BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
112/2003/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2003
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 112/2003/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM
2003 HƯỚNG DẪN VIỆC MIỄN, GIẢM THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM
2010 THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 129/2003/NĐ-CP NGÀY 3/11/2003 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật thuế sử dụng đất
nông nghiệp (SDĐNN);
Căn cứ Nghị Quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội về việc miễn,
giảm thuế SDĐNN;
Căn cứ Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về miễn,
giảm thuế SDĐNN;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
VÀ MỨC MIỄN, GIẢM THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. Một số từ ngữ trong Thông tư
này được hiểu như sau:
1.1. Hộ nông dân: Là hộ gia
đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài
theo Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ.
1.2. Hộ nông, lâm trường viên:
Là những hộ gia đình, cá nhân có người là cán bộ công nhân viên của Nông trường,
Lâm trường (bao gồm các doanh nghiệp là Trạm, Trại quốc doanh sản xuất kinh
doanh sản phẩm nông nghiệp hạch toán độc lập) được Nông trường, Lâm trường giao
khoán đất nông nghiệp ổn định theo hợp đồng kinh tế để sản xuất nông nghiệp
theo quy hoạch và được lập sổ bộ thuế đến từng hộ nông trường viên, lâm trường
viên khi giao khoán đất sản xuất nông nghiệp.
1.3. Đất đấu thầu: Là đất sản xuất
nông nghiệp do các tổ chức, đơn vị hành chính quản lý không trực tiếp sản xuất
mà cho đấu thầu; tổ chức, cá nhân trúng thầu tự tổ chức sản xuất, hàng năm nộp
lại bằng tiền hay sản phẩm cho đơn vị quản lý đất sản xuất nông nghiệp thông
qua hợp đồng.
1.4. Hạn mức đất sản xuất nông
nghiệp: Là hạn mức diện tích đất sản xuất nông nghiệp được quy định cụ thể tại
Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân SDĐNN sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và việc
bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài.
Hạn mức đất sản xuất nông nghiệp
được quy định cụ thể như sau:
"1. Đối với đất nông nghiệp
để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:
a) Các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu,
Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền
Giang, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, không quá 3 ha cho mỗi loại đất;
b) Các tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương khác, không quá 2 ha cho mỗi loại đất.
2. Đối với đất nông nghiệp để trồng
cây lâu năm:
a) Các xã đồng bằng không quá 10
ha;
b) Các xã trung du, miền núi
không quá 30 ha.
3. Đối với đất trống, đồi núi trọc,
đất vùng triều, mặt nước eo vịnh đầm phá, đất khai hoang, lấn biển thì hạn mức
đất của hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ,
đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng
các loại đất này vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
4. Hộ gia đình sử dụng nhiều loại
đất để trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối và
đất trống đồi núi trọc, đất vùng triều, mặt nước eo vịnh đầm phá, đất khai
hoang, lấn biển thì hạn mức sử dụng đất được xác định riêng cho từng loại đất
theo quy định tại điểm 1, 2 và 3 của khoản này".
2. Đối tượng được miễn thuế
SDĐNN trong hạn mức gồm:
2.1. Hộ nông dân có đất sản xuất
nông nghiệp, kể cả trường hợp hộ nông dân đó có quyền sử dụng đất do được cho tặng,
nhận thừa kế, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp để sản xuất nông
nghiệp.
2.2. Hộ nông, lâm trường viên nhận
đất giao khoán ổn định của Nông trường, Lâm trường thông qua hợp đồng về giao đất
sản xuất nông nghiệp giữa nông trường, lâm trường với hộ nông, lâm trường viên
để sản xuất nông nghiệp.
2.3. Hộ xã viên Hợp tác xã (HTX)
nông nghiệp nhận đất giao khoán ổn định của HTX xã để sản xuất nông nghiệp
(không bao gồm đất sản xuất nông nghiệp nhận thầu thông qua đấu thầu); hộ gia
đình, cá nhân có quyền sử dụng đất tự nguyện góp ruộng đất vào thành lập các
HTX sản xuất nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã.
