Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 12/TTLB-1974 hướng dẫn thi hành chế độ bắt buộc lao động theo Quyết định 201-CP-1974 do Bộ lao động- Công an ban hành

Số hiệu 12/TTLB
Ngày ban hành 30/08/1974
Ngày có hiệu lực 14/09/1974
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Lao động
Người ký Lê Chân Phương,Trần Quyết
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ CÔNG AN-BỘ LAO ĐỘNG
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/TTLB

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 1974

 

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ LAO ĐỘNG - CÔNG AN SỐ 12/TTLBNGÀY 24 THÁNG 3 NĂM 1975 HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ BẮT BUỘC LAO ĐỘNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 201/CP NGÀY 30-8-1974 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Điểm 3, phần III trong Quyết định số 201/CP ngày 30-8-1974 của Hội đồng Chính phủ về việc sắp xếp việc làm cho những người có khả năng làm việc đã quy định rõ đối tượng bắt buộc lao động và giao cho chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra lệnh cho những người đó phải lao động theochế độ bắt buộc lao động từ 6 tháng đến 2 năm.

Liên bộ Lao động - Công an ra Thông tư hướng dẫn cụ thể để các địa phương tổ chức thi hành.

I- ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC LAO ĐỘNG

Các cấp chính quyền có trách nhiệm trong việc sắp xếp cho mọi người có sức lao động trong địa phương mình có việc làm thích hợp, tạo điều kiện cho họ vừa có nguồn sinh sống vừa đóng góp cho xã hội. Đối với một số ít người lười biếng, lêu lổng, cố tình không chịu lao động thì phải bắt buộc lao động.

Các đối tượng sau đây phải bắt buộc lao động:

1- Những người đang cư trú ở khu phố, xã...( từ 18 tuổi trở lên) có sức lao động, không chịu lao động gồm người không làm công việc sản xuất, xây dựng gì; hoặc có nhận một công việc, nhưng thực chất là để ngụy trang, trốn tránh lao động (mỗi tháng chỉ làm việc năm, ba ngày) hoặc làm những việc Nhà nước không cho phép đăng ký kinh doanh, mà chính quyền cơ sở đã điều động hay sắp xếp việc làm, có giấy báo gọi đi làm đến lần thứ 3 (mỗi lần cách nhau 15 ngày), nhưng vẫn không chịu tuân theo.

2- Những học sinh đã tốt nghiệp tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề ở trong nước và ngoài nước, không tuân theo sự điều động sắp xếp của Nhà nước, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Đại học và trung học chuyênnghiệp, Bộ Lao động, Bộ, ngành chủ quản, Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...) đã xử lý thu lại bằng hoặc không cấp bằng và trả về Uỷ ban hành chính nơi người đó cư trú để quản lý, nhưng không chịu lao động, có người còn làm những công việc Nhà nước không cho phép đăng ký kinh doanh, chính quyền cơ sở đã điều động hoặc sắp xếp công việc, có giấy báo gọi đi làm đến lần thứ hai, mà vẫn không chịu tuân theo.

3- Những người làm việc ở cơ quan, xí nghiệp Nhà nước đã bị kỷ luật buộc thôi việc trả về Uỷ ban hành chính địa phương nơi cư trú để quản lý, nhưng không chịu lao động, có người còn tự ý làm những công việc Nhà nước không cho phép đăng ký kinh doanh đã được chính quyền cơ sở điều động đi lao động, sắp xếp việc làm, có giấy báo gọi đi làm đến lần thứ hai, mà vẫn không chịu tuân theo.

Những người nói trên, nếu được bác sĩ chứng nhận đang bị bệnh nặng, phụ nữ đang có thai, đang nuôi con nhỏ dưới 3 tháng, hoặc trong gia đình đang gặp những khó khăn đặc biệt (cháy nhà, có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đang ốm nặngv....) được Uỷ ban hành chính cơ sở chứng nhận là người đó có trách nhiệm chính trong việc lo liệu công việc gia đình, thì được tạm hoãn bắt buộc lao động cho đến khi có thể đi lao động bắt buộc.

