TỔNG
CỤC BƯU ĐIỆN
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1-74
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 08 năm 1974
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI CÁC LOẠI ĐIỆN BÁO TRONG NƯỚC, BỔ SUNG MỘT
SỐ
CÔNG VỤ ĐẶC BIỆT VÀ ĐIỀU CHỈNH THỨ TỰ CHUYỂN ĐIỆN BÁO
Thi hành Điều lệ thông tin điện
báo ban hành kèm theo nghị định số 94-CP ngày 7-5-1973 của Hội đồng Chính phủ về
các điều 6, 7, 8, 28, 29 và 42, Tổng cục quy định như sau.
I. SỬA ĐỔI
CÁC LOẠI ĐIỆN BÁO TRONG NƯỚC
Điều lệ thông tin điện báo chia
điện báo trong nước thành 7 loại, trong đó có 2 loại mới:
- Điện báo khí tượng, thuỷ văn,
- Điện báo công,
và 5 loại cũ:
- Điện báo nghiệp vụ,
- Điện báo báo chí,
- Điện báo tư,
- Điện báo tư,
- Điện báo chuyển tiền,
- Điện báo chúc khánh.
Cách sử dụng, xử lý các loại điện
báo cũ vẫn theo quy định của thể lệ thủ tục điện báo (1971). Thông tư này chỉ
quy định cách sử dụng, xử lý những loại điện báo mới như sau:
1. Điện báo
khí tượng, thuỷ văn
Điện báo khí tượng, thuỷ văn thực
chất gồm 2 loại:
- Điện báo khí tượng,
- Điện báo thuỷ văn.
a) Điện báo khí tượng.
Tất cả điện báo quan trắc khí tượng,
báo thời tiết,gió mùa, bão - kể cả điện báo mang ký hiệu BATHK, MMMMM, BBBBB,
TEMP, điện báo mang ký hiệu BB hay TYPHN (trước đây xếp vào loại cấp cứu 4) và
điện báo mang ký hiệu KSAGM (trước đây xếp vào loại chính vụ 3) từ nay đều xếp
chung vào loại điện báo khí tượng. Loại đề là OBS, đều nhất loạt chịu cước mỗi
từ 0,06đ (sáu xu/từ) đều được xử lý ưu tiên không trì hoãn.
Tuy nhiên để tiện việc xử lý -
nhất là trên đường điện - , Tổng cục quy định thêm:
- Những điện báo mang ký hiệu
BATHK, AERO BATHK, PILOT, MMMMM, BBBBB, BB hay TYPHN và những điện báo của các
trạm khí tượng trọng điểm cung cấp số liệu quan trắc cần thiết cho việc tổng hợp
tình hình thời tiết trao đổi với các cơ quan khí tượng nước ngoài, từ nay dùng
loại đề OBS/1; OBS/1 được nhắc lại ở cuối mào đầu coi như chú dẫn nghiệp vụ miễn
cước. Những điện báo khí tượng này phải được xử lý ưu tiên tuyệt đối, bảo đảm
thời hạn khống chế tối đa hai mươi phút (20’) kể từ lúc gửi cho đến lúc phát
xong cho cơ quan nhận.
- Những điện báo khí tượng khác
kể cả điện báo mang ký hiệu TEMP, KSAGM và SYNOP - từ nay dùng loại đề OBS,
cũng phải được xử lý hết sức nhanh chóng, bảo đảm thời hạn khống chế tối đa một
giờ kể từ lúc gửi cho đến lúc phát xong cho cơ quan nhận.
b) Điện báo thuỷ văn
Tất cả điện báo cáo lượng mưa, mực
nước triền sông (trước đây xếp vào loại chính vụ 3), từ nay đều xếp chung vào
loại điện báo thuỷ văn, loại đề là TV, đều nhất loạt chịu cước mỗi từ 0,06đ
(sáu xu/từ) và đều được xử lý ưu tiên không trì hoãn.
Tuy nhiên, để tiện việc xử lý -
nhất là trên đường điện, - Tổng cục quy định thêm:
- Những điện báo của cơ quan thuỷ
văn trung ương cấp tình hình mực nước các triền sông cho các tỉnh trọng điểm và
những điện báo của các trạm thuỷ văn ưu tiên 1 cung cấp tình hình mực nước triền
sông cho cơ quan thuỷ văn trung ương, từ nay dùng loại đề TV/1; TV/1 được nhắc
lại ở cuối mào đầu, coi như chú dẫn nghiệp vụ miễn cước. Những điện báo thuỷ
văn này phải được xử lý với mức độ ưu tiên ngang với OBS/1 (hai mươi phút).
- Những điện báo thuỷ văn khác từ
nay dùng loại đề TV và phải được xử lý với mức độ ưu tiên ngang với OBS (một giờ
đồng hồ).
