Nghị định 58-LĐ-LB năm 1956 về việc ấn định phụ cấp đặc biệt cho công nhân, nhân viên các đoàn và đội công tác địa chất, khảo sát cầu đường và điều tra rừng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 58-LĐ-LB
Ngày ban hành 30/04/1956
Ngày có hiệu lực 01/03/1956
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động,Bộ Nội vụ,Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Văn Tạo,Phan Kế Toại,Trịnh Văn Bính
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58-LĐ-LB

Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 1956 

 

NGHỊ ĐỊNH LIÊN BỘ

ẤN ĐỊNH PHỤ CẤP ĐẶC BIỆT CHO CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN CÁC ĐOÀN VÀ ĐỘI CÔNG TÁC ĐỊA CHẤT, KHẢO SÁT CẦU ĐƯỜNG VÀ ĐIỀU TRA RỪNG

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Chiếu sắc lệnh số 77-SL và 76-SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 ấn định quy chế công nhân và quy chế công chức giúp việc Chính phủ.

Chiếu Nghị định số 656-TTg ngày 30 tháng 13 năm 1955 của Thủ tướng Chính phủ ấn định chế độ lương cho công nhân, nhân viên các xí nghiệp Chính phủ, doanh nghiệp quốc gia và các cơ quan Chính phủ.

Để chiếu cố đến hoàn cảnh công tác đặc biệt của những công nhân, nhân viên trong các đoàn, đội công tác ở miền rừng, núi.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Các đoàn thăm dò địa chất thuộc Bộ công nghiệp, đoàn khảo sát cầu đường thuộc Bộ Giao thông Bưu điện, đội điều ra trừng thuộc Bộ nông lâm được dự trữ hàng tháng một khoản tiền để phụ cấp thêm cho công nhân và nhân viên trong thời gian công tác ở miền rừng núi. Phụ cấp đặc biệt hàng tháng cho mỗi người bằng 20% lương bản thân.

Điều 2. – Công nhân và nhân viên được hưởng phụ cấp đặc biệt nói ở điều 1 sẽ không được hưởng phụ cấp khu vực ấn định cho các khu vực ấy (nếu có).

Khi nào công nhân và nhân viên trở về trung du và đồng bằng sau khi hết khu vực, hoặc tạm thời được điều động về trung du hay đồng bằng công tác hay nghỉ bồi dưỡng sức khỏe ở trung du hay đồng bằng trên một tháng, thì không được hưởng phụ cấp đặc biệt nói ở điều 1.

Điều 3. – Nếu trụ sở làm việc của đoàn hay đội đóng một chỗ ở miền rừng núi trên ba tháng thì những công nhân và nhân viên thuộc bộ phận hành chính quản trị của đoàn và đội (kế toán, đánh máy, văn thư, cấp dưỡng, y tá, liên lạc, v.v…) không được hưởng phụ cấp đặc biệt nói ở điều 1, mà chỉ được hưởng phụ cấp khu vực ấn định cho khu vực ấy (nếu có).

Trường hợp đặc biệt, nếu ở một chỗ quá ba tháng nhưng thuộc vào một vùng xa dân cư, việc tiếp tế có nhiều trở ngại và điều kiện sinh hoạt khó khăn thì sau khi có sự thỏa thuận của 3 Bộ Tài chính, Nội vụ, Lao động. Bộ sở quan sẽ quyết định cho những công nhân và nhân viên thuộc Bộ phận hành chính quản trị nói trên được hưởng phụ cấp đặc biệt nói ở điều 1.

Điều 4. – Những ngày đi công tác lưu động trong rừng để làm nhiệm vụ công nhân và nhân viên (kể cả lao động thường và nhân viên hành chính quản trị) được hưởng một khoản phụ cấp công tác tỉnh như sau:

- 300 đ một ngày

- 150 đ nửa ngày.

- Đi lưu động từ trên 4 tiếng đến 8 tiếng được tính một ngày.

- Đi lưu động từ 2 đến 4 tiếng được lĩnh nửa ngày.

- Dưới hai tiếng không tính.

Điều 5. – Khi về công tác ở miền trung du hay đồng bằng (thí dụ: về Trung ương báo cáo thỉnh thị, dự hội nghị, v.v…) công nhân và nhân viên được hưởng phụ cấp đi đường theo thể lệ hiện hành, và không hưởng phụ cấp nói ở điều 4.

Điều 6. – Tất cả công nhân và nhân viên các đội và đoàn công tác ở miền rừng núi, trong thời gian công tác được hưởng tiêu chuẩn thuốc phòng và chữa bệnh 11.000đ mỗi người một năm.

Ngoài các thứ thuốc thông thường cấp theo tiêu chuẩn nói trên, Bộ sở quan được trang bị những thứ thuốc cần thiết (như thuốc chữa nọc rắn, chữa sai chân tay khi trượt ngã, v.v…) và các vật dụng y tế thông dụng (như kim tiêm, bốc, v.v...) cho các đoàn công tác nói trong Nghị định này.

Những thứ thuốc và vật dụng y tế cần thiết sẽ do Bộ Y tế quy định.

Điều 7. – Đối với một số nghề xét cần có những trang bị riêng trong khi làm việc (như giầy, bốt, găng tay, kính, mũ sắt, v.v…) Bộ sở quan mua sắm phát cho công nhân và nhân viên sử dụng trong khi làm việc, sau khi đã có sự thỏa thuận của Bộ Tài chính và Bộ Lao động.

Những đồ trang bị trên coi như là tài sản quốc gia.

Điều 8. – Nghị định này thi hành kể từ 01 tháng 3 năm 1956

Điều 9. – Các ông Trưởng ban Thanh tra, Bộ Lao động, Giám đốc Vụ hành chính Bộ Tài chính, Giám đốc Vụ cán bộ Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban hành chính Liên khu chiếu nghị định thi hành.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Văn Bính

   BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG





Nguyễn Văn Tạo

   BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ





Phan Kế Toại

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