổ lao động.

Các đơn vị sản xuất làm dự trù sổ, bản khai và sổ cái gửi cho cơ quan Lao động địa phương để việc việc cấp phát được thống nhất, còn về phim ảnh đơn vị giao dịch với Công ty bách hoá và văn hoá phẩm để giải quyết, cơ quan Lao động không phân phối phim ảnh.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CẤP PHÁT SỔ LAO ĐỘNG

A. PHẠM VI CẤP SỔ:

Tiếp theo việc cấp phát sở lao động cho các cơ sở sản xuất và cơ quan trong đợt 1, nay mở rộng việc cấp phát sổ lao động đến các xí nghiệp địa phương, các xí nghiệp công tư hợp doanh đã ổn định sản xuất.

B. ĐỐI TƯỢNG CẤP PHÁT SỔ LAO ĐỘNG:

Tất cả những người lao động có nghề và không có nghề làm việc thường xuyên trong dây chuyền sản xuất của các xí nghiệp, công, nông, lâm trường, các cửa hàng mậu dịch quốc doanh, phục vụ trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các sự nghiệp công cộng, chịu sự điều động của Nhà nước đều được cấp phát sổ lao động.

Chi tiết những đối tượng này đã được hướng dẫn trong Công văn số 1511/LĐ-NC ngày 15/10/1960 nay bổ sung thêm :

1. Dược tá trực tiếp bán hàng ở các cửa hàng tân dược. Dược tá trực tiếp sản xuất thuốc ở xí nghiệp dược phẩm (kể cả số được tá sản xuất phi la tôp ở Viện Chống lao)

2. Ở các cửa hàng thuốc nam thuốc bắc và các xưởng bào chế cao đơn hoàn tán cấp cho cho những người trực tiếp bán hàng và công nhân bào chế thuốc như các cửa hàng tân dược (không cấp cho lương y bắt mạch, kê đơn)

3. Nhân viên cấp dưỡng, giữ trẻ, tạp vụ trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các sự nghiệp công cộng.

4. Ở các xí nghiệp công tư hợp doanh đã ổn định sản xuất cấp cho số công nhân quốc doanh đưa sang trực tiếp sản xuất, những công nhân cũ đã làm từ trước cải tạo và liên tục đến nay nhân viên cấp dưỡng, giữ trẻ từ trước cải tạo và liên tục đến nay hưởng lương do quĩ xí nghiệp trả.

5. Những người lao động có nghề ngoài biên chế đã liên tục 6 tháng trở lên trong lực lượng thường xuyên, và những người lao động không có nghề đã làm liên tục 12 tháng trở lên trong lực lượng thường xuyên.

Chú ý: Để xác định được tính chất lực lượng thường xuyên, các Bộ, các ngành chủ quản căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch lao động đã được Nhà nước quy định và tính chất sản xuất của từng đơn vị mà xác định cho đúng. Đơn vị cơ sở chỉ được cấp sổ lao động theo tiết 5 trên đây sau khi đã được Bộ chủ quản xét duyệt chuẩn y lực lượng thường xuyên của đơn vị mình.

Đối tượng ngoài biên chế ở trong lực lượng thường xuyên qui định người có nghề làm liên tục 6 tháng là nói chung các loại nghề, không thu hẹp trong nghề cơ khí, kiến trúc, vận tải như trước, những đơn vị sử dụng và ngành chủ quản phải nhằm vào những ngưòi có nghề mà nghề đó đang được sử dụng để phục vụ sản xuất của ngành, còn những người có nghề nhưng nghề không sử dụng vào việc họ đang làm thì lấy việc họ đang làm để xét. Việc ấn định thời gian liên tục sản xuất là nhằm để giúp đơn vị có đủ thời gian tìm hiểu sâu nghề nghiệp của từng người và chỉ sau khi việc làm đã ổn định thì cấp sổ mới có tác dụng.

[...]