2. Điện báo
công
Tất cả điện báo an toàn quốc
gia, cấp cứu, chính vụ và phổ thông cũ, từ nay đều xếp chung vào loại điện báo
công. Tuỳ tính chất khẩn cấp của việc cần giải quyết, điện báo công được dùng một
trong ba mức độ ưu tiên từ thấp đến cao:
- Khẩn,
- Thượng khẩn,
- Hoả tốc
quy định ở mục II tiếp theo đây.
Từ nay bãi bỏ loại điện báo
phòng không.
II. BỔ SUNG MỘT
SỐ CÔNG VỤ ĐẶC BIỆT
Điều lệ thông tin điện báo quy định:
- Về mức độ ưu tiên, thêm 2 công
vụ mới: Hoả tốc và Thượng khẩn.
- Về cách phát, thêm 1
công vụ mới: Phát tận tay.
Cách sử dụng, xử lý các công vụ
vẫn theo quy định của thể lệ, thủ tục điện báo (1971). Thông tư này chỉ quy định
cách sử dụng, xử lý những công vụ mới và bổ sung một số điểm cần thiết về công
vụ khẩn, như sau:
1. Công vụ
đặc biệt Hoả tốc.
Công vụ này chỉ được dùng cho điện
báo công trong nước mà nội dung có tính chất hết sức cấp bách thuộc về an
toàn quốc gia, khẩn cấp quân sự, cấp cứu hay bảo vệ sinh mạng, cấp cứu hay bảo
vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể hay của nhân dân, giới hạn trong những vấn
đề cụ thể sau đây:
- Cấp báo tin vỡ đê, chỉ đạo hàn
đê: cấp báo tin bão khẩn cấp, mức nước ở mức báo động 3 trở lên, chỉ đạo chống
bão lụt trong trường hợp này;
- Cấp báo tin địch đổ bộ, nhảy
dù, tin biệt kích, thổ phỉ, chỉ đạo tác chiến, điều động binh lực, khí tài chiến
đấu trong trường hợp này;
- Xin cấp cứu, chỉ đạo cấp cứu
khi xảy ra thiên tai, địch hoạ, tai nạn uy hiếp nghiêm trọng sinh mạng của nhân
dân, tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân;
- Điều độ đường bay; điều độ
năng lượng; điều độ thuyền, tàu xe ở các bến cảng, bến phà, bến xe, nhà ga, đầu
cầu trong thời chiến; chỉ đạo bốc dỡ hàng hóa chiến lược; chỉ đạo sửa chữa đường
điện cao thế hư hỏng nặng.
Điện báo công Hoả tốc dùng loại
đề HT: phải ghi trước địa chỉ chú dẫn nghiệp vụ trả cước Hoả tốc (một từ trả cước);
phải được chấp nhận chuyển, phát ngay bất cứ ngày đêm, bảo đảm thời hạn khống
chế tối đa bốn giờ đồng hồ (4g), kể từ lúc gửi cho đến lúc phát xong cho cơ
quan nhận ở trong khu vực phát điện báo. Nhưng nếu cơ quan nhận ở ngoài khu vực
phát điện báo, thì cần phân biệt hai trường hợp:
a) Trường hợp cơ quan nhận có
máy điện thoại thuê riêng, cơ sở bưu điện đến phải tranh thủ phát ngay bằng điện
thoại, sau đó phát bằng đường thư, ghi nợ cước phu Phát bằng điện thoại
cho cơ quan nhận hoặc làm thủ tục để cơ sở bưu điện gốc thu ở cơ quan gửi nếu
cơ quan nhận không chịu trả. Thời hạn khống chế trên đây được tính kể từ lúc gửi
điện báo HT cho đến lúc phát xong bằng điện thoại cho cơ quan nhận.
b) Trường hợp cơ quan nhận không
có máy điện thoại, cơ sở bưu điện đến phải cho thuê phát ngay và ghi nợ cước phụ
Thuê phát cho cơ quan nhận hoặc làm thủ tục để cơ sở bưu điện gốc thu ở cơ quan
gửi nếu cơ quan nhận không chịu trả. Thời hạn khống chế trên đây được cộng thêm
khoảng thời gian cần thiết để chạy trên đoạn đường ngoài khu vực phát cho đến
cơ quan nhận.
Điện báo công hoả tốc có giá cước
riêng do Tổng cục thông báo sau; trong khi chờ đợi, các cơ sở tính theo giá cước
điện báo khẩn (0,12đ/từ).
2. Công vụ
đặc biệt Thượng khẩn.