II- THỜI HẠN VÀ HÌNH THỨC BẮT BUỘC LAO ĐỘNG

A- THỜI HẠN:

Thời hạn bắt buộc lao động từ 6 tháng đến 24 tháng, theo 3 mức:

a) Sáu tháng, với những người mới đến tuổi lao động, lười biếng, lêu lổng, không chịu lao động.

b) Mười hai tháng, với những người:

- Từ trước đến nay vẫn lười biếng, trốn tránh lao động;

- Đã buộc thôi việc trong các xí nghiệp, cơ quan hoặc bị xử lý thu bằng, không cấp bằng, trả về Uỷ ban hành chính nơi cư trú quản lý, nhưng vẫn không chịu lao động, không tuân theo sự điều động sắp xếp của chính quyền cơ sở; có người còn làm những việc Nhà nước không cho phép đăng ký kinh doanh.

c) Những người ở điểm a, b nói trên mà ngang bướng, không tuân theo kỷ luật của cơ quan quản lý người bị bắt buộc lao động, có hành động gây rối trật tự trị an, vi phạm quyền lợi và đời sống của nhân dân, thì có thể bị kéo dài thời hạn bắt buộc lao động thêm 6 tháng, 12 tháng hoặc 18 tháng (cộng chung không quá 24 tháng).

B- HÌNH THỨC BẮT BUỘC LAO ĐỘNG:

Tuỳ theo tình hình sức khoẻ, và hoàn cảnh cụ thể của từng người, chế độ bắt buộc lao động sẽ áp dụng 1 trong 2 hình thức: bắt buộc lao động tập trung hoặc bắt buộc lao động tại chỗ.

1- Bắt buộc lao động tập trung, với những người có sức khoẻ để đi xây dựng cơ bản, sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, vận chuyển, xây dựng vùng kinh tế mới (khai hoàng, khai thác lâm nghiệp, trồng rừng v.v...).

Người bị bắt buộc lao động tập trung phải lao động và sinh hoạt tập trung tại cơ sở nơi đang làm việc.

Quy mô tổ chức cơ sở để tiếp nhận, sử dụng người bị bắt buộc lao động tập trung, phải tuỳ theo nhu cầu, tính chất công việc mà xác định mỗi cơ sở có thể tiếp nhận từ 100 đến 300 người. Cán bộ quản lý lao động bắt buộc thuộc biên chế Nhà nước và do Uỷ ban hành chính địa phương quyết định. Cần chọn những cán bộ có trình độ chính trị, có kinh nghiệm công tác quần chúng, liêm khiết, có khả năng làm kinh tế để đảm nhận. Ngoài ra có thể tổ chức thành những đội riêng, lao động trong các công trường, nông trường, lâm trường, xí nghiệp v.v....

2- Bắt buộc lao động tại chỗ đối với những người sức khoẻ kèm hoặc hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, neo đơn (đông con nhỏ, gia đình chỉ có 1 lao động chính...). Tổ chức thành tổ, nhóm để làm xen ghép trong các công trường, lâm trường, xí nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuấ, phục vụ công cộng ở gần. Cần chọn những cơ sở sản xuất phục vụ tương đối ổn định, có việc làm thường xuyên, quản lý lao động có nền nếp để quản lý, sử dụng tốt lực lượng lao động này.

Thủ trưởng các đơn vị sử dụng người bị bắt buộc lao động chịu trách nhiệm quản lý về mọi mặt đối với số lao động bắt buộc ở đơn vị, về quản lý lao động, sản xuất, giáo dục và tổ chức đời sống v.v... theo nội quy, kỷ luật chặt chẽ. phải có định kỳ (hàng tháng và 3 tháng) kiểm điểm nhận xét về kết quả lao động, sự tiến bộ của từng người. Đối với số người bị bắt buộc lao động tại chỗ thì thủ trưởng đơn vị đó phối hợp với Uỷ ban hành chính cơ sở để làm tốt nhiệm vụ trên.

Hàng tháng thủ trưởng các đơn vị sử dụng người bị bắt buộc lao động phải báo cáo Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố; 3 tháng có lập danh sách những người cần đề nghị xét rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn bắt buộc lao động hoặc đưa đi tập trung cải tạo.

III- NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI BỊ BẮT BUỘC LAO ĐỘNG

[...]