3. Đối tượng được miễn thuế
SDĐNN trên toàn bộ diện tích đất gồm:
3.1. Hộ nghèo theo quyết định của
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định chuẩn hộ nghèo của Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội.
3.2. Tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có đất sản xuất nông nghiệp tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương
trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu,
vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính
phủ (gọi tắt là chương trình 135).
4. Đối tượng được giảm 50% thuế
SDĐNN gồm:
Giảm 50% số thuế ghi thu hàng
năm cho các đối tượng đứng tên trong sổ bộ thuế SDĐNN có diện tích đất sản xuất
nông nghiệp không thuộc diện được miễn thuế SDĐNN quy định tại điểm 2, điểm 3,
Mục I Thông tư này:
4.1. Tổ chức kinh tế, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực
lượng vũ trang và các đơn vị hành chính, hành chính sự nghiệp (bao gồm cả các
Viện, Trạm, Trại nghiên cứu thí nghiệm) đang quản lý và sử dụng đất vào sản xuất
nông nghiệp hoặc giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác theo hợp đồng
để sản xuất nông nghiệp.
4.2. Hộ cán bộ công chức, viên
chức Nhà nước, công nhân viên trong các tổ chức kinh tế, hộ tư nhân, hộ gia
đình quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan trong lực lượng vũ trang kể cả diện đã
nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động có diện tích đất sản xuất nông nghiệp do việc
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được cho tặng, thừa kế, đất vườn, đất ao,
đất khai hoang phục hoá, đất đồi, đất bãi bồi ven sông, ven suối, ven biển, đầm,
phá, sông hồ...
4.3. Đối tượng được miễn thuế
SDĐNN trong hạn mức theo quy định tại điểm 2, Mục I, Thông tư này có diện tích
đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức.
II. MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1. Tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê đất của các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân khác để sản xuất nông nghiệp, thực hiện nộp tiền thuê đất
hàng năm thì không thuộc diện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định
tại Thông tư này.
2. Trường hợp hộ
nộp thuế SDĐNN vừa có diện tích đất sản xuất nông nghiệp
trồng cây hàng năm và diện tích đất trồng cây lâu năm thì hạn mức diện tích đất
sản xuất nông nghiệp để miễn giảm thuế được tính riêng theo từng loại đất trồng
cây hàng năm, loại đất trồng cây lâu năm.
Ví dụ 1: Hộ Ông
A là hộ nông dân sinh sống tại đồng bằng Bắc bộ có hai loại đất sản xuất nông
nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm là 3 ha (hạn mức quy định là 2 ha); đất trồng
cây lâu năm là 15 ha (hạn mức quy định là 10 ha). Ông A được miễn thuế SDĐNN đối
với diện tích trong hạn mức là 2 ha đất trồng cây hàng năm và 10 ha đất trồng
cây lâu năm; được giảm 50% thuế ghi thu đối với diện tích đất vượt hạn mức đất
trồng cây hàng năm là 1 ha, đất trồng cây lâu năm là 5 ha.
3. Trường hợp hộ
nộp thuế SDĐNN được giao đất trồng cây hàng năm hoặc trên sổ thuế đã kê khai là
đất trồng cây hàng năm nhưng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng nay chuyển sang trồng
cây lâu năm, cây ăn quả thì diện tích đất đó vẫn xác định theo hạn mức đất trồng
cây hàng năm. Định suất thuế SDĐNN đối với diện tích đất
trồng cây hàng năm chuyển sang đất trồng cây lâu năm thực hiện theo quy định tại
khoản 3, Điều 9, Luật thuế SDĐNN như sau:
Đối với cây ăn quả lâu năm trồng
trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau:
Bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây
hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3;
Bằng thuế đất trồng cây hàng năm
cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.
