Thông tư 09-TTLB năm 1958 quy định phụ cấp khu vực do Bộ Nội Vụ- Bộ Lao Động ban hành

Số hiệu 09-TTLB
Ngày ban hành 17/04/1958
Ngày có hiệu lực 02/05/1958
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động,Bộ Nội vụ
Người ký Nguyễn Văn Tạo,Tô Quang Đẩu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09-TTLB

Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH PHỤ CẤP KHU VỰC

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

Các Ông Chủ tịch Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh.
Các vị Bộ trưởng các Bộ.

 

Nghị định số 182-TTg ngày 07 tháng 04 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định các điều khoản về việc cải tiến chế độ tiền lương cho cán bộ, công nhân, nhân viên các xí nghiệp Nhà nước. Điều 7 của nghị định đã quy định nguyên tắc về phân định khu vực và giao quyền hạn cho Liên bộ Nội vụ - Lao động quy định cụ thể việc thi hành.

Liên bộ ra thông tư này nhằm giải thích và quy định cụ thể các địa phương và các cơ sở sản xuất vào các khu vực được hưởng định xuất phụ cấp và cách tính hưởng phụ cấp.

I. – Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP KHU VỰC

Hiên nay, phụ cấp khu vực có 3 tỷ lệ 6%, 13% và 20% cho một số địa phương miền rừng núi, cùng với việc tăng lương theo tỷ lệ 5%, 8% và 12% có phân biệt và chiếu cố một số thành thị và khu công nghiệp tập trung, đã hình thành 10 khu vực lương khác nhau, chênh lệch chưa hợp lý; một số vùng rừng núi hẻo lánh có nhiều khó khăn như biên phòng, hải đảo và một số khu vực công nghiệp tập trung được chiếu cố thích đáng.

Việc quy định phụ cấp khu vực lần này nhằm cải tiến thêm một bước chế độ phụ cấp khu vực cần thiết, nâng thêm tỷ lệ cho một số vùng biên giới thật khó khăn và một số khu vực cần thiết, nâng thêm tỷ lệ cho một số vùng biên giới thật khó khăn và một số khu vực công nghiệp tập trung giảm bớt một phần những bất hợp lý hiện tại và tạo điều kiện chuẩn bị tiến tới xây dựng các khu vực lương sau này được hợp lý hơn.

Chủ trương cải tiến chế độ phụ cấp khu vực trên đây không ngoài mục đích thực hiện dần nguyên tắc “phân phối theo lao động”. Tiền lương của công nhân viên ở các vùng có hoàn cảnh sinh hoạt khó khăn được chiếu cố nhiều hơn, giúp thêm điều kiện để giải quyết khó khăn trong sinh hoạt và công tác của công nhân viên ở một số nơi cần thiết. Vì vậy, chế độ phụ cấp khu vực có tác dụng nhất định trong việc ổn định tư tưởng, đoàn kết nội bộ công nhân viên, khuyến khích công nhân viên hăng hái đến công tác tại những nơi khó khăn và những vùng công nghiệp quan trọng.

Trong lần cải tiến này, nhiều chỗ bất hợp lý của chế độ phụ cấp khu vực cũ đã được giải quyết một phần, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn của ta hiện nay, cũng còn một số vấn đề tồn tại, sau này sẽ tiếp tục nghiên cứu giải quyết dần để ngày một hợp lý hơn.

II. – NGUYÊN TẮC QUY ĐỊNH KHU VỰC

Nghị định của Thủ tướng phủ đã quy định rõ việc phân chia và điều chỉnh khu vực dựa vào 3 yếu tố sau đây sẽ quyết định: điều kiện công tác khó khăn, xa xôi, khí hậu xấu; điều kiện sinh hoạt khó khăn, vật giá đắt đỏ có tính chất thường xuyên sự cần thiết khuyến khích nhiều người vào làm việc tại các khu vực công nghiệp quan trọng.

Điều kiện công tác khó khăn, xa xôi, khí hậu xấu ở đây là những điều kiện thiên nhiên như địa lý rộng, rừng núi hiểm trở, những vùng hẻo lánh, đường sá đi lại khó khăn, khí hậu độc, hoặc rét lạnh nhiều,v.v… cán bộ, công nhân viên đến đây công tác thường gặp nhiều khó khăn.

Điều kiện sinh hoạt khó khăn, vật giá đắt đỏ có tính chất thường xuyên là những nơi có những nhu cầu về sinh hoạt xã hội (ăn mặc, ở và một số chi tiêu khác) như nhà ở khó khăn, điện nước, tiền vệ sinh, phương tiện đi lại, v.v… ở các thành phố lớn đặc biệt khó khăn hơn ở các nơi khác; vật giá đắt đỏ do hoàn cảnh sản xuất của địa phương không đủ cung cấp phải vận tải ở nơi xa đến nên đắt đỏ có tính chất thường xuyên, cần phân biệt khác với tình trạng vật giá đắt đỏ có tính chất đột xuất trong một thời gian do ảnh hưởng của công tác quản lý thị trường chưa được chặt chẽ.

Khu vực công nghiệp quan    trọng, cần khuyến khích nhiều người làm việc là những vùng có nhiều xí nghiệp tập trung, những vùng khai thác lớn hoặc những vùng mới khai thác cần thu hút nhiều công nhân viên ở nơi khác đến đó làm việc.

Khi cân nhắc sắp xếp các địa phương và các xí nghiệp vào các khu vực phải nhìn chung cả 3 yếu tố kể trên, cân nhắc những điều kiện thuận lợi và điều kiện khó khăn không nên chỉ nhìn khó khăn mà quên thuận lợi hoặc chỉ nhìn thấy khó khăn của địa phương mình mà không thấy khó khăn của địa phương khác. Yếu tố chủ yếu cần chiếu cố là những nơi điều kiện công tác khó khăn, những vùng xa xôi, hẻo lánh nhiều. Căn cứ vào 3 yếu tố trên đồng thời có chiếu cố đến tình hình phụ cấp khu vực hiện tại để giải quyết tương đối thỏa đáng trong lần cải tiến tiền lương này.

III. – QUY ĐỊNH CỤ THỂ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐƯỢC HƯỞNG PHỤ CẤP KHU VỰC

Căn cứ vào các yếu tố và nguyên tắc kể trên, căn cứ vào ý kiến tham góp của Ủy ban Hành chính các địa phương và các Bộ, sau khi xét quan hệ và lợi ích chung, Liên Bộ quy định danh sách các địa phương và các cơ sở sản xuất sau đây được hưởng phụ cấp khu vực:

1. Khu vực đặc biệt: được hưởng định xuất phụ cấp bằng 35% lương cấp bậc gồm có:

- Đảo Bạch long vĩ, Đảo Long châu (Hải phòng).

- Một số vùng biên giới hẻo lánh và một số đồn trạm biên phòng ở các vùng cao thuộc các châu Mường tè, Sinh hồ, Phong thổ, thuộc Khu Tự trị Thái Mèo v.v…

2. Khu vực 1: được hưởng định xuất phụ cấp bằng 25% lương cấp bậc gồm có:

- Đảo Cô tô (Hải Ninh).

- Các châu Mường Tẻ, Sinh hồ, Tửa chùa, Mu-cang-chai (Khu Tự trị Thái Mèo)

- Huyện Hoàng su phi và Đồng văn (Hà giang)

- Huyện Tương Dương (Nghệ An)

[...]