Thông tư 09-LĐ/TT năm 1957 quy định về khai báo lương và các quyền lợi khác của người làm công trong các xí nghiệp tư doanh do Bộ Lao động ban hành
Số hiệu | 09-LĐ/TT |
Ngày ban hành | 01/07/1957 |
Ngày có hiệu lực | 16/07/1957 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động |
Người ký | Nguyễn Văn Tạo |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
BỘ
LAO ĐỘNG |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 09-LĐ/TT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 1957 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: |
- Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành
chính các liên khu, khu, thành phố và tỉnh |
Điều 7 của Bản điều lệ tạm thời quy định việc điều chỉnh quan hệ giữa người làm công và chủ xí nghiệp tư doanh đã quy định: “Tiền lương và các khoản phụ cấp của người làm công do người làm công và chủ xí nghiệp thương lượng mà định trong hợp đồng và báo cho cơ quan lao động biết”.
Việc khai báo về tiền lương và các quyền lợi của người làm công trong các xí nghiệp tư nhân đã được đặt thành một nguyên tắc. Bộ giải thích rõ như sau: “Người làm công và chủ xí nghiệp trên cơ sở hiểu rõ chính sách, cùng nhau thương lượng quy định tiền lương và các khoản phụ cấp, phải báo cáo cho cơ quan lao động địa phương biết và phải đợi sự chuẩn y của cơ quan lao động mới được thi hành, trái lại nếu cơ quan lao động đó xét thấy chưa được hợp lý (hoặc quá thấp, hoặc quá cao) thì sẽ góp ý kiến để 2 bên xét và thương lượng để cùng nhau thỏa thuận lại một mức lương hợp lý hơn, có lợi cho hai bên, có lợi cho sản xuất, phục vụ quốc kế dân sinh”.
Từ trước đến nay, người làm công và chủ xí nghiệp trong các xí nghiệp tư nhân chưa thi hành đúng đắn quy định trên. Bộ nhắc lại và quy định cụ thể trách nhiệm khai báo của chủ xí nghiệp tư nhân như sau:
3. - Sau khi khai báo xong, trong những trường hợp sau đây, chủ xí nghiệp phải khai lại:
a) Có sự thay đổi về tình hình lương và các quyền lợi khác của người làm công.
b) Tuyển thêm hoặc bớt người làm công (không kể người làm tạm thời).
Việc khai báo tình hình lương và các khoản phụ cấp của người làm công là một việc rất cần thiết và quan trọng. Ủy ban Hành chính các tỉnh và thành phố cần ra thông báo giải thích cho các xí nghiệp tư nhân thi hành. Các cơ quan lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc thi hành thông tư này.
Cần nhận rõ việc bắt buộc khai báo là để cho cơ quan lao động nắm vững tình hình lương bổng về phụ cấp và giúp hai bên giải quyết thỏa đáng những mắc mức có lợi cho hai bên và cho sản xuất.
Sau khi nhận được các bản khai báo của các chủ xí nghiệp, các cơ quan lao động các địa phương sẽ tổng hợp từng đợt báo cáo về Bộ.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
TÌNH HÌNH LƯƠNG TIỀN CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TRONG XÍ NGHIỆP
TƯ DOANH
(Thi hành Thông tư số 09-LĐ/TT ngày 01-07-1957 của Bộ Lao động)
1. – Tên xí nghiệp …………………………….. Cá nhân hay công ty ............................................
2. – Địa điểm ........................................................................................................................................
3. – Sản xuất gì .....................................................................................................................................
4. – Tính chất sản xuất kinh doanh (1)...................................................................................................
5. – Tên họ, địa chỉ chủ (hoặc ban quản trị) .......................................................................................