4. Đối với hộ đăng ký hộ khẩu
thường trú tại một xã, nhưng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các xã
khác (kể cả xã thuộc huyện khác, tỉnh khác), thuộc diện miễn thuế SDĐNN trong hạn
mức thì xác định hạn mức diện tích đất như sau:
- Hạn mức đất sản xuất nông nghiệp
được xác định theo từng loại đất là tổng diện tích đất của từng loại đất tại
các địa bàn xã khác nhau cộng lại.
- Việc kê khai, nộp thuế, miễn
giảm thuế đối với các hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các xã khác
nhau thì trình tự xét miễn thuế SDĐNN ở các xã nơi hộ sản xuất nông nghiệp
không có hộ khẩu thường trú trước; Sau đó mới xét miễn thuế cho phần diện tích
đất sản xuất nông nghiệp ở xã nơi hộ nộp thuế có hộ khẩu thường trú, cụ thể là:
+ Hộ có diện tích đất sản xuất
nông nghiệp ở các xã khác nhau có trách nhiệm kê khai về diện tích đất, hạng đất
tính thuế và có xác nhận của UBND xã nơi hộ có đất sản xuất nông nghiệp. Căn cứ
vào xác nhận này, UBND xã nơi hộ có hộ khẩu thường trú cộng toàn bộ diện tích để
xác định diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong hạn mức được miễn thuế và diện
tích đất vượt hạn mức được giảm thuế SDĐNN, sau đó thông báo bằng văn bản cho
UBND xã nơi hộ có đất sản xuất nông nghiệp biết để thực hiện việc miễn, giảm
thuế SDĐNN.
+ Trường hợp hộ có đất sản xuất
nông nghiệp ở địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng hộ không kê
khai và không có xác nhận của UBND xã nơi hộ có đất sản xuất nông nghiệp về
UBND xã nơi có hộ khẩu thường trú thì không được xét miễn thuế SDĐNN, mà chỉ được
xét giảm thuế SDĐNN.
* Ví dụ 2: Hộ Ông A là nông dân
có 2 ha đất trồng cây hàng năm ở xã H, tỉnh B nơi Ông có hộ khẩu thường trú thuộc
đồng bằng Nam bộ (hạn mức đất sản xuất nông nghiệp cây hàng năm được quy định
là 3 ha). Ở xã K nơi ông A không có hộ khẩu thường trú có diện tích đất trồng
cây hàng năm là 4 ha và đã được UBND xã K xác nhận; thuế ghi thu bình quân trên
toàn bộ diện tích là 500 kg/ha.
+ Căn cứ vào xác nhận của UBND
xã K về đất sản xuất nông nghiệp của Ông A là 4 ha. UBND xã H xác định tổng diện
tích đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm của Ông A là 6 ha. Theo quy định
Ông A được miễn, giảm thuế như sau:
Ông A được miễn thuế SDĐNN cho 3
ha đất trong hạn mức ở xã K, còn 3 ha đất vượt hạn mức (1 ha ở xã K và 2 ha ở
xã H) được giảm 50% số thuế ghi thu. UBND xã H nơi ông A có hộ khẩu thường trú
thông báo bằng văn bản cho UBND xã K biết để thực hiện việc miễn thuế SDĐNN của
Ông A ở xã K là 3 ha, còn 1 ha được giảm 50% thuế SDĐNN ghi thu hàng năm, đồng
thời thông báo cho Chi cục thuế ở huyện có xã K biết để theo dõi, quản lý.
+ Trường hợp Ông A không kê khai
và không có xác nhận của UBND xã K thì Ông A chỉ được miễn thuế SDĐNN 2 ha ở xã
H, còn lại 4 ha ở xã K chỉ được giảm 50% số thuế ghi thu.
