Thông tư 115-TTg năm 1963 về cách hạch toán đối với một số khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Số hiệu 115-TTg
Ngày ban hành 12/12/1963
Ngày có hiệu lực 01/01/1964
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Hùng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Kế toán - Kiểm toán

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 115-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1963 

 

THÔNG TƯ

VỀ CÁCH HẠCH TOÁN ĐỐI VỚI MỘT SỐ KHOẢN CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP.

Ngày 16 tháng 9 năm 1960, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 43-CP ban hành điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông.

Việc thi hành điều lệ nói trên trong ba năm qua đã góp phần đưa việc quản lý giá thành và phí lưu thông dần dần vào nề nếp, củng cố chế độ hạch toán kinh tế.

Tuy nhiên, việc lập kế hoạch giá thành và phí lưu thông chưa kịp thời, đầy đủ, chưa dựa trên cơ sở những định mức có căn cứ khoa học, chưa được quần chúng công nhân tham gia, chưa thể hiện tính tích cực và vững chắc. Việc xét duyệt kế hoạch giá thành và phí lưu thông chưa được chu đáo, thận trọng. Biện pháp phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông đề ra chưa cụ thể hoặc có đề ra nhưng chưa được chấp hành tích cực; việc hạch toán giá thành và phí lưu thông chưa chính xác, còn bao gồm nhiều khoản chi phí không hợp lý. Những khuyết điểm nói trên đã làm cho kế hoạch giá thành và phí lưu thông thiếu tính chất động viên, chi tiêu giá thành và phí lưu thông chưa phản ánh đúng chất lượng công tác của xí nghiệp.

Tình hình đó đang đòi hỏi các ngành, các cấp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình đối với công tác quản lý giá thành và phí lưu thông; có kế hoạch, có biện pháp chỉnh đốn công tác và kiện toàn tổ chức quản lý giá thành và phí lưu thông.

Về mặt chế độ, theo điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông thì:

- Giá thành và phí lưu thông chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và lưu chuyển hàng hóa.

- Các chi phí không trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thì không hạch toán vào giá thành và phí lưu thông mà do các nguồn vốn khác đài thọ (ngân sách Nhà nước, quỹ xí nghiệp, quỹ công đoàn..)

Tuy nhiên, khi vận dụng vào thực tế, có những khoản chi phí khó phân biệt, hạch toán không thống nhất, hiện nay có nơi hạch toán vào giá thành và phí lưu thông, có nơi lại để ngoài giá thành và phí lưu thông.

Thông tư này quy định cách hạch toán đối với một số khoản chi phí khó phân biệt nói trên.

Việc hạch toán các khoản chi phí khó phân biệt một mặt phải bảo đảm tính chất khoa học của chi tiêu giá thành và phí lưu thông; mặt khác cũng phải căn cứ vào trình độ quản lý và hạch toán của ta hiện nay.

Dựa vào nguyên tắc trên, một số khoản chi phí dưới đây phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp giải quyết như sau:

1. Thiệt hại về thiên tai, hỏa hoạn, xí nghiệp ghi vào kế hoạch lỗ lãi của xí nghiệp.

Căn cứ tính chất của từng ngành hoạt động, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp với các bộ chủ quản xí nghiệp quy định cụ thể thế nào là thiên tai, hỏa hoạn, các thủ tục xử lý khi gặp thiên tai, hỏa hoạn, các thủ tục xác nhận số thiệt hai về thiên tai, hỏa hoạn.

Các quy định trên phải nhằm:

- Thúc đẩy xí nghiệp tích cực phòng và chống thiên tai, hỏa hoạn.

- Phân biệt những thiệt hại về thiên tai; hỏa hoạn do nguyên nhân khách quan gây ra, mà ta chưa đủ điều kiện khắc phục thì ghi vào kế hoạch lỗ lãi của xí nghiệp, còn những thiệt hại do khuyết điểm của xí nghiệp gây ra phải hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.

2. Chi phí và thiệt hại về ngừng sản xuất thì phân biệt như sau:

- Các chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch được tính khi lập kế hoạch và được hạch toán vào giá thành và phí lưu thông;

- Các thiệt hại về ngừng sản xuất do khuyết điểm của xí nghiệp gây ra thì hạch toán vào giá thành và phí lưu thông;

- Các chi phí bảo quản xí nghiệp ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, theo chủ trương của Nhà nước thì ghi vào kế hoạch lỗ lãi của xí nghiệp.

3. Chi về chuyên gia thì:

- Lương chuyên gia do vốn sự nghiệp của bộ chủ quản xí nghiệp chi (đối với các xí nghiệp sản xuất kinh doanh) hoặc do vốn kiến thiết cơ bản chi (đối với công trường kiến thiết cơ bản).

- Lương người phục vụ sinh hoạt của chuyên gia do vốn sự nghiệp của bộ chủ quản xí nghiệp chi; phiên dịch thuộc biên chế tổ chức nào thì tổ chức đó chi lương; chi phí về chè, nước, thuốc lá khi chuyên gia đến làm việc ở xí nghiệp thì hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.

4. Chi về cải tiến kỹ thuật, chế thử sản phẩm mới giải quyết theo như thông tư số 121-TTg ngày 4-4-1957 của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề phân biệt một số chi phí trong kế hoạch thu chi tài vụ của xí nghiệp quốc doanh.

5. Chi về đào tạo cán bộ:

Đối với xí nghiệp xây dựng mới, xây dựng mở rộng, hiện đại hóa bằng cách trang bị hàng loạt thiết bị mới thì toàn bộ khoản chi phí đào tạo công nhân sản xuất, cán bộ quản lý và nghiệp vụ do vốn kiến thiết cơ bản chi.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