Công vụ này chỉ được dùng cho điện
báo công trong nước mà nội dung có tính chất cấp bách, có thể thuộc các
lĩnh vực an toàn quốc gia, khẩn cấp quân sự, cấp cứu hay bảo vệ nhân mạng, tài
sản (nhưng về trường hợp cụ thể thì không cấp bách bằng điện báo Hoả tốc) hoặc
cũng có thể thuộc các lĩnh vực lợi ích công cộng cấp bách khác, giới hạn trong
những vấn đề cụ thể sau đây:
- Chỉ đạo chống bão lụt trong
trường hợp có bão gần từ cấp 8 trở xuống hoặc bão xa từ cấp 9 trở lên; trường hợp
mực nước ở mức báo động 1, 2;
- Chỉ đạo tiêu, nước;
- Chỉ đạo vớt cá bột;
- Báo cáo số liệu thống kê kinh
tế tài chính;
- Chỉ đạo kiểm tra hành chính,
quản lý thị trường;
- Giải quyết công việc khẩn cấp
về trị an.
Điện báo công Thượng khẩn dùng loại
đề TK phải ghi trước địa chỉ chú dẫn nghiệp vụ trả cước Thượng khẩn (một từ trả
cước); phải được chấp nhận, chuyển, phát ngay bất cứ ngày đêm bảo đảm thời hạn
khống chế tối đa sáu giờ đồng hồ (6g), kể từ lúc gửi cho đến lúc phát xong cho
cơ quan nhận ở trong khu vực phát điện báo. Nếu cơ quan nhận ở ngoài khu vực
phát điện báo, cơ sở bưu điện đến cũng phải xử lý theo cùng thể thức phát điện
báo Hoả tốc quy định ở tiết 1 trên đây.
Điện báo công Thượng khẩn có giá
cước riêng do Tổng cục thông báo sau; trong khi chờ đợi, các cơ sở tính theo
giá cước điện báo khẩn (0,12đ/từ).
3. Công vụ đặc
biệt Khẩn
Ngoài những quy định về sử dụng,
xử lý công vụ này ở tiết 2 chương IX. Thể lệ thủ tục điện báo (1971) trừ các điều
297 và 298, Tổng cục bổ sung những điểm sau đây:
Điện báo khẩn các loại trong nước
và ngoài nước được chấp nhận và chuyển đi bất cứ ngày đêm nhưng chỉ phát từ
06g00 đến 23g00 (xem mục III thông tư điện chính số 6/73); phải được xử lý
nhanh, bảo đảm thời hạn khống chế tối đa mười hai giờ đồng hồ (12g) kể từ lúc gửi
cho đến lúc phát xong cho người nhận ở trong khu vực phát điện báo. Nếu cơ sở
bưu điện đến nhận điện báo trong khoản thời gian từ 23g00 đến 06g00 hôm sau (thời
gian nghỉ phát điện báo khẩn), thời gian khống chế nói trên được cộng thêm khoảng
thời gian từ lúc nhận bức điện báo ấy đến 06g00 hôm sau.
Tuỳ người gửi, điện báo Khẩn gửi
cho người nhận ở ngoài khu vực phát điện báo có thể dùng hay không dùng công vụ
Thuê phát (XPx). Điện báo Khẩn ấy dù không dùng công vụ Thuê phát vẫn được ưu
tiên trên đường điện nhưng phát bằng đường thư, trừ điện báo công Khẩn dù có
chú dẫn XPx hay không, cơ sở bưu điện đến cũng phải thuê người đi phát ngay
trong khoảng thời gian phát điện báo Khẩn (từ 06g00 đến 23g00), và ghi nợ cước
phụ Thuê phát cho cơ quan nhận hoặc làm thủ tục để cơ sở bưu điện gốc thu ở cơ
quan gửi trong trường hợp cơ quan nhận không chịu trả.
Khi có thuê phát, thời hạn khống
chế trên đây được cộng khoảng thời gian cần thiết để chạy trên đoạn đường ngoài
khu vực phát cho đến người hoặc cơ quan nhận. Trong trường hợp cơ quan nhận có
máy điện thoại thuê riêng thì cơ sở bưu điện đến phải xử lý giống như quy định ở
điểm a tiết 1 trên đây.
Điện báo công Khẩn dùng loại đề
CDK.
4. Công vụ đặc
biệt Phát tận tay.
Công vụ này chỉ được dùng cho điện
báo công, tư trong nước, điện báo chuyển tiền có tin tức kèm theo, điện báo quốc
vụ, điện báo từ ngoài nước. Điện báo Phát tận tay chỉ được gửi cho cá nhân ở
nhà riêng trong khu vực phát điện báo; không chấp nhận gửi cho chức vụ hoặc cá
nhân ở tổ chức, cơ quan. Trong quan hệ với nước ngoài, chỉ chấp nhận gửi đi những
nước có mở công vụ này (xem mục 3 phần II, thông tư điện chính số 7/73).