5. Trường hợp hộ có diện tích đất
sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức, căn cứ vào mức thuế ghi thu bình quân trên
toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm của hộ đó để tính số
thuế ghi thu đối với diện tích vượt hạn mức. Cách tính cụ thể như sau:
Số
thuế ghi thu (kg) đối với diện tích vượt hạn mức
|
=
|
Diện
tích vượt hạn mức (ha)
|
x
|
Số
thuế ghi thu bình quân 1 ha (kg/ha)
|
x
|
1,2
|
Trong đó:
Số
thuế ghi thu bình quân 1 ha
|
=
|
Tổng
số thuế ghi thu của hộ nộp thuế (kg) không bao
gồm
thuế bổ sung trên diện tích vượt hạn mức
Tổng
diện tích đất (ha) kê khai lập sổ thuế SDĐNN
|
Hệ số 1,2 là hệ số tính số thuế
bổ sung trên diện tích vượt hạn mức theo thuế suất thuế bổ sung là 20%.
6. Trường hợp hộ có diện tích đất
sản xuất nông nghiệp ở cùng một xã có diện tích vượt hạn mức bị thiệt hại do
thiên tai:
- Nếu diện tích bị thiệt hại do
thiên tai vẫn trong diện tích hạn mức thì không được xét giảm thuế do thiên
tai.
- Nếu diện tích bị thiệt hại lớn
hơn diện tích trong hạn mức thì chỉ được xét giảm thuế SDĐNN đối với diện tích
bị thiên tai vượt hạn mức.
* Ví dụ 3: Hộ Ông B là hộ nông
dân ở đồng bằng Bắc bộ có 3 ha đất trồng cây hàng năm, như vậy Ông B có diện
tích vượt hạn mức là 1 ha, thuế ghi thu hàng năm là 1.600kg thóc (thuế ghi thu
bình quân là 500kg/ha, thuế bổ sung 20% của diện tích trên hạn mức 1 ha là
100kg).
* Trường hợp trong năm không có
thiên tai hoặc bị thiên tai nhưng diện tích bị thiệt hại do thiên tai nhỏ hơn hạn
mức thì hộ Ông B được miễn, giảm thuế như sau:
+ Miễn thuế của diên tích đất
trong hạn mức:
2
ha x 500 kg/ha = 1.000kg.
+ Giảm 50% thuế của diện tích đất
vượt hạn mức:
1
ha x 500 kg/ha x 1,2 x 50% = 300 kg.
+ Tổng số thuế Ông B được miễn,
giảm:
1.000kg
+ 300 kg = 1.300 kg.
+ Số thuế Ông B còn phải nộp:
1.600
kg - 1300 kg = 300 kg.
* Trường hợp trong năm Ông B có
diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai là 2,5 ha; mức độ
thiệt hại bình quân là 28%. Cách tính miễn, giảm như sau:
- Đối với diện tích 0,5 ha vuợt
hạn mức nằm trong diện tích bị thiên tai, với thiệt hại bình quân 28%, theo quy
định của Luật thuế SDĐNN thì được giảm 60% số thuế ghi thu, như vậy số thuế
trên diện tích 0,5 ha vượt hạn mức sau khi được giảm 50% sẽ tiếp tục giảm 60%
do thiên tai, số thuế còn lại phải nộp là 40%. Tính ra số thuế Ông B phải nộp
là 60 kg (600kg/ha x 0,5 ha x 50% x 40%).
- Đối với diện tích vượt hạn mức
0,5 ha không bị thiên tai được giảm 50% số thuế thuế phải nộp là 150kg
(600kg/ha x 0,5ha x 50% = 150kg).
- Tổng số thuế trên diện tích vượt
hạn mức sau khi giảm, Ông B còn lại phải nộp là: 210 kg (150 kg + 60 kg).
7. Hộ nộp thuế có diện tích đất
sản xuất nông nghiệp ở các xã khác nhau bị thiên tai.
- Trường hợp tổng diện tích bị
thiệt hại của hộ ở các xã khác nhau cộng lại nhỏ hơn hoặc bằng diện tích trong
hạn mức đã xét miễn thuế SDĐNN, thì hộ không được xét giảm thuế đối với diện
tích bị thiệt hại.
- Trường hợp tổng diện tích bị
thiệt hại của hộ ở các xã khác nhau cộng lại lớn hơn diện tích trong hạn mức được
miễn thuế SDĐNN thì diện tích bị thiệt hại vượt hạn mức được xét giảm thuế
SDĐNN do bị thiên tai.
- Trường hợp hộ có đất sản xuất
nông nghiệp ở địa phương khác bị thiệt hại, nhưng không kê khai và không có xác
nhận của UBND xã nơi hộ có đất sản xuất nông nghiệp gửi về UBND xã nơi hộ có hộ
khẩu thường trú thì hộ không được xét giảm thuế SDĐNN đối với diện tích bị thiệt
hại.
* Ví dụ 4: Theo như ví dụ 2 nêu
trên, giả sử trong năm hộ Ông A bị thiên tai làm thiệt hại như sau:
+ Ở xã K nơi Ông A không có hộ
khẩu thường trú, có diện tích bị thiệt hại do thiên tai là 2,5 ha; tỷ lệ thiệt
hại bình quân 28%, tỷ lệ giảm thuế theo quy định là 60% (có xác nhận của UBND
xã K gửi UBND xã H).
+ Ở xã H nơi Ông A có hộ khẩu
thường trú có diện tích bị thiệt hại là 2 ha, tỷ lệ thiệt hại bình quân là 35%;
tỷ lệ được giảm thuế theo quy định là 80%.
UBND xã H tổng hợp tổng diện
tích đất sản xuất nông nghiệp của Ông A là 6 ha; trong đó diện tích bị thiệt hại
là 4,5 ha, mức độ thiệt hại bình quân trên toàn bộ diện tích bị thiệt hại là
31,1% [(2,5 ha x 28% + 2 ha x 35%) : 4,5 ha], mức thuế được giảm theo quy định
là 80%. Diện tích trong hạn mức được miễn thuế là 3 ha; diện tích còn lại được
giảm thuế do bị thiên tai là 1,5 ha. Cách tính cụ thể như sau:
+ Ở xã K, Ông A được miễn thuế
SDĐNN trên diện tích là 3 ha (diện tích bị thiệt hại do thiên tai là 2,5 ha, nhỏ
hơn diện tích miễn thuế là 3 ha), còn lại 1 ha vượt hạn mức; phải nộp thuế
SDĐNN là: (500 kg/ha x 1,2 x 50%) = 300 kg.
+ Ở xã H, Ông A có 2 ha vượt hạn
mức; số thuế phải nộp là 600 kg do bị thiên tai là 2 ha nhưng chỉ được xét giảm
thuế vượt hạn mức do thiên tai là 1,5 ha; Vì vậy, Ông A được giảm thuê SDĐNN
trên diện tích đất vượt hạn mức bị thiên tai là: (1,5 ha x 500 kg/ha x 1,2 x
50% x 80%) = 360kg.
Số thuế Ông A còn phải nộp ở xã
H là: (600 kg - 360 kg) = 240 kg.
Tổng số thuế ông A còn phải nộp
là: (300 kg + 240 kg) = 540 kg.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Lập sổ bộ thuế hàng năm:
Căn cứ sổ bộ thuế SDĐNN năm
2003, Chi cục thuế phối hợp với UBND xã, phường xác định đối tượng được miễn
thuế, đối tượng được giảm thuế từ năm 2003 trở đi để lập sổ bộ thuế như sau:
1.1. Lập sổ bộ thuế gốc để theo
dõi đối tượng được miễn thuế SDĐNN:
Sổ bộ thuế gốc được lập gồm các
chỉ tiêu: Toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ (bao gồm cả các hộ
nông, lâm trường viên xã viên HTX), xác định diện tích trong hạn mức được miễn
thuế SDĐNN, diện tích vượt hạn mức được giảm thuế đồng thời trích chuyển phần
diện tích vượt hạn mức của hộ đó sang sổ bộ thuế quy định tại điểm 1.2 dưới đây
để quản lý thu thuế.