Trước địa chỉ, phải ghi chú dẫn
nghiệp vụ trả cước MP (một từ trả cước); họ tên người nhận phải đầy đủ, rõ
ràng, nếu cần phân biệt nam hay nữ phải ghi thêm chữ ông, bà, anh, chị… (hoặc một
từ nước ngoài tương đương).
Trước khi cho đi phát, để lưu ý
người đi phát và người nhận, cơ sở bưu điện đến phải ghi rõ Phát tận tay trên địa
chỉ điện báo hoặc trên phong bì đựng điện báo ấy.
Điện báo Phát tận tay phải được
phát trực tiếp và dùng cho người có họ tên ghi trên địa chỉ; nếu không quen biết,
người đi phát phải hỏi kỹ có đúng đối tượng mới được phát. Người nhận phải ghi
rõ họ tên mình kèm theo chữ ký ở biên lai nhận điện báo.
Điện báo Phát tận tay phải chịu
thêm cước phụ Phát tận tay do Tổng cục thông báo sau; trong khi chờ đợi, các cơ
sở không thu khoản cước phụ này mà chỉ thu cước 1 từ về chú dẫn nghiệp vụ trả
cước MP.
Một bức điện báo đã dừng công vụ
Lưu ký rồi (TR, GP hoặc GPR) thì không cần thiết dùng thêm công vụ Phát tận tay
nữa. Nhưng nếu người gửi muốn dùng cả 2 công vụ thì bưu điện vẫn chấp nhận và
tính cả 2 khoản cước phụ ấy (Trong khi chờ đợi Tổng cục thông báo cước phụ Phát
tận tay thì chỉ thu cước phụ Lưu ký và cước 1 từ về chú dẫn MP).
III. ĐIỀU CHỈNH
THỨ TỰ CHUYỂN ĐIỆN BÁO
Do việc sửa chữa các loại điện
báo trong nước, Tổng cục điều chỉnh thứ tự chuyển điện báo như sau:
1. Điện báo khí tượng trong nước
mang ký hiệu BATHK, AERO BATHK, PILOT, MMMMM,
BBBBB, BB hay TYPHN hoặc cung cấp số liệu liên quan trắc cần thiết cho việc
trao đổi với nước ngoài (OBS/1); điện báo thuỷ
văn trong nước về mực nước triền sông của cơ quan thuỷ văn trung ương gửi các tỉnh
trọng điểm hoặc của các trạm thuỷ văn ưu tiên 1 gửi cơ quan thuỷ văn trung ương
(TV/1); điện báo an toàn nhân mạng ngoài nước (SVH); điện báo công Hoả tốc
trong nước (HT);
2. Điện báo an toàn hàng không
ngoài nước (AFTN hay AVION); điện báo nghiệp vụ ngoài nước về đường điện quốc tế
hư hỏng nghiêm trọng (ADG); điện báo công Thượng khẩn trong nước (TK);
3. Điện báo quốc vụ ưu tiên
ngoài nước (S); điện báo quan sát vũ trụ ngoài nước (OBSP); điện báo khí tượng
ngoài nước và trong nước (OBS); điện báo thuỷ
văn trong nước (TV);
4. Điện báo khẩn các loại: điện
báo nghiệp vụ ngoài nước (bao gồm A Urgent, ST, RST); điện báo công trong nước
(CDK); điện báo nghiệp vụ trong nước (bao gồm AK, ST, RST, ADG, ADK); điện báo
báo chí trong nước (BCK); điện báo tư ngoài nước (Urgent); điện báo báo
chí ngoài nước (Urgent Presse); điện báo tư trong nước (TDK); điện báo chuyển
tiền trong nước (DCTK);
5. Điện báo thường các loại: điện
báo quốc vụ ngoài nước không ưu tiên (F); điện báo nghiệp vụ ngoài nước (bao gồm
A, CR); điện báo công trong nước (CD); điện báo nghiệp vụ trong nước (bao gồm
A, CR, A báo trả TCT, DCT
); điện báo báo chí trong nước (BC); điện báo tư ngoài nước; điện báo báo chí
ngoài nước; điện báo tư trong nước (TD); điện báo chuyển tiền trong nước (DCT);
6. Điện báo thư quốc vụ (LTF);
điện báo thư (LT); điện báo chúc khánh (SLT);
Thông tư này có hiệu lực từ 0g00
ngày 1 tháng 10 năm 1974.
Những quy định trước đây trái với
thông tư này đều bãi bỏ.
|
K.T
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
TỔNG CỤC PHÓ
Nguyễn Văn Đạt
|