Đối tượng thuộc diện được miễn
thuế theo sổ bộ gốc là căn cứ để theo dõi đối tượng được miễn thuế từ năm thuế
2003 đến năm thuế 2010. Đối tượng được miễn thuế chỉ phải lập hồ sơ thủ tục xét
miễn thuế SDĐNN một lần cho nhiều năm. Những năm sau, nếu đối tượng được miễn
thuế có thay đổi về căn cứ tính thuế thì tính lại số thuế được miễn và đề nghị
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định; đồng thời điều chỉnh lại sổ bộ thuế
được miễn thuế cho phù hợp.
1.2. Lập sổ bộ thuế để theo dõi
đối tượng được giảm 50% số thuế SDĐNN ghi thu hàng năm:
Đối tượng có diện tích đất sản
xuất nông nghiệp vượt hạn mức, đối tượng không phải là hộ nông dân, tổ chức
kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
đơn vị lực lượng vũ trang và đơn vị hành chính, sự nghiệp đang quản lý, sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp lập riêng sổ thuế SDĐNN (trừ diện tích đất sản xuất
nông nghiệp của Nông, Lâm trường, HTX đã giao khoán cho hộ nông, lâm trường
viên, xã viên HTX đã lập sổ thuế theo điểm 1.1 nêu trên). Căn cứ sổ thuế này để
thực hiện thu nộp thuế, chấm bộ khi thu thuế và xét miễn, giảm thuế hàng năm
theo quy định hiện hành.
2. Đối với hộ nông, lâm trường
viên, xã viên HTX nhận đất khoán ổn định của Nông trường, Lâm trường thực hiện
như sau:
Căn cứ từng hợp đồng giao khoán
về diện tích đất, hạng đất và số thuế SDĐNN ghi thu hàng năm để từng hộ tự kê
khai. Từng hộ được phát tờ khai tính thuế SDĐNN như đối với hộ nông dân. Cơ
quan thuế phối hợp với các Nông, Lâm trường để kiểm tra đối chiếu tờ khai tính
thuế của từng hộ và đưa vào sổ bộ thuế gốc làm căn cứ xét và trình quyết định
miễn, giảm thuế trực tiếp đến từng hộ nộp thuế.
3. Đối với hộ góp ruộng đất vào
thành lập HTX sản xuất nông nghiệp, căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp của từng hộ (nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất thì căn cứ vào kê khai của tùng hộ khi ra nhập HTX có xác nhận của UBND xã)
để lập sổ bộ thuế gốc theo quy định tại điểm 1, Mục này.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm
quyền quyết định miễn, giảm thuế SDĐNN được thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Đối với hộ nộp thừa thuế
SDĐNN của năm 2003 và các năm trước (nếu có) thì số thuế nộp thừa được chuyển
trừ vào số thuế phải nộp của năm sau hoặc được ngân sách tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hoàn trả. Việc hoàn trả tiền thuế SDĐNN nộp thừa được thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 68/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính.
Những hộ còn nợ đọng thuế SDĐNN
không thuộc diện được xoá nợ thuế, miễn giảm thuế theo các quy định của pháp luật
hiện hành thì Cục thuế tỉnh, thành phố tiếp tục tổ chức thu nộp thuế đảm bảo
tính công bằng giữa những người nộp thuế và tính nghiêm minh của pháp luật.
6. Cán bộ thuế, cá nhân lợi dụng
chức vụ quyền hạn thu thuế sai chính sách, chế độ; ra các quyết định giảm, miễn
thuế SDĐNN không đúng thẩm quyền, trái các quy định của pháp luật gây thiệt hại
cho Nhà nước, cho hộ nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ
vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tư này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Việc xét, quyết định miễn,
giảm thuế SDĐNN theo quy định tại Thông tư này được thực hiện từ năm thuế 2003
đến năm thuế 2010. Các quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn về miễn, giảm thuế
trái với quy định của Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Thông tư
này.